Bí Kíp Lựa Chọn Bệnh Viện Cho Mẹ Lần đầu Sinh Con-Bobby

Lựa chọn bệnh viện cơ thể mẹ

Vấn đề cơ bản khi tìm bệnh viện là chọn nơi sinh an toàn! Nếu có cả kế hoạch sinh và môi trường sinh theo yêu cầu là tốt nhất! Khi lựa chọn, hãy kiểm tra thật kỹ xem có phù hợp với mình không.

Với các bà mẹ về quê để sinh con, cũng nên thu thập thông tin xung quanh về bệnh viện gần nhà. Việc tìm hiểu các thông tin trên mạng về bệnh viện phụ sản đôi khi sẽ không chính xác. Vì thế tốt nhất là bạn nên gọi điện trực tiếp đến phòng dịch vụ hay tổng đài của bệnh viện để kiểm tra thông tin cụ thể hơn. Việc tìm hiểu thông tin từ người nhà, bạn bè và những người quen để tham khảo kinh nghiệm thực tế cũng rất quan trọng.

Các loại bệnh viện

Bệnh viện cũng có nhiều quy mô khác nhau

Bệnh viện công, bệnh viện đại học

Có trang thiết bị y tế hiện đại, nhân viên giàu kinh nghiệm nên xét về tổng thể sẽ có cảm giác an tâm hơn. Có trang bị thiết bị cấp cứu trong trường hợp xấu xảy ra như NICU (Phòng trị liệu tập trung dành cho trẻ sơ sinh). Đối với những người có bệnh mãn tính… cũng có thể an tâm vì ở đây còn có sự liên kết với các khoa khác. Tuy nhiên, ở các bệnh viện này mẹ sẽ phải chờ đến lượt khám, có khi bác sĩ khám và bác sĩ đỡ đẻ lại khác nhau, làm bạn thấy không hài lòng.

Các bệnh viện kiểu này, mẹ nên tìm hiểu trước vì có khi có bệnh viện chỉ ưu tiên cho các ca khó sinh và đôi khi còn cần cả giấy giới thiệu nữa.

Bệnh viện đa khoa

Có trên 100 giường nội trú và nhiều khoa khám bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện đa khoa cũng liên kết với các khoa khác giống như bệnh viện đại học nên có thể yên tâm, vì đáp ứng được các trường hợp có bệnh mãn tính hay được dự báo có rủi ro. Bệnh viện thuê các hộ lý từ nơi khác đến để chăm sóc cho các bà mẹ sinh thường (hệ thống mở trong bệnh viện). Tuy nhiên, gần đây ngày càng nhiều bệnh viện đóng cửa khoa nhi và khoa sản nên mẹ cần tìm hiểu thông tin trước.

Bệnh viện sản, phòng khám sản

Các cơ sở có từ 20 giường bệnh trở lên được gọi là bệnh viện, từ 19 giường trở xuống là phòng khám. Nếu là bệnh viện, có cả khoa nhi thì đa số các trường hợp, một bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm khám thai từ lần đầu cho tới lúc bạn sinh. Cũng có những cơ sở mở cả lớp học làm mẹ (làm cha mẹ), lớp thể dục, lớp học cách hít thở… như vậy quan hệ giữa mẹ với bác sĩ cũng sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.

Với trường hợp phòng khám, đa phần là chỉ có một bác sĩ nên tốt nhất mẹ nên xác nhận nửa đêm thì có bác sĩ trực hay không.

Viện hộ sinh là cơ sở có hộ lý tham gia lúc bạn sinh, chủ yếu là dành cho các bà mẹ sinh thường (số lượng ca sinh tại viện hộ sinh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ca sinh). Hộ lý không thực hiện được các nghiệp vụ như rạch âm đạo (gồm cả khâu chỉ), nên để phòng khi có vấn đề xảy ra trong quá trình sinh, cần phải kiểm tra xem ở đó có liên kết chặt chẽ với bác sĩ sản khoa làm thêm hay không.

Viện hộ sinh

Lưu ý khi lựa chọn bệnh viện

Ngoài việc tự tìm hiểu, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ và y tá.

Lưu ý 1

Có cách sinh mà mình mong muốn hay không?

Mẹ hãy thử lên kế hoạch sinh của chính mình: sinh tự nhiên, thời gian lúc sinh ngắn, sinh có tiêm thuốc tê để đỡ đau, có chồng cùng vào lúc sinh… Từ đó, xác nhận xem có phương pháp sinh theo như nguyện vọng của mình hay không.

Lưu ý 2

Có dịch vụ sau sinh như bạn muốn không?

Mẹ hãy tìm hiểu về việc chăm sóc sau sinh như: mẹ và bé nằm cùng phòng hay riêng phòng, có sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ hay không, có phương pháp chăm sóc túi kiểu “chuột túi” sau sinh hay không…?

Lưu ý 3

Có thuận tiện cho việc đi khám không?

Vì phải đi khám sản khoa và chuẩn bị cho việc nhập viện sinh, mẹ nên xem xét khoảng cách, phương tiện di chuyển có thuận tiện hay không.

Lưu ý 4

Tiện nghi có tốt không?

Khi xác định nằm viện, mẹ nên xem xét phòng mình nằm có đủ các trang thiết bị, nhà vệ sinh, phòng tắm, ăn uống có được thoải mái không… Nếu chỉ là quan sát khi tới khám thai thì cũng chưa đảm bảo được. Vì thế, hãy tìm hiểu cả trên tài liệu giới thiệu và trang web. Tùy bệnh viện, có nơi sẽ cho tham quan phòng sinh và phòng bé.

Nội dung liên quan

  • Danh sách đồ dùng chuẩn bị khi sinh và cho em bé
  • Sinh và chào đời
  • Phương pháp sinh

Trở về mục hành trình 40 tuần thai

  • Mang thai
  • Cử động thai nhi
  • Chuẩn bị lâm bồn
  • Chuẩn bị sinh
  • Hành trình 40 tuần thai
  • Sự phát triển của thai nhi

update : 19.09.2017

Thêm vào danh mục yêu thích Xóa khỏi danh mục yêu thích

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

  • Bobby Pants Sieutham S

    Tã quần Bobby siêu mỏng khô thoáng đủ size

    Size : S

  • Bobby Pants Sieutham M

    Tã quần Bobby siêu mỏng khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Bobby Pants Sieutham L

    Tã quần Bobby siêu mỏng khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Bobby Pants Sieutham XL

    Tã quần Bobby siêu mỏng khô thoáng đủ size

    Size : XL

  • Bobby Pants Sieutham XXL

    Tã quần Bobby siêu mỏng khô thoáng đủ size

    Size : XXL

  • Tã dán Bobby / 3S

    Tã dán Bobby Êm mềm khô thoáng đủ size

    Size : 3S

  • Tã dán Bobby / XS

    Tã dán Bobby Êm mềm khô thoáng đủ size

    Size : XS

  • Tã dán Bobby / S

    Tã dán Bobby Êm mềm khô thoáng đủ size

    Size : S

  • Tã dán Bobby / M

    Tã dán Bobby Êm mềm khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Tã dán Bobby / L

    Tã dán Bobby Êm mềm khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Size trước
  • Size tiếp theo

Bí quyết cho mẹ liên quan

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 24 đến 27

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 32 đến 35

  • Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Thông tin về sự thay đổi ở cơ thể người mẹ, đặc bi...

  • cơ thể mẹ

    Phương pháp sinh

  • Đón bé chào đời-Bài 3 Vỡ ối

    Chuẩn bị đón bé chào đời - Vỡ ối

    Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuẩn bị s...

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 36 đến 39

  • Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 0 đến 3

  • cơ thể mẹ

    Sức khỏe thai nhi tuần 4 đến 7

  • Thay đổi cơ thể mẹ tuần 24 đến 27

  • Trở về
  • Tiếp theo

Từ khóa » Con Bênh Viện