Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Bí kíp tan máu bầm đơn giảnTrang chủ » Dinh Dưỡng » Bí kíp tan máu bầm đơn giản Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
2 Tháng Ba, 2021

Máu bầm là một triệu chứng nhiễm trùng da do những tổn thương tác động lên da, tuy nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức. Vậy làm thế nào để tan máu bầm nhanh chóng nhất? 

1. Tại sao lại có vết máu bầm trên da

1. 1 Vết máu bầm là gì?

Vết máu bầm (hay còn gọi là chứng xuất huyết dưới da) là hiện tượng do các chấn thương làm các mạch máu nhỏ (mao mạch) bị vỡ, máu thoát ra ngoài, lại dưới da và hình thành nên các mảng bầm đen, vàng, xanh dương. Kích thước vết máu bầm có thể lớn, nhỏ tùy theo mức độ tổn thương của mạch máu.

Thông thường thì sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm qua màu xanh rồi màu vàng hoặc tình trạng bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những chỉ dấu của các bệnh lý nguy hiểm.

1.2 Nguyên nhân xuất hiện các vết máu bầm trên da

Nguyên nhân xuất hiện các vết máu bầm trên da có thể là do: Chấn thương, va chạm, do bệnh ban xuất huyết, do thiếu vitamin, mất cân bằng nội tiết, rối loạn máu… bên cạnh đó còn có thể do việc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến da bị bầm tím.

1.3 Dấu hiệu của vết máu bầm

Các dấu hiệu thường gặp khi xuất hiện các vết máu bầm đó là:

– Xuất hiện trên da các vết màu xanh tím, ban đầu vết bầm mới có thể hơi đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu tím đậm, màu vàng, xanh lá cây.

– Nó thường xuất hiện ở các vị trí dễ bị va đập: Bầm tím ở ngón tay, bầm tím ở đầu gối, bầm tím chân, bầm tím cánh tay, mắt…

– Triệu chứng phổ biến là bầm tím và sưng đau, nếu xuất hiện các triệu chứng  khác như tê liệt vận động, nóng đỏ, chảy mủ, bầm tím lâu ngày không khỏi… bạn cần phải tới các cơ sở y tế thăm khám.

Lưu ý: Nếu các vết máu bầm thường xuyên xuất hiện với tần suất cao thì đó lại là một dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm như: Ung thư máu, Thiếu Vitamin C, K, B12, Rối loạn đông máu, Đái tháo đường,…

2. Cách làm tan máu bầm tím hiệu quả nhất

Những vết máu bầm do va chạm nhẹ là điều rất bình thường, bởi thông thường sau 2 tuần nó sẽ biến mất và tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ trên da. Những vết máu bầm nặng sẽ để lại vết thâm có thể là vĩnh viễn trên làn da của bạn nếu không được chữa trị.

Để các vết máu bầm đó biến mất nhanh chóng, hãy tham khảo ngay 7 cách làm tan máu bầm an toàn dễ thực hiện:

2.1 Tan máu bầm bằng trứng gà

Trứng gà nóng giúp làm tan máu bầm nhanh chóng

Một trong những cách phổ biến nhất hiện nay để làm tan vết máu bầm tích tụ dưới da khi bị va đập mạnh đó chính là sử dụng trứng gà. Bởi trên bề mặt của quả trứng gà có những lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi bạn lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng.

Để thực hiện thì bạn cần phải luộc chín một quả trứng gà, bóc bỏ vỏ và thực hiện lăn đi lăn lại nhiều lần trên bề mặt da bị bầm, bạn cần thực hiện đến khi nào quả trứng đó nguội thì dừng lại. Lưu ý nên thực hiện ngay khi trứng còn nóng và làm thường xuyên để vết máu bầm nhanh chóng tan hơn.

2.2 Chườm đá lạnh làm tan máu bầm lâu ngày

Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ nhanh chóng. Không chỉ giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức mà nó còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy sự sưng phồng, làm mờ đi vết máu bầm.

Hãy cùng một chiếc khăn mỏng rồi lấy vài viên đá nhỏ cho vào, rồi chườm trực tiếp lên vị trí vết máu bầm. Bạn có thể thực hiện khoảng 20 phút, thỉnh thoảng lăn đi lăn lại cho đều, chườm nước đá ở mức độ vừa phải, không để đá lưu lại qúa lâu trên da dẫn đến tình trạng phỏng lạnh cho da. Đối với những vết máu bầm lâu ngày hoặc mới bị khi sử dụng biện pháp này sẽ có tác dụng đáng kể.

Cách làm tan máu bầm bằng chườm đá lạnh.

2.3 Dùng nghệ làm mờ vết máu bầm hiệu quả

Sử dụng nghệ không chỉ làm lành vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo mà nó còn giúp làm tan máu đông tụ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau, Khi gặp phải vết máu bầm bạn hãy dùng nghệ để giải quyết vấn đề mà không lo để lại sẹo. Hãy lấy một củ nghệ tươi giã nát, pha thêm một chút phèn chua để tăng thêm tác dụng nhanh chóng loại bỏ vết bầm tím. Sau đó bạn đem đắp lên vết bầm, hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Nghệ là cách làm tan máu bầm rất hiệu quả

2.4 Các loại dầu nóng làm tan máu bầm hiệu quả

Với các loại sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, rượu thuốc… sẽ có tác dụng làm tan vết máu tụ, giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Nó có tác dụng tốt nhất khi bạn muốn làm tan máu bầm ở tay, tan máu bầm ở chân… lưu ý nó không sử dụng khi bạn muốn làm tan máu bầm ở mắt. Bạn hãy sử dụng dầu nóng để xoa bóp vị trí vết bầm, sẽ có tác dụng ngay từ lần xoa bóp đầu tiên, sử dụng đều đặn và thường xuyên các vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất. Với các vết thương hở thì chúng ta không được sử dụng dầu nóng để tránh bị đau và nhiễm trùng.

2.5 Tan máu bầm hiệu quả bằng giấm

Giấm rượu táo được biết đến khi nó giúp trị chứng viêm nhiễm vết thương, sưng tấy và các tổn thương gây nên vết bầm vô cùng hiệu quả. Đây là một phương pháp trị tan máu bầm khá được nhiều người sử dụng tại nhà. Về cách dùng thì bạn chỉ cần lấy giấm rượu táo và cắt thêm vài lát hành khô cho vào. Sau đó thoa lên vùng da bị máu bầm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng bông gòn cho thấm giấm rượu táo và thoa lên vết bầm hoặc có thể dùng giấm rượu táo đem pha với lòng trắng trứng gà rồi thoa.

2.6 Làm tan máu bầm với hành tím và muối

Hàm tím và muối là một trong bài thuốc tự nhiên đánh tan vết máu bầm quen thuộc trong gian bếp nhà bạn. Bệnh cạnh tác dụng giảm đau, hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương, chữa các bệnh về tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy. Để thực hiện làm tan vết máu bầm bạn hãy giã hoặc xay nhuyễn hành tây với một ít muối trắng, đắp lên vết thương một lớp mỏng. Sau đó dùng gạc vệ sinh quấn nhẹ lại và để qua đêm.

2.7 Bổ sung vitamin C giúp tan máu bầm nhanh chóng

Ngoài thực hiện những phương pháp điều trị ngoài da, hãy bổ sung vitamin C cần thiết từ bên trong để vết bầm mau chóng tan biến hơn nhé. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thiếu vitamin C thì thường dễ bị bầm và vết máu bầm cũng lâu lành hơn. Vì thế bị bạn bị bầm ở đầu gối, chân, tay, mắt… hay bất kỳ một vị trí nào trên cơ thể thì hãy bổ sung vitamin C. Bằng cách ăn uống nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong rau, củ, quả tươi hoặc từ viêm uống vitamin C tổng hợp.

Bổ sung vitamin C giúp tan máu bầm từ bên trong

3. Lưu ý khi làm tan máu bầm dưới da

Nếu vết bầm có những dấu hiệu sau thì cần phải đến cơ sở ý tế hoặc đi khám để bác sĩ kiểm tra:

  • Chảy mủ.
  • Sốt cao mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Đau nhức hơn, sưng lên, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ cũng đau (sau khi bầm tím).
  • Nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng tím bầm.
  • Nhất là các dấu hiệu ở vùng mắt hay kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đi khám ở bệnh viện, không tự ý chữa trị tại nhà nhé.

Nếu sau 48 giờ chỗ va đập vẫn còn đau thì bạn có thể sử dụng chườm nóng để giảm bớt đau. Hãy cùng khăn nhúng vào nước ấm và chườm lên vết thương. Với các bí kíp làm tan máu bầm là khá dễ dàng nhưng trong mọi trường hợp, bạn cần cẩn thận trước khi xử lý để đảm bảo an toàn cho da cũng như đảm bảo cách thực hiện của mình có kết quả. Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Dinh Dưỡng, Sức khỏe | Tags: máu bầm, Vitamin C

Từ khóa » Bầm đỏ Dưới Da