Bí Kíp Từ Vựng & Mẫu Câu Thuyết Trình Tiếng Anh Siêu đỉnh - TalkFirst
Có thể bạn quan tâm
Các mẫu câu thuyết trình tiếng Anh & từ vựng quan trọng là những yếu tố không thể thiếu cho một bài thuyết trình chuyên nghiệp. Để đạt hiệu quả tối đa khi thuyết trình bằng tiếng Anh, ngoài việc rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, người thuyết trình cần phải nhớ nội dung vẫn là trọng tâm.
Tương tự như nội dung, bố cục rõ ràng & mẫu câu thuyết trình mạch lạc và cách dẫn dắt hợp lý là yêu cầu không thể thiếu. Khi chuẩn bị cho bài thuyết trình, người trình bày cần phải nhớ 3 tiêu chí: mạch lạc, súc tích và có sức thuyết phục. Bài thuyết trình sẽ trở nên mạch lạc và chuyên nghiệp hơn nhiều nếu đạt 3 tiêu chí sau:
- Bố cục bài rõ ràng
- Từ nối (linking words)
- Câu chuyển (transitions)
Trong bài viết hôm nay, TalkFirst sẽ chia sẻ tới bạn các mẫu câu thuyết trình tiếng Anh & từ vựng quan trọng và những câu chuyển hữu dụng cho từng phần trong dàn bài chi tiết!
1. Thuyết trình tiếng Anh là gì?
Thuyết trình tiếng Anh là present, là quá trình sử dụng tiếng Anh để truyền tải nội dung về một chủ đề đến nhiều người nghe. Thuyết trình bằng tiếng Anh được sử dụng nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin, truyền cảm hứng đến người nghe.
2. Từ vựng cần thiết khi thuyết trình tiếng Anh
Đầu tiên, trong một bài thuyết trình, độ mạch lạc và rõ ràng đóng vai trò rất quan trọng vì người nghe rất dễ lạc trong lượng thông tin mà bạn chia sẻ. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả truyền tải thông tin cao nhất, người thuyết trình giỏi cần phải biết “dừng chiến thuật” thông qua từ nối (linking words).
HỎI: Mục đích của từ nối là gì?ĐÁP: Để cho người nghe biết loại thông tin nào sắp được trình bày.HỎI: Nên sử dụng từ nối như thế nào cho hiệu quả?ĐÁP: Như đã nói ở trên, từ nối là những điểm “dừng chiến thuật”. Chính vì vậy, khi sử dụng từ nối, người thuyết trình nên nhấn mạnh bằng cách: nói to hơn, giọng mạnh hơn, kéo dài từ. Không nên quá vội vàng mà nói lướt từ nối.
Từ nối trong thuyết trình được chia làm 7 loại như sau:
Liệt kê
– Phổ biến:
- For example
- For instance
– Ít phổ biến hơn:
- Namely“There are two problems: namely, the expense and the time.”
Thứ tự
– Phổ biến:
- Firstly/Secondly/Finally/The first point is
- Next/Lastly
Đặc biệt: Loại này được dùng sau khi người thuyết trình trình bày tới hai thứ và không muốn nhắc lại tên cụ thể của chúng lần thứ 2.
- The former, … the latter“Marketing and finance are both covered in the course. The former is studied in the first term and the latter is studied in the final term.” (the former = marketing; the latter = finance)
Thông tin mới
– Đứng đầu câu:
- In addition/Furthermore/Moreover/In addition“Marketing plans give us an idea of the potential market. Moreover, they tell us about the competition.”
- What’s more“Chrysanthemums are such beautiful flowers, and what’s more, they are very easy to grow.”
- Also“Also, we need to decide who will be going to Singapore for the international conference.”
- Apart from“Apart from Rover, we are the largest sports car manufacturer.”
- Besides“Besides, we are the largest sports car manufacturer.”
Kết quả
– Trang trọng:
- Therefore/Consequently/As a result“Our company are expanding. Therefore/So/Consequently/As a result, they are taking on extra staff.”
– Ít trang trọng:
- So
So sánh
– Phổ biến:
- Similarly“High inflation usually leads to high-interest rates. Similarly, interest rates decline when inflation is low.”
Tương phản
– Giới thiệu thông tin tương phản:
- However = But“We have failed many times; however, we still keep trying.”
- Nevertheless/Nonetheless = Anyway“The company is doing well. Nonetheless, they aren’t going to expand this year.”
– So sánh A và B:
- Whereas“Taxes have gone up, whereas social security contributions have gone down.”
Tóm tắt/Kết luận
– Đứng đầu câu:
- In short/In brief/In summary/In a nutshell/In conclusion
- To summarise/To concludeLoại này rất dễ sử dụng, người thuyết trình chỉ cần đặt trước câu kết luận là đạt hiệu quả.
Đăng Ký Liền Tay Lấy Ngay Quà Khủng
★ Ưu đãi lên đến 25% ★Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst Name Phone Course Khóa học mà bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Ứng dụng Khóa học Thuyết trình Tiếng Anh Khóa học Tiếng Anh cho dân IT Khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc Khóa học tiếng Anh phỏng vấn xin việc Khóa học Luyện thi IELTS Khóa học Luyện thi IELTS Online Đăng ký ngayĐăng Ký Liền Tay Lấy Ngay Quà Khủng
★ Ưu đãi lên đến 35% ★Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst Name Phone Course Khóa học mà bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Ứng dụng Khóa học Thuyết trình Tiếng Anh Khóa học Tiếng Anh cho dân IT Khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc Khóa học Luyện thi IELTS Khóa học Luyện thi IELTS Online Khóa học Luyện thi IELTS Writing Online Khóa học Luyện thi IELTS Speaking Online Đăng ký ngay3. Cách lập dàn ý và phát triển nội dung cho bài thuyết trình bằng tiếng Anh
Tương tự như việc viết email bằng tiếng Anh, phần thuyết trình bằng tiếng Anh cũng cần soạn trước dàn ý và nội dung để người thuyết trình có thể dễ dàng hệ thống thông tin và diễn đạt mạch lạc nhất. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài thuyết trình tiếng Anh:
Mở bài | Có hai cách để mở bài:– Truyền thống: vào thẳng vấn đề và giới thiệu những mục chính của bài thuyết trình.– Hiện đại: mở đầu bằng một câu chuyện, một vấn đề, số liệu hoặc một câu hỏi để lôi kéo sự chú ý. Sau đó mới giới thiệu nội dung chính của bài thuyết trình. |
Thân bài | Thân bài bắt buộc phải mạch lạc, ý tưởng được trình bày rõ ràng, súc tích, đầy đủ và thống nhất:Câu chủ đề gọn gàng, rõ ràngGiải thích chi tiết và logicCó dẫn chứng hoặc ví dụ chứng minh cụ thể |
Kết luận | Kết luận nên thể hiện được tổng quan của bài thuyết trình. Một phần kết luận hiệu quả phải để lại dấu ấn và người nghe phải có “sản phẩm mang về”. |
3.1. Phân tích bài thuyết trình tiếng Anh
Cũng như đối với ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và nhịp điệu của lời nói, để có nội dung tốt chúng ta cần phải học từ những người giỏi nhất hoặc phù hợp nhất. Lời khuyên của TalkFirst ở đây rất đơn giản: bạn hãy xem những bài thuyết trình của những người giỏi nhất và học cách họ trình bày ý tưởng. Trong lúc xem, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để phân tích:
- Bài thuyết trình được mở đầu như thế nào?
- Phần mở đầu gồm những nội dung gì?
- Diễn giả có giới thiệu tổng quan bài thuyết trình không?
- Phần thân bài được triển khai như thế nào? Câu chủ đề của mỗi phần là gì? Giải thích ra sao? Ví dụ hoặc dẫn chứng là gì?
- Diễn giả dùng những từ nối nào để ngắt mạch bài thuyết trình?
- Bài thuyết trình có dễ hiểu và thuyết phục không? Tại sao?
- Diễn giả kết thúc bài thuyết trình như thế nào?
Bạn có thể xem gì ở nhà để học theo?
- Ted Talks (tham khảo danh sách một số diễn giả Ted Talks hay ở Phần 1).
- Steve Jobs (ông có một phong thái giản dị nhưng bài thuyết trình luôn luôn rất hiệu quả).
- Bill Gates (ông có một kênh Youtube và thường có những bài thuyết trình ngắn về những chủ đề liên quan tới môi trường và công nghệ).
3.2. Lập dàn ý và viết câu
Một trong những vấn đề của một bài thuyết trình không hiệu quả đó là việc người thuyết trình thường nói quá dài dòng, nhiều chi tiết thừa hoặc ngược lại: ý không rõ ràng, thiếu giải thích, phân tích và ví dụ. Tại sao vậy? Vì nhiều người chỉ lập dàn ý với gạch đầu dòng sau đó sẽ cố tự triển khai ý ngay trong lúc nói. Chính vì vậy, việc lập dàn ý và viết thành câu sẽ giúp người nói chuẩn bị trước và hạn chế được việc “tự biên tự diễn” trong lúc thuyết trình.
Hãy nhớ rằng kể cả Steve Jobs cũng dành hàng giờ đồng hồ để chuẩn bị và ông luôn nắm từng chi tiết của bài thuyết trình: từng câu, từng chữ, từng chỗ ngắt câu.
Khi lập dàn ý và viết câu, bạn nên tự hỏi mình như sau:
- Câu nói này đã gọn và súc tích nhất chưa?
- Ví dụ này có hợp lý không?
- Chỗ này nên dùng từ nối nào để lôi kéo sự chú ý của người nghe?
- Ngữ pháp và từ vựng như vầy đã đủ để mang lại hiệu quả diễn đạt chưa?
- Câu này có phải là văn nói chưa? Có tự nhiên khi nói không?
3.3. Diễn tập
Quay lại câu chuyện của Steve Jobs ở mục trước, bạn có biết trước mỗi bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm mới, ông thường dành hàng giờ luyện tập trong suốt nhiều tuần để mang lại một phần trình bày “không tì vết”, ông nắm từ dấu câu, từ chi tiết trên slide thuyết trình, kể cả font chữ.
Vậy nên không có lý do gì mà bạn không diễn tập thường xuyên để biến bài thuyết trình trở thành một phần của cơ thể, một phần thói quen của mình đúng không?
Nên làm gì khi diễn tập?
- Ghi âm giọng và nghe lại để kiểm soát giọng, nhịp điệu của bài thuyết trình.
- Đứng trước gương để tự xem biểu cảm, cử chỉ và dáng đứng có tự nhiên, phù hợp với nội dung hay không.
4. Các mẫu câu thuyết trình tiếng Anh hữu ích
4.1. Phần giới thiệu
4.1.1. Dàn ý
Ở phần mở bài, bạn phải giúp người nghe chuẩn bị tinh thần cho phần thuyết trình, đặc biệt là những bài thuyết trình dài, nhiều thông tin. Phần mở bài nên trả lời được 3 câu hỏi:
- Chủ đề chính là gì? (WHAT)
- Tại sao bài thuyết trình này quan trọng? (WHY)
- Bao gồm những phần nào? (OVERVIEW)
4.1.2. Những câu chuyển hữu ích
Giới thiệu chủ đề (WHAT)
- What I’d like to present to you today is…
- As you can see on the screen, our topic today is…
- The subject/focus/topic of my presentation/talk/speech is…
- In this talk, I/we would like to concentrate on…
- In my presentation I would like to report on…
- I’m here today to present…
Giải thích lý do (WHY)
- Today’s topic is of particular interest to those of you who…
- My talk is particularly relevant to those of you who…
- By the end of this talk, you will be familiar with…
- This information will help you…
- This (topic) will be important to you because…
- After this speech, you will be able to….
Giới thiệu phần chính (OVERVIEW)
- I’ve divided my presentation into three main parts.
- In my presentation, I’ll focus on three major issues.
- We can break this area down into the following fields:…
- The subject can be looked at under the following headings:…
- This talk will cover two (main ideas) on the topic of…
- Ở phần này, bạn hãy nêu cụ thể ra thông qua những từ nối cơ bản như: First, Second, Third, Next, Finally,…
4.2. Phần nội dung chính
Ở phần nội dung chính lượng thông tin rất nhiều, vậy nên người thuyết trình cần sử dụng những câu chuyển một cách hiệu quả và hợp lý để giúp người nghe có sự chuẩn bị tốt, tránh bị lạc hoặc mất hứng thú trong bài nói.Dưới đây là cấu trúc cơ bản cho phần thân bài:
- Câu mở đầu 1 (Topic sentence 1):– Nội dung bài Câu chuyển (Transition)
- Câu mở đầu 2 (Topic sentence 2):– Nội dung bàiCâu chuyển (Transition)
- Câu mở đầu 3 (Topic sentence 3):– Nội dung bàiCâu chuyển (Transition)
Như bạn thấy ở dàn ý trên, mỗi khi kết thúc một phần và chuẩn bị sang phần mới, chúng ta phải có ít nhất là một câu chuyển. Bạn có thể tham khảo một số câu chuyển dưới đây:
Mục đích | Câu chuyển |
---|---|
Chuyển phần | – This leads directly to my next point.– Let’s now move on to/turn to…– Let’s now take a look at… |
Bên cạnh đó, trong khi triển khai ý bạn có thể sử dụng thêm những câu chuyển dưới đây để giúp bài thuyết trình của mình mạch lạc, rõ ràng và có những điểm dừng để người nghe dễ theo bài hơn.
Mục đích | Câu chuyển |
---|---|
Nhấn mạnh ý | – I’d like to look at this in a bit more detail.– Can I develop this point a bit further?– Let me elaborate on this point.– Let’s look at this problem in a bit more detail… |
Quay lại một vấn đề | – As I said/mentioned earlier, …– Let me come back to what I said before…– Let’s go back to what we were discussing earlier.– As I’ve already explained,…– As I pointed out in the first section,… |
Tóm tắt nội dung (trước khi chuyển sang phần mới) | – Before I move on, I’d like to recap the main points.– Let me briefly summarize the main issues.– I’d like to summarize what I’ve said so far… |
4.3. Phần kết luận
Phần kết bài là thông điệp cuối cùng mà người thuyết trình gửi đến người nghe. Chính vì vậy, người thuyết trình cần phải làm 2 việc quan trọng: Tóm tắt nội dung và nhấn mạnh thông điệp mà người nghe cần phải “mang về nhà”.Để kết bài gọn gàng và hiệu quả, các bạn có thể tham khảo một số câu chuyển dưới đây:
Nhắc lại thông tin
- Let me just run over/through the key points again.
- In short/In a word/In a nutshell/In brief/To sum up/To summarize, it is generally/widely accepted/argued/believed that…
- First, we looked at… and we saw that…. Then we considered… and we argued…
Gửi thông điệp
- To conclude/In conclusion, I’d like to…
- Therefore/Thus/Given this, it can be concluded that…
- We’d suggest…
- We therefore strongly recommend that…
- In my opinion, we should…
- Based on the figures we have, I’m quite certain that…
Kết thúc
- Thank you for your attention!
- Thank you for listening!
- I hope you will have gained an insight into…
- Unless anyone has anything else to add, I think that’s it. Thank you for coming.
5. Bí quyết giúp bạn có một bài thuyết trình bằng tiếng Anh chuyên nghiệp
5.1. Kiểm soát hơi thở và tốc độ nói
Đôi lúc khi thuyết trình tiếng Anh vì run nên chúng ta thường có xu hướng thở hơi gấp, phát ra tiếng khi thở hoặc nói rất nhanh (nhiều lúc chúng ta không ý thức được mình đang làm như vậy). Điều này sẽ khiến người nghe bị mất tập trung hoặc cảm thấy khó chịu, không tin tưởng vào nội dung của bài thuyết trình. Khi luyện tập tại nhà, bạn hãy thử làm như sau:
- Hít và thở chậm, đều trong suốt bài thuyết trình.
- Khi không đủ bình tĩnh, hãy ngưng nói lại và hít thở sâu.
- Nói chậm, không nói thật nhanh để cho qua bài thuyết trình.
- Kiểm tra hơi thở và tốc độ nói sau mỗi phút.
5.2. Loại bỏ ậm ừ
Một trong những lỗi mà mọi người thường gặp khi thuyết trình đó là ậm ừ rất nhiều. Tại sao lại như vậy? Vì khi thuyết trình, đôi lúc chúng ta sẽ bị bí ý và cần phải suy nghĩ xem nói gì tiếp, nhưng vì thói quen nên miệng vẫn tiếp tục phát ra những âm thanh vô nghĩa như “Uh….Um….Uh….Oh….Um”.
Để từ bỏ thói quen trên, bạn nên làm gì?
- Thu âm bài thuyết trình để tự xem tần suất ậm ừ của mình.
- Mỗi khi bạn bị bí ý hay cần suy nghĩ, hãy ngừng nói, không mở miệng.
- Nếu như vẫn còn ậm ừ, hãy thử sử dụng biện pháp mạnh: tự đánh bản thân mỗi lần “Um…Uh…Oh..”
Tóm lại, bí quyết để loại bỏ ậm ừ đó là để ý mình đang làm gì và ngừng ngay nếu thấy bản thân đang mắc lỗi, tránh nói theo bản năng. Chính vì vậy, việc kiểm soát hơi thở và tốc độ nói là rất quan trọng.
5.3. Bắt chước cách nói của người khác
Cũng giống như ở ‘Phần 1: Ngôn ngữ cơ thể’ TalkFirst đã chia sẻ, việc bắt chước một diễn giả là bài tập dễ dàng và hiệu quả nhất. Mục tiêu của bài tập này là để hình thành thói quen nên việc nghe và bắt chước liên tục là điều cần thiết; Việc này không khó, rất đơn giản nhưng cần nhiều thời gian. Vậy khi nghe bài thuyết trình của một diễn giả, bạn sẽ nên tự hỏi mình những câu sau:
- Tốc độ nói của người ta như thế nào?
- Trọng âm câu được đặt ở đâu và làm thế nào để nhấn âm?
- Vị trí của điểm dừng “chiến thuật” ở đâu và dừng bao lâu?
5.4. Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của một bài thuyết trình nói chung, hay một bài thuyết trình tiếng Anh nói riêng vì cảm xúc và sự tự tin của bạn đều được thể hiện cử chỉ (gestures), dáng đứng (posture) và cuối cùng là giao tiếp bằng mắt (eye-contact).Để bài thuyết trình tiếng Anh thành công, cái bạn phải làm được đầu tiên đó là THU HÚT SỰ CHÚ Ý của người nghe và ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn làm điều đó. Vậy như thế nào là ngôn ngữ cơ thể tự nhiên? Chúng ta cùng tham khảo bảng sau:
Cử chỉ | – Di chuyển tay tự nhiên, thoải mái– Từ tốn, không vội vàng– Cử chỉ tay có ý nghĩa, biết mình đang làm gì |
Dáng đứng | – Đứng thoải mái, không quá khép nép– Các khớp tay, chân, vai không cứng– Di chuyển một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào nội dung hoặc vị trí của người nghe |
Giao tiếp bằng mắt | – Di chuyển mắt chậm rãi, không vội vã– Nhìn vào đối tượng mình nói, tạo sự gần gũi và cá nhân hoá nội dung trình bày– Không chỉ nhìn vào một vài người, hãy luôn cố gắng nhìn càng nhiều người càng tốt, bao quát hết toàn bộ các nhóm đối tượng |
Biểu cảm khuôn mặt | – Biểu cảm tự nhiên, thoải mái giống như nói chuyện bình thường với bạn bè, đồng nghiệp– Cơ mặt thư giãn, không nhăn nhó, luôn tươi, có sức sống– Biểu cảm khuôn mặt nên thay đổi tuỳ theo nội dung hoặc câu chuyện trong bài thuyết trình |
Hy vọng với những mẫu câu và phương pháp sử dụng tiếng Anh để thuyết trình quan trọng trên, bạn sẽ tự tin thể hiện thành công phần thuyết trình của mình. Để bài thuyết trình tiếng Anh theo chủ đề của mình phong phú và hấp dẫn hơn, bạn hãy cố gắng mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh và nắm vững ngữ pháp nhé!
Bên cạnh thuyết trình bằng tiếng Anh, việc luyện những kỹ năng như giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các trường hợp trong công việc cũng như đời sống.
——————————
Tham khảo khóa học thuyết trình tiếng Anh tại Anh ngữ TalkFirst:
TalkFirst là nơi hiếm hoi dạy Thuyết trình bằng tiếng Anh (English Presentation) & Tranh luận (Debate) dành cho học viên đã có trình độ tiếng Anh cơ bản muốn cải thiện & nâng cao việc sử dụng tiếng Anh của mình vào công việc & học tập.
TÌM HIỂU KHOÁ HỌCKhoá học thích hợp cho quý học viên là người đi làm, dân văn phòng cần sử dụng tiếng Anh thường xuyên, thuyết trình tiếng Anh với đồng nghiệp/Sếp/đối tác nước ngoài & các bạn học sinh, sinh viên cần nâng level tiếng Anh.
Từ khóa » Câu Kết Bằng Tiếng Anh
-
Cách để Kết Thúc Một Bài Thuyết Trình Thật ấn Tượng (Phần 3)
-
70 Mẫu Câu Thuyết Trình Tiếng Anh Giúp Bạn Tự Tin Như Chuyên Gia
-
Thuyết Trình Bằng Tiếng Anh - Cấu Trúc Thường Dùng & Một Vài Lưu ý
-
NHỮNG MẪU CÂU GIÚP BẠN THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH NHƯ GIÓ
-
10 Cấu Trúc Câu Trong Tiếng Anh Thường Dùng Trong Thuyết Trình
-
Cách Thuyết Trình Tiếng Anh Hay, Tự Tin, Giúp Ghi điểm Tuyệt đối
-
NHỮNG CẤU TRÚC CẦN THIẾT KHI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH
-
Những Câu Nói Kết Thúc Bài Thuyết Trình Bằng Tiếng Anh
-
NHỮNG CẤU TRÚC CẦN GHI NHỚ ĐỂ THUYẾT TRÌNH TIẾNG ...
-
Những Cấu Trúc Câu Hay Cần Thiết Khi Thuyết Trình Tiếng Anh
-
Những Câu Nói Mở đầu Bài Thuyết Trình Tiếng Anh Hay
-
30 Mẫu Câu Hữu ích Trong Một Buổi Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh
-
Tổng Hợp Các Từ Dùng để Nối Cấu Trong Tiếng Anh Bạn Cần Biết