Bị Lột Và Bong Da Môi Có Sao Không? - VIETSKIN
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người cho rằng da môi bị khô, bong tróc liên tục chỉ đơn giản là do lười uống nước, cơ thể thiếu nước hoặc do thời tiết hanh khô. Tuy nhiên da môi bị lột, bong tróc nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị ngay. Vậy bị lột và bong da môi có sao không và chúng là bệnh gì?
1. Nguyên nhân khiến da môi hay bị khô nứt, bong tróc
- Viêm da môi do cháy nắng
Nếu thường xuyên ra ngoài nắng mà không có lớp dưỡng chống nắng cho môi thì môi sẽ bị khô. Lớp da ngoài cùng cố gắng thay mới nên bong ra thành từng vảy nhỏ hoặc lột cả một tảng lớn.
- Do tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc trị bệnh đường uống hoặc đường tiêm có tác dụng phụ là khiến cho cơ thể mất nước. Không chỉ mỗi môi bị khô mà cả mắt, mũi, miệng cũng luôn cảm thấy khô. Đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc trị mụn thì cảm giác môi khô và bong tróc vảy càng nhiều.
- Nấm miệng
Bị lột và bong da môi có sao không? Nhiễm nấm là một trong những nguyên nhân không thể ngó lơ. Nếu như người bệnh có khớp cắn ngược, khi ngủ thường xuyên chảy nước dãi,… có thể khiến sự phát triển của nấm bùng phát mạnh, dẫn đến nấm miệng. Nấm khiến cho vùng da quanh miệng và quanh khóe môi bị khô, nứt nẻ và thường xuyên bị bong tróc.
- Bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc
Bong tróc, lột da miệng kèm theo sưng đỏ quanh miệng có thể là biểu hiện của dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh sử dụng mỹ phẩm độc hại, chứa thành phần gây kích ứng, thậm chí là dùng kem đánh răng không rõ nguồn gốc. Đôi khi, viêm da môi cũng xảy ra khi người bệnh đang đeo niềng răng hoặc đang thực hiện các cấy ghép nha khoa.
- Bệnh lichen phẳng
Bị lột và bong da môi có sao không? Nếu hiện tượng này đi kèm triệu chứng nổi mẩn ngứa màu tím hoặc nâu trên môi thì người bệnh đã bị lichen phẳng.
>>> Xem thêm: Môi bị ngứa và khô: Khi nào cần tìm đến bác sĩ?
2. Bị lột và bong da môi có sao không, có nguy hiểm không?
Các nguyên nhân khiến cho môi bị tróc da, bong tróc kể trên không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên chúng lại khiến cho người bệnh tự ti về ngoại hình và gặp rất nhiều trở ngại trong việc ăn uống, giao tiếp. Càng để lâu, tình trạng bong da môi càng nghiêm trọng, thậm chí gây ra đau rát, sưng nóng khó chịu.
Để không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống thường ngày, bệnh nhân cần gặp bác sĩ da liễu để được điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan không chữa, hoặc thường xuyên liếm môi cho môi đỡ khô,… sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Cách xử lý khi da môi bị khô và bong tróc
Để làn môi trở nên mềm mại, khỏe mạnh như ban đầu, dù vì lý do gì, đều cần có những biện pháp điều trị và chăm sóc như sau:
- Dưỡng ẩm cho môi
Đây là cách để tạo lớp màng bảo vệ môi khỏi những tác nhân gây hại ở bên ngoài môi trường. Đồng thời, giúp cho bờ môi mềm mại hơn, dịu nhẹ hơn, không còn bị ngứa, đau rát, đỏ nóng hay sưng viêm do các nguyên nhân gây bệnh. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống và sinh hoạt được thoải mái hơn.
Để dưỡng ẩm cho môi, bác sĩ da liễu sẽ kê một số loại dược mỹ phẩm hoặc son dưỡng ẩm lành tính, an toàn. Các sản phẩm đó không chứa chất hóa học, hương liệu độc hại, để giữ ẩm cho môi tự nhiên mà không gây kích ứng. Một số sản phẩm dưỡng môi an toàn, hữu hiệu của các thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu thế giới như Obagi, Image,… sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh.
- Tẩy da chết môi an toàn
Các lớp da chết đã bị tróc ra cần được loại bỏ khỏi môi một cách an toàn để lấy lại sự mềm mại cho môi. Bệnh nhân tuyệt đối không bóc, cào, xé vùng da đã bị lột, mà nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết an toàn, lành tính. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình.
- Sử dụng thuốc điều trị an toàn
Khi đi khám bác sĩ, bác sĩ sẽ xem xét, chẩn đoán ra bệnh khiến cho môi bị khô nứt và bong tróc. Sau đó, tùy thuộc từng bệnh mà sẽ có thuốc điều trị phù hợp. Ví dụ như bị dị ứng thì dùng thuốc bôi corticoid hoạt tính nhẹ để kháng viêm và giảm ngứa. Nếu bị nấm môi thì bôi hydrocortisone hoặc các loại thuốc mỡ kháng nấm khác.
- Bổ sung độ ẩm tự nhiên cho cơ thể
Cách đơn giản nhất là uống nhiều nước, đặc biệt là khi khí hậu hanh khô. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại nước trái cây, hoa quả chứa nhiều vitamin cũng rất tốt. Không chỉ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Mà còn bổ sung thêm vitamin, tăng collagen cho da, giúp bờ môi khô nứt nhanh chóng hồi phục.
Bị lột và bong da môi có sao không? Các nguyên nhân khiến cho môi bị lột da và bong tróc kể trên không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu không chữa thì bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt thường ngày. Chưa kể còn khiến cho tính thẩm mỹ bị suy giảm trầm trọng. Chính vì thế, khi có biểu hiện môi bong tróc quá nghiêm trọng, nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị khỏi sớm.
Từ khóa » Bong Tróc Da Môi
-
Giải đáp: Nên Làm Gì Khi Da Môi Bong Tróc?
-
Môi Nứt Nẻ: Các Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ
-
22 Cách Trị Môi Khô Bong Tróc, Nứt Nẻ Tại Nhà Vừa ...
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Bong Tróc Môi Có Thể Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Những Vấn đề Sức Khỏe ...
-
Cách Trị Môi Khô Nứt Nẻ, Bong Tróc Tại Nhà đơn Giản Nhất
-
MÔI BONG, NỨT NẺ, ĐỪNG NGHĨ DO THỜI TIẾT, CÓ THỂ BẠN ...
-
Môi Bong Vảy Có Thể Là Biểu Hiện Của Một Bệnh Nghiêm Trọng
-
Những Dạng Thường Gặp Của Bệnh Chàm Môi Và Cách Xử Trí Tại Nhà
-
Bong Tróc Da Môi Và Cách điều Trị
-
12 Cách Trị Khô Môi Nứt Nẻ Tại Nhà Hiệu Quả Không Thể Bỏ Qua
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Môi Khô Nứt Nẻ, Bong Tróc?
-
Hết Ngay Khô Môi, Nứt Môi Trong 1 đêm Với Nguyên Liệu Có Sẵn Tại Nhà