Bí Mật Của Những Người Ngủ ít - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Con người tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho việc ngủ? Theo các nhà khoa học Đức, nếu tuổi thọ trung bình của một người được tính khoảng 78 tuổi thì chúng ta sẽ ngủ khoảng 24 năm 4 tháng trong cuộc đời với 8 tiếng/ngày. Vậy bạn sẽ làm gì khi thời gian ngủ chỉ còn 12 năm 2 tháng, đồng nghĩa với việc bạn ngủ 4 tiếng/ngày? Abby Ross - nhà tâm lý học người Mỹ, người chỉ cần ngủ 4 tiếng/ngày để cơ thể thư giãn và tỉnh táo cho biết: “Tôi thấy mình như được sống hai cuộc đời vậy”. Hiện tượng ngủ ngắn này khiến mọi người thắc mắc, nguyên nhân nào khiến chất lượng giấc ngủ của họ hiệu quả như với người dành nửa ngày để chợp mắt? Và có thể thay đổi đặc điểm giấc ngủ để tăng hiệu quả giống như nhóm ngủ ngắn tự nhiên hay không?
Ngủ nhiều hay ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.
Bí mật mang tên DEC2
Năm 2009, một vị khách nữ đã đến phòng thí nghiệm Ying-Hui Fu thuộc Trường Đại học California, San Franciso, Mỹ để phàn nàn về tình trạng dậy sớm quá mức của mình. Ban đầu, các chuyên gia của phòng thí nghiệm Ying - Hui Fu cho rằng là do thói quen ngủ sớm và dậy sớm của người phụ nữ này nhưng cô khẳng định mình luôn đi ngủ lúc nửa đêm và cứ đến 4 giờ sáng là tỉnh táo hoàn toàn không có hiện tượng ngái ngủ hay mệt mỏi. Không chỉ thế, các thành viên trong gia đình cô cũng có trạng thái tương tự. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh bộ gene của các thành viên trong gia đình người phụ nữ. Kết quả, họ phát hiện một đột biến nhỏ trong gene mang tên DEC2 có ở những người ngủ ngắn tự nhiên. Gene này không xuất hiện ở những người có giấc ngủ bình thường cũng như ở 250 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu.
Tiến hành tạo biến đổi gene DEC2 trên chuột cho thấy chúng ngủ ít hơn hẳn nhưng vẫn hoạt động nhanh nhẹn như những con chuột khác khi cùng tham gia một bài kiểm tra.
Nguy cơ và lợi ích của ngủ ít
Thông thường, giấc ngủ ngắn thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Các triệu chứng từ việc thiếu ngủ dẫn đến như trầm cảm, tăng cân, nguy cơ cao đột quỵ và tiểu đường. Theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn chỉ ngủ 2 tiếng/ngày, chức năng nhận thức sẽ trở nên suy yếu nhanh chóng. Nhưng những người có đột biến gene DEC2 ngủ ít mà vẫn khỏe mạnh là một điều bí ẩn.
Các nhà khoa học đều đồng ý rằng, não bộ cần giấc ngủ để “dọn dẹp” sau một ngày làm việc và duy trì cân bằng bởi não không có nhiều thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể hoạt động. Rõ ràng những người có gene DEC2 hoàn thành quy trình này ngắn hơn nhiều so với những người bình thường. Sau khi khám phá ra gene DEC2, nhiều người cho biết họ chỉ cần ngủ 4 tiếng, thậm chí có người ngủ 1-2 tiếng mỗi ngày mà vẫn hiệu quả. Abby Ross cho biết: “Giờ ngủ khác thường của tôi khiến tôi chỉ cần học đại học trong 2 năm rưỡi, đồng thời học thêm được nhiều kỹ năng mới”.
Bí mật DEC2 gợi mở nhiều vấn đề về giấc ngủ
Sau nghiên cứu ban đầu, TS. Fu cùng đồng nghiệp tiếp tục phân tích hệ gene của nhiều gia đình khác cũng có tình trạng ngủ ngắn tự nhiên. Bà khẳng định đây là bước đầu tiên trong quá trình tìm hiểu về đột biến gene của người có giấc ngủ ngắn, nhưng đây sẽ là nền tảng để phát triển các kiến thức sau này. Bà hy vọng phát hiện này sẽ thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu để giúp người bình thường có được giấc ngủ ngắn hiệu quả. Cho đến khi điều này thành hiện thực, chuyên gia về giấc ngủ Neil Stanley cho rằng cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là “thức dậy vào một thời gian cố định vào buổi sáng”. Stanley cho biết, cơ thể sẽ làm quen với việc cần phải thức dậy, do đó sẽ tận dụng hết thời gian có được để có được giấc ngủ hiệu quả nhất.
Ngoài ra, huyền thoại về việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt liệu có phải là phương pháp tối ưu nhất? Minh chứng điển hình là thiên tài Leonardo Da Vince hay Thomas Edison đều là những người tôn thờ chủ nghĩa ngủ ít, ngủ nhiều giấc ngủ trong ngày để có thời gian tỉnh táo làm việc.
Theo TS. Stanley, việc ngủ 8 tiếng/ngày, 4 tiếng/ngày hay 12 tiếng/ngày trên thực tế lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, một số người chỉ cần ngủ rất ít nhưng một số người khác lại dành cả nửa ngày để ngủ. Nhiều người cho rằng mình bị rối loạn giấc ngủ do ám ảnh về huyền thoại 8 giờ/ngày nhưng “nếu chúng ta đều có thể xác định được mình thuộc kiểu giấc ngủ nào và sống đúng như thế thì mỗi người sẽ tạo ra một khác biệt đáng kể cho chất lượng cuộc sống của mình”.
Từ khóa » Ngủ ít Sẽ Như Thế Nào
-
Ngủ Không đủ Giấc Có Thể Tàn Phá Cơ Thể Bạn | Vinmec
-
Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Bạn Khi Ngủ ít Hơn 8 Tiếng/ngày?
-
Thiếu Ngủ Là Gì
-
Thiếu Ngủ Gây ảnh Hưởng đến Cơ Thể Như Thế Nào? | BvNTP
-
Góc Giải đáp: Ngủ Không đủ Giấc ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Như Thế ...
-
Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Thiếu Ngủ Kéo Dài | Medlatec
-
Bí ẩn Của Những Người Ngủ ít - BBC News Tiếng Việt
-
Tác Hại Của Việc Thiếu Ngủ: Không Phải Ai Cũng Biết - Hello Bacsi
-
Tại Sao Thường Ngủ ít?
-
Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán Bệnh
-
Mất Ngủ, Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Tác Hại Nghiêm Trọng Của Việc Mất Ngủ Kéo Dài
-
Mách Bạn Các Phương Pháp Làm Sao để Ngủ ít Mà Vẫn Khỏe
-
Thường Xuyên Mất Ngủ Gây Hại Như Thế Nào Tới Sức Khỏe?