Bí Mật Hậu Cung Nhà Thanh Khác Xa Trên Phim Như Thế Nào?

Trong đa số các triều đại được dựng thành phim thì triều đại nhà Thanh được tái hiện nhiều nhất, hầu hết là những bộ phim ăn khách nổi tiếng như Hoàn Châu cách cách, Bộ bộ kinh tâm, Chân hoàn truyện,...Và những câu chuyện gia đình cũng như màn đấu đá hậu cung trong phim luôn là điểm nhấn đáng chú ý nhất. Tuy nhiên, sự thật trong lịch sử ngày xưa có phải như vậy hay không. Đài truyền hình trung ương CCTV chia sẻ rằng: “Sự tương đồng giữa phim và sử chỉ khoảng 2%”. Thế mới thấy, các nhà làm phim đã thêm thắt rất nhiều tình tiết để khiến bộ phim hấp dẫn và kịch tính hơn.

Không có chuyện yêu đương của Hoàng tử và các cô gái trong cung

Khi xem phim, khán giả dễ dàng thấy được những mối tình lãng mạn giữa các “a ka” và một cô gái nào đó. Tuy nhiên, tư liệu sử sách thời Thuận Trị ghi chép cho biết, thời Thanh các hoàng tử được nuôi dưỡng kì lạ. Họ luôn phải sống trong sự căng thẳng, gò bó và hầu như không có thời gian và tâm trí để yêu đương.

bi mat hau cung 1

Do quy định trong cung khá nghiêm ngặt, thậm chí mẹ con còn không có cơ hội gặp nhau, nên không có chuyện các hoàng tử thời đó gặp và yêu bất cứ một cô gái nào. “Thuận Trị năm xưa khi sinh ra cũng chỉ thấy được mẹ để một lần. Từ Hy thái hậu sinh con được vài ngày thì đã được nhũ mẫu bế đi”, trích dẫn từ ghi chép.

Một nhà phê bình phim cho biết: “Những tình tiết yêu đương lãng mạn trên phim chỉ là dàn dựng và các đạo diễn cần phải thêm thắt để đẩy mạch phim kịch tính hơn chứ hoàn toàn không có thật”.

Hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”

Có một chi tiết được sử sách tiết lộ khiến nhiều người sửng sốt rằng các hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”. Mặc dù sống trong nhung lụa giàu có nhưng các hoàng tử không được ăn nhiều. Vua Khang Hy và vua Càn Long ra quy định một ngày chỉ được ăn hai bữa để tốt cho dạ dày. Ngay đến cả vua Quang Tự khi bé vì ăn uống không đủ no còn đi lấy đồ ăn của thái giám.

Hoàng hậu không dễ dàng bị phế truất

Những câu chuyện về việc tranh sủng hay đấu đá trong hậu cung không còn xa lạ gì với khán giả của phim cổ trang Trung Quốc. Mọi người thường thấy các phi tần sẽ làm bằng mọi cách để lấy lòng Hoàng Thượng và mục đích sau cùng là được lên ngôi hoàng hậu. Thỉnh thoảng trong một số bộ phim, khán giả còn bắt gặp những hoàng hậu yếu đuối mỏng manh, bị dàn phi tần ghen ghét hãm hại.

bi mat hau cung 2

Trên thực tế, trong sử sách từng đề cập chuyện phi tần đấu đá hay tranh giành trong hậu cung không hề dễ dàng. Hoàng hậu là người có vị trí cao nhất và là chủ nhân của chốn hậu cung. Những phi tần khác dù có được Hoàng thượng sủng ái yêu thương hết mực cũng chỉ là tiểu chủ. Hoàng hậu là người có quyền ở lại bên cạnh Hoàng thượng cả đêm, và đó là đặc quyền riêng.

Nếu Hoàng hậu có mắng các thứ phi thì dù là Hoàng thượng cũng không có khả năng ngăn cản vì đây tố tông tông pháp. Hoàng hậu chỉ bị phế truất khi phạm phải trọng tội, liên quan đến chính trị quốc gia. Hoàng thượng là chủ nhân của Hoàng cung, trị vì đất nước nhưng việc hậu cung là của Hoàng hậu, bất cứ ai cũng không được xen vào.

Vẻ đẹp của nhân vật thật ngoài đời khác xa hoàn toàn với nhân vật trong phim

Những mỹ nhân trong phim cổ trang Hoa ngữ thường được ví như người đẹp vạn người mê. Nhan sắc khuynh thành của họ khiến khán giả xem phim phải mê mẩn. Đó chính là vì khán giả tiếp cận với hình ảnh qua diễn xuất của các nàng kiều nữ hiện đại như Phạm Băng Băng, Lưu Đào... nên gần như trong chúng ta đã vô tình mặc định vẻ đẹp của người xưa bằng vẻ đẹp hiện đại.

Nhưng giữa màn ảnh và thực tế là khoảng cách lớn. Dù các nhân vật trong cổ trang Trung Quốc dựa trên người thật việc thật nhưng nhan sắc xưa và nay của các Công chúa, Hoàng hậu, cung tần mĩ nữ khác nhau rõ rệt. Cần phải hiểu rõ rằng, thời xưa có chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ rất khác ngày nay. Nhìn vào chùm ảnh về dung nhan thật sự của các nhân vật có thật trong phim Trung Quốc sẽ thấy rõ điểm khác biệt này.

* Đổng Ngạc phi

bi mat hau cung 3

Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu thường được gọi là Đổng Ngạc phi hay Đổng Ngạc Hoàng Quý phi, là một sủng phi của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Bà sinh ra Tứ Hoàng tử của Thuận Trị Đế, nhưng lại chết yểu. Không lâu sau bà qua đời cũng vì bạo bệnh, cái chết của bà chính là nguyên nhân khiến Thuận Trị Đế đau buồn và mất không lâu sau đó. Tuy nhiên, tạo hình Đổng Ngạc phi do Thư Sướng (trong Hiếu Trang bí sử) và Hoắc Tư Yến (trong Thiếu niên Thiên tử) đảm nhận lại khác xa so với "bản gốc". Trong khi Thư Sướng trong sáng, thuần khiết thì Hoắc Tư Yến lại dịu dàng, khéo léo.

* Cẩn phi

Ôn Tĩnh Hoàng Quý phi, thông xưng Cẩn phi hoặc Đoan Khang Hoàng Quý Thái phi, là một phi tần của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế và là chị gái của Trân phi. Sau khi Quang Tự Đế băng hà, bà trở thành Cẩn Thái phi, đứng đầu chúng Thái phi trong hậu cung. Dưới thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, bà được phong làm Thái phi, đóng vai trò quan trọng trong việc định đoạt hôn sự giữa Tuyên Thống Đế và Hoàng hậu Uyển Dung.

bi mat hau cung 4

Trong bộ phim "Kiến Đảng vĩ nghiệp" nhân vật Cẩn phi do Lưu Đào đóng sở hữu vẻ sắc sảo, lạnh lùng. Nhưng khuôn mẫu ngoài đời thực của nhân vật này lại có vẻ hơi phương phi và kém sắc hơn rất nhiều.

* Từ Hy Thái hậu

Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu, tức Từ Hy Thái hậu hoặc Tây Thái hậu, là phi tử của Thanh Văn Tông Hàm Phong, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị. Bà trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính thực tế của triều đình nhà Thanh qua hai Triều đại Đồng Trị và Thanh Đức Tông Quang Tự. Theo đó, bà đã nắm đại quyền nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908. Từ Hy Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên được xem là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

bi mat hau cung 5

Từ Hy Thái hậu nổi tiếng chốn hậu cung với những bí kíp sở hữu "vẻ đẹp không tuổi". Bà được ca tụng là người giữ được nét đẹp của tuổi đôi mươi khi đã ngoài thất thập. Từ Hy Thái hậu được miêu tả là có "làn da trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ" cùng với "khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung". Vậy mà những bức ảnh chụp bà lại khiến nhiều người... "ngã ngửa".

Khâu Thục Trinh (trong Bí mật cuộc sống của Từ Hy), Lưu Tuyết Hoa (trong Thiếu nữ Từ Hy), Mễ Tuyết (trong Đại thái giám và Thanh cung 13 triều), Đào Hồng (trong Nhất Liêm U Mộng) hay Viên Lập (trong Nhất sinh vi nô) đều có tạo hình khác xa so với "bản gốc".

* Trân phi

bi mat hau cung 6

Khác Thuận Hoàng Quý phi, hay Trân phi, là một phi tần của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế. Hình ảnh tư liệu của bà và các diễn viên trong phim khiến nhiều người ngạc nhiên thế này đây.

* Uyển Dung

Uyển Dung, biểu tự Mộ Hồng, hiệu Thực Liên, là Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi nhà Thanh và sau là Mãn Châu quốc. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa. Sau khi qua đời, bà được tôn tộc nhà Thanh truy tôn thụy hiệu Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu.

bi mat hau cung 7

Tạo hình của Huỳnh Dịch (trong Mạt Đại Hoàng Phi) hay Trần Xung (trong Hoàng đế cuối cùng) cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi nhìn vào ảnh tư liệu.

* Văn Tú

Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú, được biết đến với tên gọi Thục phi Văn Tú, là thứ phi của Phổ Nghi Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1931, bà nổi tiếng với danh hiệu "Hoàng phi cách mạng" vì trở thành phi tần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa chủ động ly hôn Hoàng đế.

bi mat hau cung 8

Trong bộ phim Mạt Đại Hoàng phi, Văn Tú được miêu tả là một cô gái thông minh, xinh đẹp, sắc nước hương trời, nhưng theo những bức ảnh tư liệu còn để lại thì bà còn kém mức đẹp một khoảng cách khá xa.

* Hương phi

bi mat hau cung 9

Hương phi là một nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc, là phi tần của Hoàng đế Càn Long vào thế kỉ 18. Mặc dù câu chuyện về Hương phi được tin là thần thoại, nhưng nó có thể được xây dựng dựa trên Dung phi - một phi tần của Càn Long, đến từ miền viễn Tây Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người khẳng định Dung phi Hòa Trác thị và Hương phi là hai người phụ nữ khác nhau. Có rất nhiều phiên bản khác nhau giữa truyền thuyết của người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Công chúa Hàm Hương cũng không hẳn có nét đẹp chim sa cá lặn, nhưng cũng được coi là mỹ nhân trong thời đại ấy.

* Long Dụ Hoàng Thái hậu

bi mat hau cung 10

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, thông dụng là Long Dụ Thái hậu, Long Dụ Hoàng hậu hay Quang Tự Hoàng hậu, là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, vị quân chủ thứ 11 của triều đại nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc. Bà trở thành Hoàng Thái hậu dưới thời Hoàng đế Phổ Nghi và trở thành Hoàng Thái hậu cuối cùng của lịch sử Trung Quốc. Bà được biết đến với vai trò lớn trong việc ký vào hiệp ước thoái vị thay cho Hoàng đế trẻ tuổi Phổ Nghi vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh.

Điện ảnh Trung Quốc có lẽ đã "nói quá" lên phần nào sắc đẹp của những "tuyệt sắc giai nhân" trong sử sách cũng như những bí ẩn khác trong hậu cung Trung Hoa xưa. Tuy nhiên không thể chối cãi, chính điều đó lại làm nên sức hấp dẫn của những bộ phim cổ trang tại đất nước này.

Lịch sử - đất nước - con người Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều thú vị đáng để quan tâm phải không du khách. Hãy đặt tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism để tự mình khám phá nhiều hơn về vùng đất rộng lớn này nhé!

Từ khóa » Hình ảnh Các Hoàng Hậu Trung Quốc