BÍ MẬT VỀ ĐƯỜNG ỐNG XĂNG DẦU DÀI NHẤT LỊCH SỬ

Đường ống xăng dầu dọc Trường Sơn đã là “một huyền thoại trong huyền thoại”; trong những năm của cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Trải dài 5000km từ hai ngã thuộc biên giới Việt – Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh; hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội trãi dài và hội tụ tại trạm cuối cùng ở Bù Gia Mập, thuộc tỉnh Phước Long, Đông Nam Bộ.

Trên toàn bộ hệ thống, đã có tới 316 trạm bơm đẩy, 101 kho với sức chứa trên 300.000 m3. Bộ đội xăng dầu đã phát triển thành 9 trung đoàn đường ống, 2 trung đoàn công trình; 1 trung đoàn thông tin, 2 nhà máy cơ khí, 3 tiểu đoàn xe vận tải. Trong vòng 7 năm, tuyến ống này đã vận chuyển 5,5 triệu tấn xăng dầu cung cấp cho chiến trường.

Bản đồ đường ống xăng dầu Trường Sơn dài 5000km trải dài từ hai ngã thuộc biên giới Việt - Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh; hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội trãi dài và hội tụ tại trạm cuối cùng ở Bù Gia Mập, thuộc tỉnh Phước Long, Đông Nam Bộ
Bản đồ đường ống xăng dầu dọc Trường Sơn

Trong chiến thắng lịch sử chống Mỹ năm 1975, đã cho thấy tinh thần chiến đấu anh dũng; ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó, xăng dầu cũng đóng một vai trò nhất định trong việc phục vụ cho các phương tiện chiến đấu và vận tải cơ giới; khi nhu cầu tổ chức các trận đánh lớn là cấp thiết đễ lật ngược thế cờ lúc bấy giờ.

Vậy trong cuộc chiến tranh lịch sử năm 1975, đường ống xăng dầu được xây dựng ra sao? Câu chuyện lịch sử ấy hào hùng thế nào khi đường ống là một trong những yếu tố ẩn mình, cống hiến thầm lặng cho trận chiến góp phần tạo nên thắng lợi.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, bằng tinh thần dân tộc với mong muốn non sông Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Miền Bắc luôn luôn sẵn lòng cùng miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau khi miền Bắc giành được độc lập, bằng tinh thần dân tộc, miền Bắc vẫn dóc toàn lực chi viện cho chiến trường miền Nam

Khi nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới tăng cao; kèm với đó là xăng dầu để phục vụ cho các phương tiện. Để đáp ứng nhu cầu đó, hậu phương miền Bắc đã ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam; thông qua tuyến đường Trường Sơn để vận chuyển xăng dầu, lương thực,… bằng vận tải. Vì sau khi hậu phương miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn còn trong giai đoạn kháng chiến. Bằng tinh thần Hậu phương – Tuyền tuyến, miền Bắc dóc toàn lực chi viện cho miền Nam nhằm tiến đến thắng lợi giải phóng dân tộc.

Nắm bắt được tình hình, quân Mỹ ra sức ngăn chặn, đánh phá nhằm ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc; vì Mỹ hiểu rõ tầm quan trọng của xăng dầu ra sao. Từ đây, Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã hết sức đau đầu. Trước tình thế đó, ngay lập tức nhiều phương án được đưa ra để vận chuyển xăng dầu như: Làm đường ống dẫn xăng bằng thân cây lồ ô; kiệu phuy xăng qua trọng điểm, lót ni lông vào ba lô để gùi xăng, vần phuy xăng dọc suối… Tất cả những biện pháp đó đều không mang lại hiệu quả đáng kể mà tổn thất rất lớn.

Trước khi đường ống được hoàn thành, từ những cách vận chuyển bình thường nhất là bằng sức người. Nhưng bằng ý chí quyết tâm, những người chiến sĩ vẫn không ngại bom đạn, gian nan,... vẫn luôn sẵn sàng.
Nhiều chiến sĩ đã nằm xuống trong việc vận chuyển xăng dầu vào miền Nam. Luồn lách bom đạn, nhiễm xăng, kiệt sức,…

Sau một thời gian công tác tại Liên Xô; đại tướng Võ Nguyễn Giáp phát hiện cách vận chuyển xăng dầu ở nơi đây bằng đường ống và muốn áp dụng ngay. Nhưng điểm khó là đường ống của Liên Xô được lắp đặt dưới một ô phòng không vững chắc; phục vụ cho vận tải cấp chiến dịch, chỉ sử dụng từ 7-10 ngày là tháo gỡ. Hoàn cảnh bấy giờ của ta thì trái lại, đường ống phải phục vụ cấp chiến lược; phục vụ lâu dài cho chiến trường và luôn chịu sstự công phá của không quân Hoa Kỳ.

Bằng những giải pháp không thực sự mang lại hiệu quả. Đại tướng đặt ngay vắn đề muốn thành lập một đường ống để cung cấp xăng dầu vào chiến trường miền Nam. Ngay lập tức, Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện quyết tâm đảm nhận nhiệm vụ; xây dựng đường ống xăng dầu xuyên tuyến tuyến đường Trường Sơn. Bằng đường ống dã chiến được viện trợ từ Liên Xô.

Quyết tâm của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện vẫn rất rõ ràng. Quyết tâm đó dựa trên những căn cứ khoa học mang tính đặc thù Việt Nam: Một là, đường ống dã chiến là phương tiện vận chuyển hiện đại, có khả năng vượt qua mọi địa hình, thời tiết phức tạp ở Trường Sơn. Hai là, đường ống có thể tháo lắp. Với trọng lượng mỗi ống khoảng 30kg, bộ đội có thể vác luồn lách trong rừng để thi công, giữ được bí mật. Ba là, nhờ ống nhẹ, lắp ráp tiện lợi nên khi bị bom đánh có thể dễ dàng khắc phục. Đây là điểm để đường ống có thể đương đầu với sự đánh phá hủy diệt của không lực Hoa Kỳ.

Đường ống xăng dầu dọc Trường Sơn được hoàn thành bằng chính những ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất . Sau 7 năm thự hiện, đường ống đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần trong thắng lợi to lớn năm 1975.
Bằng chính tinh thần chiến đấu anh dũng, đường ống được hoàn thành và làm tốt nhiệm vụ của mình phục vụ cho chiến trường miền Nam

Bằng chính sự quyết tâm và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất. Đường ống được xây dựng hoàn thành sau 7 năm thực hiện. Đường ống đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là phục vụ vận tải xăng dầu cho chiến trường miền Nam. Đảm bảo việc cung cấp xăng dầu, lương thực kịp thời cho chiến trường. Góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975.

Đó là một dòng chảy huyền thoại được xây dựng nên, song hành với các con đường vượt Trường Sơn. Đường ống xăng dầu vào Nam là kỳ tích của cả dân tộc góp phần “đánh Mỹ và thắng Mỹ; lịch sử đã nêu: “Nếu đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”.

Nguyễn Quang Thanh

Đọc thêm:

>>Kiến tạo nước Mỹ – Hiến pháp Hoa Kỳ Bước nhảy vọt 5000 năm

>>Nam Định qua những bức ảnh “đầu tiên” năm 1884

>>Bình Dương trong mắt ai

Quảng cáo

Từ khóa » đường ống Dẫn Xăng Dầu Trường Sơn