Bí Mật Về "Trường Ca Hành" Cùng Những Nhân Vật Lịch Sử Có Thật

'Trường Ca Hành': Trước khi trở thành nô lệ của A Thi Lặc, hóa ra Di Di Cổ Lệ từng đối đầu với Triệu Lệ Dĩnh 'Trường Ca Hành': Trước khi trở thành nô lệ của A Thi Lặc, hóa ra Di Di Cổ Lệ từng đối đầu với Triệu Lệ Dĩnh
‘Trường Ca Hành’: Diễn xuất của Địch Lệ Nhiệt Ba lại gây tranh cãi, khóc như 'liệt cơ mặt'? ‘Trường Ca Hành’: Diễn xuất của Địch Lệ Nhiệt Ba lại gây tranh cãi, khóc như 'liệt cơ mặt'?

1. Lý Thế Dân – nhà vua Đại Đường

Bí mật về 'Trường Ca Hành' cùng những nhân vật lịch sử có thật
Hoàng đế Lý Thế Dân

Lý Thế Dân lên ngôi vua trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi. Bản thân vốn chịu điều tiếng là kẻ phản nghịch cướp ngôi, lại gặp cả thù trong, giặc ngoài ra sức chống phá, nhưng ngài vẫn một lòng dốc sức làm tất cả để hướng đến tương lai hưng thịnh của nước nhà. Giữa khung cảnh chiến trường ác liệt, khoảnh khắc hoàng đế Lý Thế Dân đích thân cầm quân nghênh chiến bộ tộc A Thi Lặc đã khiến cho đối phương không tránh khỏi sững sờ. Ngài đã không nề hà hiểm nguy mà hiên ngang đối mặt với quân địch, nêu cao khí phách kiêu hùng của nhà vua Đại Đường.

2. Đại Khả Hãn – Thủ lĩnh bộ tộc A Thi Lặc

Bí mật về 'Trường Ca Hành' cùng những nhân vật lịch sử có thật
Đại Khả Hãn - Thủ lĩnh bộ tộc A Thi Lặc

Đối lập với dáng vẻ lịch thiệp, đậm chất quý tộc Trung Nguyên của hoàng đế Lý Thế Dân, thủ lĩnh bộ tộc A Thi Lặc toát lên vẻ xù xì, gai góc tựa như một chú ngựa chiến của vùng thảo nguyên. Là người đứng đầu bộ tộc A Thi Lặc, chỉ huy biết bao chiến thần thảo nguyên dũng mãnh, Đại Khả Hãn luôn khát khao thống lĩnh Đại Đường để mở mang bờ cõi cho bộ tộc của mình, tranh hùng xưng bá khắp thiên hạ. Suốt cả cuộc đời mình, ngài chú tâm rèn giũa thế hệ lãnh đạo tương lai như A Chuẩn, Thiêp Nhĩ nhưng cũng luôn tỏ ra đề phòng với họ, đặt lợi ích của cả bộ tộc A Thi Lặc lên trên hết.

3. Công Tôn Hằng – Thứ sử Sóc Châu

Bí mật về 'Trường Ca Hành' cùng những nhân vật lịch sử có thật
Công Tôn Hằng - Thứ sử Sóc Châu

Những ai theo dõi bộ phim Trường Ca Hành chắc hẳn không khỏi xúc động với phân cảnh Công Tôn Hằng hy sinh thân mình cho quân A Thi Lặc để đổi lấy hòa bình cho bách tính Sóc Châu. Là người nắm trong tay binh quyền nơi đây, ngài đã ra sức bảo vệ Sóc Châu đến tận hơi thở cuối cùng, kiên quyết, chủ động chiến đấu chống lại quân địch mặc cho người cầm quyền cao hơn luôn âm mưu chèn ép. Khép lại những tháng ngày hào hùng ở thành Sóc Châu, tài năng và đức độ của ngài không chỉ là tấm gương sáng ở Trung Nguyên mà còn khiến cho đối thủ ở bên kia chiến tuyến là A Chuẩn phải công nhận và phải thập phần nể phục.

Bộ phim Trường Ca Hành được phát sóng trên website và ứng dụng Tencent Video, Vieon từ ngày 31/3. Khán giả Việt Nam có thể xem phim Trường Ca Hành có phụ đề tiếng Việt trên ứng dụng hoặc website của VieON.

'Trường Ca Hành': Bị chê quá già so với bạn diễn Ngô Lỗi, Địch Lệ Nhiệt Ba nói gì? 'Trường Ca Hành': Bị chê quá già so với bạn diễn Ngô Lỗi, Địch Lệ Nhiệt Ba nói gì?
'Thanh Trâm Hành' của Dương Tử phát kế tiếp 'Trường Ca Hành', khán giả dành 'cả thanh xuân' để xem 60 tập 'Thanh Trâm Hành' của Dương Tử phát kế tiếp 'Trường Ca Hành', khán giả dành 'cả thanh xuân' để xem 60 tập

Từ khóa » Thư Lặc Khả Hãn