Bị Ngứa Lòng Bàn Tay Có Sao Không - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn

Ngứa lòng bàn tay là hiện tượng hầu như ai cũng đã từng gặp một lần trong đời. Ngứa lòng bàn tay không chỉ là dấu hiệu các bệnh da liễu thông thường mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn về gan, thận. Vậy tại sao lại bị ngứa lòng bàn tay và bị ngứa lòng bàn tay có sao không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay

Ngứa lòng bàn tay xuất hiện do hai nguyên nhân chính là dị ứng và do các bệnh lý về da, gan, thận gây ra. Đây là phản xạ của cơ thể với các kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tình trạng này nếu xuất hiện một vài ngày sau đó dừng hẳn thì được coi là tình trạng ngứa sinh lý thông thường. Tuy nhiên nếu hiện tượng ngứa xảy ra liên tục, kéo dài, ngứa râm ran, ngứa nhiều hơn vào buổi tối và càng gãi càng ngứa thì đây là biểu hiện của các bệnh lý.

Bị ngứa lòng bàn tay có sao không
Bị ngứa lòng bàn tay có sao không

Ngứa lòng bàn tay có xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già và tỷ lệ mắc ở nam và nữ là ngang nhau. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khiến chúng ta ngủ không ngon, chán ăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Bị ngứa lòng bàn tay do dị ứng có sao không?

Ngứa bàn tay do dị ứng thường không gây ảnh hưởng lâu chỉ xuất hiện trong một vài giờ hoặc 1,2 ngày. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với nọc sâu, lông sâu, lông thú cưng, phấn hoa, đồ thủy hải sản hoặc một thành phần hóa học nào đó trong các sản phẩm tẩy rửa, bột giặt,... Tùy cơ địa mỗi người mà có thể bị phản ứng ngay sau khi tiếp xúc hoặc sau một vài giờ tiếp xúc với các tác nhân mới có biểu hiện ngứa trong lòng bàn tay. Các biểu hiện thường thấy là nổi mụn sưng đỏ, nổi sẩn ở tay, chân bao gồm cả lòng bàn tay và gây ngứa ngáy.

  • Bị nổi mề đay ngứa dị ứng sau sinh phải làm gì?
  • Tại sao bị dị ứng thời tiết, mẹo chữa dị ứng
  • Zona thần kinh có nguy hiểm không

Bị ngứa lòng bàn tay do các bệnh lý có sao không?

Bệnh tổ đỉa

Ngứa lòng bàn tay rất có thể bạn đã bị bệnh tổ đỉa. Lòng bàn tay xuất hiện các mụn nước có kích thước nhỏ, mọc khá sâu ở dưới da, rải rác hoặc có thể mọc thành cụm, không gây lân lan. Mụn nước được bao bọc bởi lớp da dày khó bị vỡ nhưng ngứa ngáy dữ dội. Bệnh biểu hiện ở lòng bàn tay, bàn chân rất ít khi các triệu chứng vượt quá cổ tay.

Bị ngứa lòng bàn tay là biểu hiện của bệnh ghẻ nước

Khi bị ghẻ nước bạn sẽ bị ngứa lòng bàn tay, trong lòng bàn tay xuất hiện các mụn li ti mọc ngay trên bề mặt da tay, rất dễ vỡ khi ma sát với các đồ vật và khi gãi. Khi mụn vỡ tạo thành các vết loét, chảy dịch và lây mụn ở vị trí mới. Không chỉ vậy các mụn nước có thể xuất hiện trên nhiều vị trí khác trên cơ thể và có xu hướng lan rộng.

Bệnh vảy nến

Bị ngứa lòng bàn tay có sao không? Ngứa ngáy lòng bàn tay có thể bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến ở lòng bàn tay là tình trạng tăng sinh không kiểm soát của các tế bào da trong lòng bàn tay, lớp da mới và cũ mọc chồng lên nhau gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đi cùng triệu chứng ngứa lòng bàn tay bạn sẽ thấy da bong tróc, nứt nẻ, khô rát, nặng hơn có thể bị chảy máu.

Ngứa lòng bàn tay có thể là biểu hiện các bệnh lý da liễu như vảy nến, tổ đỉa hoặc ghẻ nước. Các bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đời sống của người bệnh và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh gây mất tự tin, mặc cảm khi giao tiếp. Cảm giác ngứa ngáy đặc biệt về đêm khiến người bệnh gãi mà không kiểm soát có thể gây viêm loét, nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngứa lòng bàn tay cũng là dấu hiệu phản ánh nhiều bệnh lý từ các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Bệnh lý về gan

Khi chức năng gan bị ảnh hưởng, các hoạt động đào thải độc tố không được diễn ra bình thường, độc tố theo máu di chuyển sẽ gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn đỏ trên da. Một số trường hợp người bệnh chỉ bị ngứa ở một số khu vực như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mức độ ngứa sẽ tăng lên vào buổi tối và ban đêm. Ngứa lòng bàn tay kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đi cùng với hiện tượng chảy máu răng, vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn có thể là cảnh báo các bệnh lý xơ gan, ung thư gan, viêm gan B, suy gan bạn cần đặc biệt lưu ý.

Ứ mật

Tình trạng ứ mật cũng gây ra biểu hiện ngứa lòng bàn tay. Điều này gây ra do axit mật ứ lại, không chảy vào gan mà đi vào máu kích thích vào các dây thần kinh dưới da gây ngứa.

Bệnh lý về thận

Thận cũng có chức năng thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Với những người bị bệnh thận hư, suy thận độc tố sẽ bị hòa vào máu và tích dần đào thải qua da, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ngứa lòng bàn tay phản ánh những triệu chứng đáng lo ở thận nếu thấy xuất hiện thêm biểu hiện phù nề, cơ thể mệt mỏi, suy nhược bạn nên đến sớm các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn gây biểu hiện ở toàn cơ thể với các triệu chứng ngứa bàn tay, bàn chân, phát ban và mệt mỏi, sốt,... Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi bệnh có thể gây biến chứng trên tim, phổi, thận, não, hệ thần kinh,... có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Phòng ngừa ngứa lòng bàn tay hiệu quả

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nếu phát hiện dị ứng với các thực phẩm bạn nên dừng sử dụng chúng trong các lần sau.

- Bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày hỗ trợ gan và thận trong quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

- Hạn chế tiếp xúc với bột giặt, xà phòng, các chất tẩy rửa không an toàn, có tác động tẩy rửa mạnh.

- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là lòng bàn tay bàn chân khi thời tiết chuyển lạnh.

Lời khuyên: Khi xuất hiện dấu hiệu ngứa lòng bàn tay, nổi mụn ở lòng bàn tay kéo dài, không giảm bớt và có dấu hiệu lan rộng ra các vị trí khác, các mảng da lở loét kèm theo các cơn sốt nhẹ bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Từ khóa » Nốt Ngứa ở Lòng Bàn Tay