Bị Ngứa Nổi Mề đay Khắp Người Cảnh Báo điều Gì? Làm Gì để Mau ...
Có thể bạn quan tâm
Nổi mề đay (hay mày đay) thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gây phù ở dưới da hay mô kẽ. Khoảng 20% dân số từng gặp phải tình trạng này một lần trong đời. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị tình trạng nổi mề đay là gì?
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu các vấn đề qua bài viết dưới đây!
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay ngứa (hay mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì, xuất hiện vùng phồng rộp, phù nề với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh.
Người bệnh khi nổi mề đay khắp người hay có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích và các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Phân loại mề đay
Dựa theo thời gian tồn tại các triệu chứng mà tình trạng nổi mề đay được chia thành:
- Mề đay cấp tính: thời gian kéo dài dưới 6 tuần, các dấu hiệu thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
- Mề đay mạn tính: thời gian kéo dài hơn 6 tuần, các tổn thương trên da xuất hiện hàng ngày hoặc tái phát theo từng đợt.
Người bị nổi mề đay mạn tính có thể ở dạng tự phát hoặc cảm ứng. Một số người tồn tại cả hai dạng này cùng lúc. Trong đó, ngứa cảm ứng là tình trạng bị nổi mề đay khi có một tác nhân gây ra phản ứng quá mẫn ở người bệnh (dị ứng nổi mề đay), bao gồm:
- Da vẽ nổi
- Mề đay lạnh
- Mề đay do choline hay mề đay cholinergic
- Mề đay do tiếp xúc
- Mề đay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ
- Phù mạch do rung (vibratory angioedema)
- Mề đay do nước (aquagenic urticaria)
Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất có tên gọi là histamin. Chất này khiến cho những mạch máu nhỏ (mao mạch) bị rò rỉ dịch ra ngoài. Dịch thất thoát tích tụ ở dưới da và gây ra các nốt phồng rộp, sưng nề. Bạn có thể bị nổi mề đay khắp người hoặc ở một vùng nào đó trên cơ thể.
Đối tượng dễ mắc mề đay
Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị nổi mề đay, phù mạch hay cả hai. Trong đó, tình trạng này thường phổ biến hơn. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau có thể bị nổi mề đay liên tục.
Triệu chứng và dấu hiệu nổi mề đay (mày đay)
Hiện tượng dị ứng nổi mề đay có những biểu hiện khác nhau ở từng người và từng trường hợp. Hình ảnh nổi mề day có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn khi chúng xuất hiện. Những dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:
- Có các nốt hay mảng sần, phồng rộp, màu đỏ hay sưng lên trên bề mặt da
- Điểm giữa các mảng mề đay chuyển sang màu trắng khi dùng tay nhấn vào
- Nổi mề đay ngứa, khó chịu trên da
- Phù mạch (sưng nề vùng hạ bì hay các lớp dưới da)
Hình thái và kích thước mày đay cũng rất đa dạng, có thể nhỏ hoặc lớn, có khi hình cung, hình tròn hay mảng lớn trông như bản đồ.
Hình ảnh nổi mề đay trên một vùng da
Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa
Những
Từ khóa » Viêm Họng Nổi Mề đay
-
Tìm Hiểu Về Viêm Họng Dị ứng | Vinmec
-
Viêm Họng Dị Ứng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Biện Pháp Điều Trị
-
Viêm Họng Dị ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Viêm Họng Dị Ứng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách ...
-
Dạ Dày Nhiễm HP, Viêm Họng, Mề đay - Yersin Clinic
-
9 Triệu Chứng Nổi Mề đay Không Nên Bỏ Qua | VTV.VN
-
Mề Đay Cấp: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Các Biện Pháp Chữa Trị Hiệu ...
-
Viêm Họng Dị ứng Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Nổi Mề đay Là Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm Hay Không? | Medlatec
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Dị ứng Thời Tiết, Xử Trí Thế Nào?
-
Nổi Mề đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
-
Trẻ Bị Nổi Mề đay: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Của Tình Trạng Mề đay Gây Sốt - Nhà Thuốc Long Châu