Bị Nhạt Miệng Khi Mang Thai Và Bí Kíp Khắc Phục Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
- Tác giả: Lola Phạm 25-12-2024
- Đánh giá của bạn: 5 4 3 2 1
Nhạt miệng khi mang thai là một trong những chứng rối loạn vị giác, một hiện tượng phổ biến của những bà bầu. Đây là hiện tượng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ, nhưng nó khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, những ông bố, bà mẹ có thể tham khảo những thông tin sau đây:
Bị nhạt miệng là như thế nào?
Nhạt miệng là tình trạng lưỡi mất sự nhạy cảm đối với các vị khi có thai, khiến cho chúng ta không có cảm giác ăn ngon, chán ăn trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn tùy theo cơ địa mỗi người. Nếu nặng hơn, sẽ khiến mẹ bầu có thể ghê sợ với mùi thức ăn, hoặc đến mức là không chịu được, gây nên tình trạng mệt mỏi.
Mặc dù nhạt miệng có thể gây khó chịu cho nhiều chị em nhưng các chuyên gia cho rằng, việc người mẹ xuất hiện tình trạng nhạt miệng là một tình trạng thông minh của cơ thể nhằm bảo vệ cả mẹ và bé tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn có trong thức ăn.
Nhạt miệng khi mang thai là do đâu?
Khi phụ nữ mang thai, nội tiết tố oestroge bắt đầu được sinh ra, đây là nội tiết tố quan trọng thường có trong cơ thể cho việc tiếp nhận hương vị và cảm giác thèm ăn. Do vậy, sau khi oestrogen thay đổi bất thường sẽ ảnh hưởng đến vị giác của chị em trong thai kỳ có thay đổi nhiều hơn.
Ngoài ra, do vị giác và khứu giác có phần thay đổi, và đặc biệt trong quá trình mang thai sự liên kết này có phần nhạy cảm hơn. Nếu đồ ăn có mùi mạnh, gây cảm giác khó chịu, ốm nghén, buồn nôn thì khả năng xảy ra loạn vị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ và kéo dài.
Bên cạnh đó, hiện tượng nhạt miệng khi có thai còn xuất phát từ sự giữ nước. Đây là một dấu hiệu khá phổ biến đối với những thai phụ. Hiện tượng này xảy ra ở cả các tế bào trong miệng, đặc biệt là tế bào vị giác, do vậy dẫn đến chứng chán ăn.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, vấn đề nhạt miệng chính là sự thay đổi đòi hỏi trong cơ thể người mẹ phải nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, để đủ nhu cầu chăm sóc cho cả mẹ và bé trong thời kì này.
Đồng thời, nhiều người tin rằng nhạt miệng là hiện tượng tự vệ bình thường của người mẹ khỏi những độc tố được tiết ra từ tuyến bạch huyết.
Phù chân khi mang thai nguyên nhân do đâu và có cách nào giảm bớt không?
Thời gian xuất hiện nhạt miệng và những triệu chứng kèm theo đó
Nhiều mẹ có dấu hiệu của rối loạn vị giác thường xuyên và đôi khi kéo dài trong giai đoạn tuần 1 - tuần 12 của thai kỳ và sẽ biến mất sau đó.
Những dấu hiệu cũng có thể đi kèm của bệnh nhạt miệng xuất hiện ở nhiều chị em trong thời gian mang thai như là: đau đầu, ốm nghén, buồn nôn, căng tức ngực, đau lưng, khó thở, đi tiểu nhiều lần, bị chuột rút, táo bón, thậm chí tâm trạng biến đổi thất thường, cũng như nhạy cảm với mùi, chóng mặt ...
Một số cách hạn chế tình trạng nhạt miệng
+ Thường xuyên dùng kem đánh răng có hương bạc hà
+ Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước lọc đều đặn, có thể bằng cách cho thêm vài giọt chanh vào nước hoặc bất kì loại trái cây nào có vị chua trước khi uống
+ Sử dụng bàn chải có mặt lưỡi, để có thể vệ sinh toàn diện
+ Có thể đí khám, tham khảo ý kiến hướng dẫn bác sĩ về việc dùng loại nước súc miệng mỗi ngày an toàn, phù hợp và sử dụng sau những lần đánh răng ( không nên dùng các loại nước súc miệng có nhiều cồn thì như vậy sẽ nguy hiểm đến mẹ và thai nhi)
+ Sau những bữa ăn, các bà mẹ khi có thai chú ý nên sử dụng chỉ xỉa răng nha khoa để vệ sinh vùng nướu và các nơi có nguy cơ chứa nhiều thức ăn và vi khuẩn
Một vấn đề khá nhạy cảm nhưng được các mẹ quan tâm rất nhiều đó là liệu rằng có nên quan hệ khi mang thai hay không?
Nhạt miệng thì nên ăn gì để ngon miệng
Khi mang thai, việc lựa chọn món ăn cho những bữa ăn hằng ngày không phải là một việc quá dễ dàng, và sẽ trở nên khó khăn hơn khi người mẹ rơi vào tình trạng nhạt miệng. Dưới đây sẽ là một số món mà những ông bố, bà mẹ có thể tham khảo để vừa khắc phục tình trạng nhạt miệng, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé.
Hỗn hợp sữa chua cùng các loại hạt và trái cây
Để việc ăn uống trong ngày của người mẹ không còn khó khăn, chúng ta có thể ăn sữa chua này có thể cùng với quả mâm xôi, mật ong, hoặc một số loại trái cây cắt nhỏ, hoặc với nhiều loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, nho khô hoặc có thể dùng chung với cả phô mai.
Chính sữa chua sẽ là nguồn kích thích vị giác và nguồn chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ
Các chị em có thể thay đổi những loại trái cây trong chế độ ăn mỗi ngày, và các loại hạt để không bị nhàm chán.
Bánh sanwich
Chọn các thức ăn ăn nhẹ để có một bữa hấp dẫn cho mẹ bầu và vẫn đảm bảo cũng cấp đủ cho cơ thể trong thai kỳ những dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất,…
Để bữa ăn thêm hấp dẫn hơn, các bà mẹ có thể kẹp chung với cà chua, hành tây và các loại rau xanh để có thể bổ sung chất sơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Khoai tây nướng, luộc hoặc hấp
Khoai tây là loại củ mà trong đó có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ khi mang thai như: canxi, chất xơ, kẽm, kali, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C, phốt pho và đặc biệt hàm lượng protein có trong khoai tây tốt hơn protein có trong đậu nàng hoặc bất kì loại rau củ khác.
Đặc biệt, chính cách thức nướng, luộc hoặc hấp, sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy mới lạ và đồng thời hương vị của khoai tây được giữ trọn vẹn chính, có tác dụng là nguồn động lực lớn để các mẹ quên đi vị nhạt của mình.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ bầu?
Tuy nhiên, các chị em nên ít ăn khoai tây chiên trong quá trình mang thai vì có thể làm cho bé sinh ra của bạn sẽ bị nhẹ cân.
Trên đây là một số thông tin cho bạn quan tâm trong thai kỳ mang bầu có thể khắc phục một cách nhanh chóng tình trạng nhạt miệng khi mang thai, lấy lại cảm giác ngon miệng khi ăn. Có như vậy, vừa giúp tinh thần người làm mẹ luôn ở trạng thái thoải mái vừa đảm bảo dinh dưỡng tuyệt đối cho cả mẹ và sự phát triển bé trong suốt quá trình.
Tuthuoc24h.net
Từ khóa » Nhạt Mồm Nhạt Miệng Buồn Nôn
-
Buồn Nôn, Nhạt Miệng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai? | Vinmec
-
Nhạt Miệng Buồn Nôn Có Phải Dấu Hiệu Có Thai Không? - Mamamy
-
Bị Nhạt Miệng Khi Mang Thai - HUGGIES® Việt Nam
-
Làm Thế Nào Khi Bị Buồn Nôn Miệng Tiết Nhiều Nước Bọt?
-
Cẩn Thận Khi Vị Giác Thay đổi Khác Thường
-
Nhạt Miệng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai Không?
-
Bụng Dưới Căng Và Nhạt Miệng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn | Medlatec
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Cảm Thấy Có Vị Lạ Trong Miệng - Hello Bacsi
-
Lưỡi Trắng Và Nhạt Miệng CẢNH BÁO Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?
-
Đắng Miệng Buồn Nôn - Chớ Chủ Quan Với Tình Trạng Này
-
Những Dấu Hiệu Mang Thai Không Phải Ai Cũng Biết | Medlatec
-
Bụng Dưới Căng Và Nhạt Mồm Nhạt Miệng Buồn Nôn Miệng Tiết ...
-
Bà Bầu Bị Nhạt Miệng Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi ...