Bị Nhiệt Miệng Viêm Lợi - Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Xịt Họng AFree
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong miệng. Nhưng vị trí làm cho khó chịu nhất có lẽ là ở lợi bởi nó không chỉ gây đau xót mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp. Vậy có cách nào hiệu quả để chữa nhiệt miệng viêm lợi không? Hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Mục lục
- 1. Nhiệt miệng viêm lợi là bệnh gì?
- 2. Hình ảnh nhận biết nhiệt miệng ở lợi
- 3. Những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng viêm lợi
- 4. Một số triệu chứng khi bị nhiệt miệng viêm lợi
- 5. Điểm khác biệt giữa nhiệt miệng thông thường và nhiệt miệng viêm lợi
- 6. Một số cách điều trị nhiệt miệng viêm lợi hiệu quả
- 6.1. Loại bỏ các mảng bám và cao răng
- 6.2. Dùng một số thảo dược thiên nhiên
- 6.3. Sử dụng thuốc Tây y
- 7. Các biện pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng viêm lợi hiệu quả hơn
- 7.1. Sử dụng nước muối
- 7.2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- 7.3. Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
- 7.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- 7.5. Dùng xịt họng AFree
Nhiệt miệng viêm lợi là bệnh gì?
Nhiệt miệng viêm lợi thực chất là một dạng viêm loét niêm mạc lợi. Tình trạng này có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng dễ gặp nhất là trẻ em và người suy giảm miễn dịch.
Khi bị nhiệt miệng viêm lợi người bệnh thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng nhất là khi bị kích thích nóng, lạnh. Đồng thời vùng lợi bị sưng phồng, tấy đỏ, dễ chảy máu, chạm vào răng thấy đau.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh nhiệt miệng là gì?
Hình ảnh nhận biết nhiệt miệng ở lợi
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hình ảnh chi tiết về bệnh nhiệt miệng
Những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng viêm lợi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhiệt miệng viêm lợi nhưng phổ biến là do sự tích tụ các mảng bám trên răng. Hơn thế, trong mảng bám có vi khuẩn, nấm trú ngụ và sinh ra các độc tố làm hỏng nướu răng.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bị nhiệt miệng sưng lợi như:
- Do các tác động cơ học: như xỉa răng, cắn móng tay hay ăn những đồ ăn cứng và có xương…
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: vệ sinh không sạch sẽ khiến thức ăn bám, tích tụ dưới chân răng làm cho vi khuẩn phát triển.
- Do chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể bị nóng trong. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiệt miệng viêm lợi.
- Hút thuốc lá, uống bia rượu: là những thói quen không tốt cho răng, có thể gây ra những mảng bám trên răng và dẫn tới tình trạng lợi bị viêm.
- Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan suy giảm khiến cơ thể suy yếu, tổn thương và hoạt động kém. Điều này khiến gan không thể lọc hết lượng độc tố có hại trong cơ thể như chì, asen… Lượng độc tố không được đào thải sẽ tích tụ trong niêm mạc. Lâu ngày gây ra tình trạng viêm loét miệng kèm chứng sưng lợi.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B2, B3, B13,… sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và gây bệnh.
- Do bệnh lý: bao gồm viêm tủy răng, viêm chóp răng, sâu răng, viêm chân răng, chân tay miệng…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên
Một số triệu chứng khi bị nhiệt miệng viêm lợi
Các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng viêm lợi sẽ phát triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nhiệt miệng viêm lợi cục bộ: xuất hiện vết rộp nhỏ, có màu trắng vàng, viền đỏ ở trên lợi. Giai đoạn này không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nên người bệnh thường chủ quan, không tìm cách chữa trị.
- Giai đoạn nhiệt miệng viêm lợi cận răng: lợi sẽ sưng tấy, phồng to hơn, có màu đỏ và dễ bị đau và chảy máu khi va chạm. Lúc này người bệnh đã có cảm giác đau buốt, vướng víu khó chịu khi bạn ăn uống và đặc biệt là mất thẩm mỹ khi giao tiếp.
- Giai đoạn viêm loét nặng: lợi vẫn sưng đỏ, vết nhiệt bị vỡ ra gây đau nhức, thậm chí kèm sưng má và miệng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Những trường hợp viêm lợi lâu ngày, chân răng sẽ dần lộ ra, rất mất thẩm mỹ. Khi các lỗ hổng ngày càng sâu thì xương hàm càng bị phá hủy, khi răng không còn chỗ bám nữa sẽ lỏng lẻo và rụng.
☛ Tham khảo: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Điểm khác biệt giữa nhiệt miệng thông thường và nhiệt miệng viêm lợi
Nhiệt miệng và nhiệt miệng viêm lợi rất dễ bị nhầm với nhau do đều có biểu hiện là vùng niêm mạc bị sưng viêm, lở loét. Do đó, bạn cần phân biệt 2 bệnh này để có cách chữa trị cho phù hợp và hiệu quả.
Vết nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong miệng như: môi, lưỡi, nướu, lợi, niêm mạc miệng… Còn nhiệt miệng viêm lợi chỉ ở một vị trí nhất định là lợi vì vậy vi khuẩn tập trung hơn, gây ổ viêm cũng nặng hơn.
Khi bị nhiệt miệng nặng thì chỉ phát triển về kích thước và làm bạn cảm thấy đau hơn, không ăn uống được. Còn với nhiệt miệng sưng lợi ngoài tình trạng vùng lợi cũng bị lở loét còn khiến hôi miệng, chảy nước dãi và phần chân răng còn bị chảy máu, da dễ bị khô ráp gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên thấy xuất hiện máu ở vùng lợi thì hãy nên đi khám nha khoa để được chẩn đoán và có các biện pháp chữa trị kịp thời.Một số cách điều trị nhiệt miệng viêm lợi hiệu quả
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiệt miệng viêm lợi mà có các biện pháp khắc phục hiệu quả khác nhau. Cụ thể là:
Loại bỏ các mảng bám và cao răng
Nếu nhiệt miệng viêm lợi do mảng bám cao răng thì cách điều trị hiệu quả nhất lúc này chính là loại bỏ cao răng mảng bám, giúp nướu hồi phục nhanh.
Bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa uy tín để các nha sĩ có kinh nghiệm lấy cao răng an toàn và đảm bảo vệ sinh tránh làm tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu thực hiện làm sạch cao răng và vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ thấy lợi, mô nướu khỏe mạnh trở lại trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Không chỉ vậy, lời khuyên của các chuyên gia y tế là kể cả sau khi khỏi bệnh bạn cũng nên đi thăm khám và làm sạch cao răng mỗi 6 tháng một lần để tránh bệnh tái phát.
Dùng một số thảo dược thiên nhiên
Đây là cách chữa nhiệt miệng viêm lợi vô cùng đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ áp dụng cho trường hợp viêm lợi nhẹ, mới sưng viêm chưa bị loét. Sau đây là một số loại thảo dược gần gũi giúp trị nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo:
– Cách chữa nhiệt miệng viêm lợi bằng lô hội
Lô hội có thể chữa nhiệt miệng viêm lợi vì sự lành tính, mát, giảm sưng của nó. Còn theo nghiên cứu khoa học, lô hội có chứa đến hơn 40 loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể cùng với chất chống oxy có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nha đam bỏ vỏ đem đi rửa thật sạch để không còn phần nhựa màu vàng.
- Có thể cắt nha đam thành lát mỏng hoặc dùng gel nha đam đắp lên chỗ lợi bị nhiệt viêm loét sẽ giúp hạn chế sưng tấy của nướu răng.
- Thực hiện nhiều lần trong ngày thì chỉ sau 3-4 ngày các vết nhiệt sẽ se lại không còn gây phiền phức cho bạn nữa.
– Bí quyết dùng mật ong và nghệ chữa nhiệt miệng viêm lợi
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn vì vậy có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm, vi khuẩn. Còn nghệ giúp liền sẹo, kích thích việc tái tạo niêm mạc mới nên giúp các vết loét mau lành hơn.
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn để chắt lấy nước. Trộn đều với 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- Thoa một lượng nhỏ hỗn hợp mật ong và nước cốt nghệ vào vùng nướu bị viêm, chỉ sau vài ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
– Chữa nhiệt miệng viêm lợi nhờ củ cải
Thực phẩm này có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều nước, chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp làm dịu kích ứng ở lợi, tăng sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng đem rửa sạch rồi cắt nhỏ ép lấy nước cốt, hòa thêm một chút nước lọc thành hỗn hợp súc miệng.
- Ngày 2-3 lần liên tục áp dụng vài ngày ngắn ngủi vết nhiệt miệng ở lợi sẽ lành hẳn mà không gây ra tác dụng phụ nào.
– Chữa nhiệt miệng bằng rau má
Thành phần rau má chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, chữa lành vết thương, đồng thời chống nhiễm trùng, tăng cường chất chống oxy hóa giúp điều trị các vết loét nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện: Rau má rửa sạch giã nhuyễn hoặc xay sinh tố sau đó ép lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp nhiệt miệng viêm lợi được cải thiện sau vài ngày.
☛ Có thể bạn muốn biết: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Sử dụng thuốc Tây y
Đối với các trường hợp lợi sưng to, viêm loét nặng và gây đau nhức nhiều thì lấy cao răng chỉ là giải pháp ban đầu để hỗ trợ điều trị, quan trọng là nha sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau cho bệnh nhân.
Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc bôi nhiệt: Oracortia, Mouthpaste,… thường có thành phần chính là corticosteroid, bào chế dưới dạng gel mỡ nên bám dính tốt. Loại thuốc này có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng viêm lợi nhanh chóng, song lại có nhiều tác dụng phụ như: gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm cân, giòn xương, loét dạ dày….
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm (NSAIDs): paracetamol, aspirin… có tác dụng chống viêm và tiêu sưng cũng như ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc kháng sinh chữa nhiệt: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin,…phối hợp với metronidazol thường được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài do vi khuẩn.
Các biện pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng viêm lợi hiệu quả hơn
Việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả nhanh nhất khi bạn kết hợp cùng với các biện pháp vệ sinh răng miệng tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Sử dụng nước muối
Nước muối được sử dụng để khắc phục tình trạng này nhờ có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng mạnh. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng và chữa lành các vết loét ở lợi.
Vì thế, hãy súc miệng với nước muối đều đặn 2 lần một ngày. Chú ý pha nước muối có độ mặn vừa phải tránh pha quá mặn khiến miệng bị đau xót, khó chịu.
Hoặc với người bận rộn, có thể mua sẵn chai nước muối sinh lý ở ngoài tiệm thuốc để về súc miệng. Ngoài ra, có thể súc miệng bằng tinh dầu sả để cải thiện mùi hôi miệng do nhiệt miệng viêm lợi gây ra.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng viêm lợi là do ăn nhiều thức ăn cay nóng, ăn thiếu chất. Vì vậy, để việc chữa trị hiệu quả hơn bạn cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
- Những đồ ăn chứa nhiều ớt hoặc có tính cay như gừng, ớt, tỏi,… nên loại bỏ ngay lập tức.
- Tránh những loại đồ uống có cồn và chứ cafein bởi đây là những loại có tính nóng rất cao.
- Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, xào bởi chúng gây cản trở quá trình hồi phục vết loét miệng.
- Tránh ăn đồ quá mặn gây kích ứng lợi và niêm mạc miệng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Ăn những thực phẩm thanh mát, giải nhiệt, nhiều vitamin C như: củ cải, rau mồng tơi, cam, bưởi…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2, B6, B12 như: rau ngót, hạnh nhân, cà chua, bí đỏ, rau dền, khoai lang…
☛ Xem đầy đủ: Nhiệt miệng ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?
Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
Uống rượu bia, hút thuốc lá là những thói quen không tốt cho răng, có thể gây ra những mảng bám trên răng và dẫn tới tình trạng lợi bị viêm. Vì vậy, tránh nhiệt miệng viêm lợi tái phát tốt nhất bạn nên bỏ hút thuốc lá, rượu bia.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị. Bởi nó sẽ giúp hạn chế vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, viêm loét.
Bạn nên chải răng thường xuyên và đúng cách. Nên đánh răng trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Dùng bàn chải mềm và đánh răng theo kiểu xoay tròn để không làm tổn thương lợi
Dùng xịt họng AFree
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì bạn có thể sử dụng dung dịch xịt họng AFree. Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả.
Chỉ sau 1-2 lần xịt, AFree giúp làm dịu, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do các vết nhiệt miệng viêm lợi gây ra. Ngoài ra còn giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng và phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp các bạn dễ dàng nhận biết những dấu hiệu khi bị nhiệt miệng viêm lợi. Để rồi từ đó, có cách chữa phù hợp, nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Từ khóa » Nổi Nhiệt ở Nướu
-
Nhiệt Miệng ở Nướu Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Nhiệt Miệng Kéo Dài Và Cách Chữa Trị Hiệu ...
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
Nổi đẹn ở Nướu Răng Chữa Bằng Cách Nào?
-
Điều Trị Vết Loét ở Nướu Như Thế Nào? | Vinmec
-
Sưng Nướu Và Thói Quen Răng Miệng Của Bạn
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách điều Trị Lở Miệng ...
-
Viêm Lợi Loét Hoại Tử Cấp (ANUG) - Rối Loạn Nha Khoa - MSD Manuals
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV
-
Giải Pháp Cho Chứng Viêm Nhiệt Miệng
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Bệnh Nhiệt Miệng Là Gì? Có Sao Không? Cách Chữa Nhiệt Miệng
-
Mắc Bệnh Nhiệt Miệng Thì Mấy Ngày Thì Khỏi?