Bị Ong đốt Có Nguy Hiểm Không? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chữa Ong đốt

backup og meta

🎁 Nhận 100K khi tham gia Hỏi đáp cùng Bác sĩ 👇

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•18 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•13 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?avatarCommunity AdminNuôi dạy con•a dayMinigame: Mẹ trao dưỡng chất - Bé nghĩ nhanh 2,5 lầnCửa hàngĐặt lịch với bác sĩBệnh truyền nhiễmNhiễm trùng do côn trùngChuyên mục

2

Hỏi bác sĩLưuCông cụMục lục bài viết

Góc nhìn

Bị ong đốt uống thuốc gì? Hướng dẫn sơ cứu đúng cách và xử trí an toàn

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội

Ngày cập nhật: 28/11/2023

  • Bị ong đốt có sao không?
  • Tại sao ong đốt lại sưng?
  • Triệu chứng và dấu hiệu bị ong đốt
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ong đốt
  • Chẩn đoán vết ong đốt
  • Hướng dẫn cách xử trí khi bị ong đốt
  • Phòng ngừa bị ong đốt
Bị ong đốt uống thuốc gì? Hướng dẫn sơ cứu đúng cách và xử trí an toàn

Việc bị ong đốt là một tai nạn không quá hiếm gặp trong cuộc sống. Vết thương do ong đốt thường sưng nhức, khó chịu…  nhưng có thể được khắc phục bằng một số biện pháp sơ cứu đơn giản tại nhà. Tuy vậy, đôi khi việc bị ong đốt vẫn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. Vậy bị ong chích phải làm sao, nên uống thuốc hay bôi thuốc gì?

Nếu bạn đang có những băn khoăn kể trên và muốn biết cách sơ cứu an toàn khi bị ong đốt, hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi!

Bị ong đốt có sao không?

Khi bạn bị ong đốt, vết thương thường nhanh chóng trở nên sưng tấy rõ ràng, đau nhức và có cảm giác ngứa râm ran xung quanh. Vậy, bị ong đốt 1 nốt có sao không nếu đó là ong vò vẽ, ong mật hay bất kỳ loài ong nào khác?

Thực chất, câu trả lời cho vấn đề “Bị ong đốt có sao không?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn bị ong đốt 1 nốt thì thường sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thuộc những trường hợp sau thì người bị ong đốt có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Bạn bị ong đốt nhiều lần
  • Loại ong chích bạn có nọc độc.

Lúc này, cơ thể sẽ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.

Tại sao ong đốt lại sưng?

Khi đốt, ong đâm ngòi có ngạnh vào da. Ong chích nọc độc có chứa các protein ảnh hưởng đến các tế bào da và hệ thống miễn dịch, gây đau và sưng xung quanh vết chích.

Ở những người bị dị ứng khi bị ong chích, nọc độc có thể kích hoạt một phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.

Triệu chứng và dấu hiệu bị ong đốt

Việc bị ong đốt có thể gây ra các phản ứng khác nhau, từ đau tạm thời và khó chịu đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Không phải tất cả các lần bị ong chích bạn đều có các phản ứng dị ứng. Dưới đây là những triệu chứng bị ong đốt mà bạn có thể gặp phải:

1. Triệu chứng nhẹ khi bị ong đốt

Các triệu chứng do ong đốt thường nhẹ, chẳng hạn như:

  • Ngay lập tức có cảm giác đau bỏng rát tại vết chích
  • Xuất hiện một lằn đỏ xung quanh vết chích
  • Sưng tấy nhẹ xung quanh vết chích.

Cơn sưng và đau hầu như biến mất trong vòng một vài giờ.

2. Triệu chứng ong đốt ở mức độ trung bình

Một số người bị ong hoặc côn trùng khác đốt có phản ứng mạnh hơn, với những dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đỏ rực ở vết chích
  • Sưng tấy ở vết chích và lan rộng hơn sau 1-2 ngày.

Các phản ứng trung bình thường hết trong khoảng từ 5-10 ngày. Một số người xuất hiện các phản ứng giống nhau mỗi khi bị ong chích.

Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị và phòng ngừa, đặc biệt là nếu các phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn mỗi lần bị chích.

3. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

triệu chứng ong chích

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) do ong đốt có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bạn và cần phải điều trị cấp cứu. Tỉ lệ những người bị ong hoặc côn trùng khác chích nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ là rất nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt
  • Khó thở
  • Cổ họng và lưỡi sưng phồng
  • Mạch đập nhanh và yếu
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Mất ý thức…

Khoảng 30-60% những người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do ong đốt có nguy cơ bị sốc phản vệ trong những lần bị ong đốt sau này. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng về các biện pháp phòng ngừa như liệu pháp miễn dịch (“chích ngừa dị ứng”) để tránh các phản ứng tương tự trong trường hợp bạn bị ong hay côn trùng đốt sau này.

4. Triệu chứng khi bị nhiều ong đốt cùng lúc

Thông thường, ong chỉ đốt người để tự vệ. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ có một hoặc vài vết ong chích.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người cố tình phá tổ ong hoặc bầy ong có thể bị rất nhiều vết đốt. Một số loại ong (như ong mật châu Phi) có xu hướng tụ lại thành bầy và đốt theo bầy hơn các loài khác.

Nếu bạn bị hơn một chục vết đốt, nọc độc của ong được tích tụ có thể gây ra phản ứng độc hại và làm cho bạn cảm thấy khá mệt. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Cảm giác quay cuồng (hoa mắt)
  • Co giật
  • Sốt
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về tim hoặc hô hấp bị nhiều vết ong đốt có thể cần cấp cứu ngay.

Đọc thêm

Dị ứng côn trùng đốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

5. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp ong chích không cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng ong đốt nặng hơn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay. Dưới đây là một số trường hợp bị ong đốt cần đi khám:

  • Có phản ứng nghiêm trọng do ong đốt, dù chỉ là một hoặc hai dấu hiệu sốc phản vệ.
  • Bị đàn ong vây đốt hoặc có nhiều vết ong đốt. Trường hợp này cần đi cấp cứu ngay.
  • Các triệu chứng do ong đốt không hết trong vòng một vài ngày
  • Bạn đã từng có các triệu chứng của phản ứng dị ứng do ong đốt.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ong đốt

bị ong chích uống thuốc gì

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn bị ong đốt, như:

  • Bạn đang sống trong khu vực ong hoạt động mạnh hoặc có các tổ ong lân cận.
  • Bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời do yếu tố công việc hay sở thích.

Bạn có nhiều nguy cơ bị phản ứng dị ứng do ong chích nếu đã bị phản ứng dị ứng do ong đốt trước đây, thậm chí là bị nhẹ.

Người lớn thường có phản ứng dị ứng nặng hơn so với trẻ em và có nhiều nguy cơ tử vong do sốc phản vệ hơn trẻ em.

Chẩn đoán vết ong đốt

Nếu đã từng có phản ứng do bị ong đốt, bạn có thể bị dị ứng với nọc độc của ong. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một hoặc cả hai xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra da là một thử nghiệm da an toàn và không gây phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn dị ứng khi bị ong đốt sẽ có một vết sưng tấy trên da tại chỗ kiểm tra.
  • Xét nghiệm máu tìm phản ứng dị ứng: dùng để đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với nọc độc của ong bằng cách đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu của bạn.

Kiểm tra da dị ứng và xét nghiệm máu dị ứng thường được sử dụng cùng nhau để chẩn đoán dị ứng do côn trùng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra bạn có bị dị ứng với ong vằn vàng, ong bắp cày và ong vò vẽ, chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng tương tự.

Hướng dẫn cách xử trí khi bị ong đốt

Bị ong đốt phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời là hầu hết các vết côn trùng đốt đối với người không bị dị ứng chỉ cần chăm sóc sơ cứu tại nhà là đủ.

1. Cách sơ cứu khi bị ong đốt

Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện khi bị ong đốt:

  • Lấy ngòi đốt ra ngay lập tức: Một số chuyên gia khuyên bạn nên dùng nhíp để gắp ngòi ong ra. Trường hợp không có nhíp, bạn có thể dùng thẻ như thẻ tín dụng cạo ngòi đốt ra. Lưu ý là cần cạo xuôi theo chiều của ngòi ong găm.
  • Rửa vết thương: Sau khi bị ong đốt, bạn nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng và nước sạch.
  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh lên vết chích sau khi bị ong đốt có thể giúp giảm nhẹ tình trạng sưng đau. Bạn có thể chườm đá trong 20 phút mỗi giờ nếu cần. Quấn đá lạnh trong một chiếc khăn hoặc để một miếng vải giữa đá và da để tránh cho da bị bỏng lạnh.

Đọc thêm

Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

2. Bị ong đốt uống thuốc gì, bôi thuốc gì?

bị ong chích uống thuốc gì

Sau khi bị ong đốt uống thuốc gì hay có thuốc bôi gì để giảm sưng đau không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia sức khỏe, cách chữa ong đốt chủ yếu là dùng thuốc giảm đau và chống dị ứng để làm giảm sự khó chịu do vết chích gây ra. Nếu chưa biết ong đốt uống thuốc gì hoặc nên bôi thuốc gì, bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin như diphenhydramine, nonsedating hoặc loratadin giúp giảm ngứa và sưng
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen
  • Hydrocortisone dạng bôi giúp vết đốt giảm sưng đỏ và ngứa.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu đã tiêm phòng uốn ván trên 10 năm, bạn nên đi tiêm nhắc lại trong vòng vài ngày sau khi bị ong đốt.

3. Điều trị nội khoa cho vết ong chích

Với các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mẩn và ngứa toàn thân, nhưng không có vấn đề về hơi thở (hoặc có nhưng nhẹ) và các biểu hiện nghiêm trọng khác, bạn có thể dùng thuốc trị ong đốt là thuốc kháng histamin. Bác sĩ cũng có thể chỉ định steroid.

Trong một số trường hợp, bác sĩ cần tiêm epinephrine (adrenaline). Nếu tình trạng của bạn tốt, bạn có thể được về nhà sau khi được theo dõi ở khoa cấp cứu.

Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như huyết áp thấp, sưng phù ở đường hô hấp làm ngăn không khí đi vào phổi hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, bạn cần được cấp cứu. Việc điều trị có thể phải mở khí quản ngay.

Bạn cũng có thể được tiêm thuốc kháng histamine, steroid và epinephrine. Dịch truyền tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng. Bạn sẽ được theo dõi liên tục trong khoa cấp cứu và có khả năng phải nhập viện ở khoa chăm sóc đặc biệt.

Với nhiều vết đốt (hơn 10 hoặc 20 đốt) nhưng không có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bạn vẫn cần được theo dõi kéo dài trong khoa cấp cứu. Vào thời điểm đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu.

Nếu bị đốt trong miệng hoặc cổ họng, bạn có thể được theo dõi lâu hơn trong khoa cấp cứu hoặc cần chăm sóc đặc biệt nếu biến chứng xảy ra.

Nếu bạn bị ong chích vào nhãn cầu, bạn có thể cần bác sĩ nhãn khoa khám và kiểm tra.

Phòng ngừa bị ong đốt

Bạn có thể tránh bị côn trùng đốt bằng cách mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh xa khu vực có nhiều côn trùng, tuyệt đối không lại gần hay chọc phá tổ ong. Dưới đây là những lưu ý có thể giúp bạn tránh được nguy cơ bị ong đốt:

  • Hãy cẩn thận khi uống đồ ngọt ở ngoài. Ly hay cốc miệng rộng có thể là lựa chọn tốt vì bạn có thể nhìn thấy nếu có ong hay côn trùng trong đó. Kiểm tra lon và ống hút trước khi uống.
  • Buộc chặt hộp đựng thức ăn và túi rác
  • Dọn sạch rác, trái cây rơi, phân chó hay động vật khác (vì việc có nhiều ruồi quanh khu vực sinh sống có thể thu hút ong vò vẽ)
  • Mang giày bít ngón khi đi bộ bên ngoài
  • Không mặc trang phục có màu sắc tươi sáng hoặc in hoa sặc sỡ vì dễ thu hút ong
  • Không mặc quần áo rộng do có thể tạo bẫy cho ong chui vào giữa lớp vải và da của bạn
  • Khi lái xe, bạn hãy đóng cửa sổ lại
  • Hãy cẩn thận khi cắt cỏ hoặc cắt tỉa cây cối, các hoạt động này có thể khuấy động côn trùng và ong ở trong tổ
  • Báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy để họ có thể dỡ bỏ tổ ong gần nơi bạn ở.

Nên làm gì khi bị ong vây quanh?

  • Nếu một vài con ong đang bay xung quanh bạn, hãy bình tĩnh và từ từ bước ra khỏi khu vực đó. Việc đập đánh côn trùng có thể làm chúng chích bạn.
  • Nếu một con ong hay ong vò vẽ đốt bạn, hoặc nhiều côn trùng bắt đầu bay vòng quanh, bạn hãy che miệng, mũi và nhanh chóng rời khỏi khu vực đó. Khi ong chích, nó giải phóng một hóa chất thu hút các con ong khác tới. Nếu có thể, bạn chạy vào tòa nhà hay đóng kín cửa xe.

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần biết để xử trí khi bị ong đốt. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi bị ong chích uống thuốc gì hay nên dùng thuốc bôi ong đốt nào. Đừng quá chủ quan nếu bị ong đốt bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Bee Sting https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25093-bee-sting Ngày truy cập: 28/11/2023

Bee sting https://medlineplus.gov/ency/imagepages/9100.htm Ngày truy cập: 28/11/2023

Insect Stings https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/insect-stings Ngày truy cập: 28/11/2023

Bees, Wasps, and Hornets https://www.cdc.gov/niosh/topics/insects/beeswasphornets.html Ngày truy cập: 31/05/2021

Bee sting – Symptoms & causes http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bee-stings/home/ovc-20251617 Ngày truy cập: 31/05/2021

Bee sting – Diagnosis & treatment https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bee-stings/diagnosis-treatment/drc-20353874 Ngày truy cập: 31/05/2021

Hey! A Bee Stung Me! https://kidshealth.org/en/kids/bee.html Ngày truy cập: 31/05/2021

HOW TO TREAT A BEE STING https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/bites/treat-bee-sting Ngày truy cập: 31/05/2021

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

28/11/2023

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn

Bài viết liên quan

Ong đốt bôi gì cho bớt sưng nhức? Khi nào cần cấp cứu ngay?

Cách điều trị vết ong đốt (Phần 1)

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội

Ngày cập nhật: 28/11/2023

ad iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Thuốc Bôi Ong đốt