Bí Quyết Bấm Huyệt Trị Chóng Mặt Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân gây chóng mặt
- Các triệu chứng của chóng mặt
- Lợi ích của xoa bóp – bấm huyệt trị chóng mặt
- Cách bấm huyệt trị chóng mặt
- Những phương pháp Đông y khác giúp chữa chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở nhiều người gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chóng mặt có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau như: Rối loạn tiền đình, tăng huyết áp… Các phương pháp điều trị hiện nay đều giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt hiệu quả. Trong đó, bấm huyệt trị chóng mặt là phương pháp đơn giản, tiết kiệm. Người bệnh có thể tự áp dụng phương pháp này tại nhà kết hợp thêm các trị liệu khác như dùng thuốc… Cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về bấm huyệt trị chóng mặt qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây chóng mặt
Một số nguyên nhân gây chóng mặt phổ biến bao gồm:
- Chóng mặt lành tính do tư thế
Chóng mặt lành tính do tư thế xảy ra khi các hạt canxi nhỏ co lại trong các kênh của tai trong.
- Bệnh Meniere (rối loạn thính lực)
Đây là rối loạn xảy ra ở tai trong. Do sự tích tụ chất lỏng và thay đổi áp lực trong tai. Bệnh Meniere có thể gây ra các cơn chóng mặt kèm với tiếng ù tai và giảm thính lực.
- Viêm dây thần kinh tiền đình (dây VIII) / Viêm mê đạo tai
Thường liên quan đến nhiễm trùng (chủ yếu là virus).
- Các nguyên nhân khác
Chấn thương đầu cổ, đột quỵ hoặc khối u, một số thuốc gây tổn thương tai, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu lên não…
Các triệu chứng của chóng mặt
Người bị chóng mặt thường mô tả triệu chứng như:
- Quay vòng.
- Chao đảo.
- Đung đưa.
- Cảm giác mất thăng bằng.
- Các triệu chứng có thể đi kèm với chóng mặt bao gồm:
- Cảm thấy buồn nôn.
- Nôn ói.
- Chuyển động mắt bất thường hoặc có rung giật nhãn cầu.
- Đau đầu.
- Đổ mồ hôi.
- Ù tai.
Lợi ích của xoa bóp – bấm huyệt trị chóng mặt
Chóng mặt làm cản trở hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Việc nhận diện đúng các huyệt cơ bản, kết hợp với xoa bóp – bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp đến thần kinh. Từ đó tăng cường tuần hoàn máu, giúp:
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Thư giãn đầu óc.
- Giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt giúp giảm co thắt cơ vùng đầu cổ. Từ đó, giúp máu lưu thông hiệu quả, tăng cường vi tuần hoàn máu đến các vùng bị ảnh hưởng giúp giảm các triệu chứng của chóng mặt.
Cách bấm huyệt trị chóng mặt
Chỉ định bấm huyệt trị chóng mặt
Các trường hợp chóng mặt lành tính đều có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt phối hợp với các điều trị khác.
Chống chỉ định – kiêng kị khi bấm huyệt trị chóng mặt
Chóng mặt do các nguyên nhân cấp – bán cấp như: tụt huyết áp, u não, chấn thương cột sống… cần xử trí kịp thời bằng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị bằng bấm huyệt chỉ nên áp dụng trong giai đoạn, khi nguyên chính gây ra được giải quyết. Phương pháp này như hình thức bổ trợ hoặc điều trị kết hợp nhằm phòng ngừa triệu chứng tái diễn.
Các huyệt có thể sử dụng trong phương pháp bấm huyệt trị chóng mặt
Theo y học cổ truyền phương Đông: Hiện tượng chóng mặt thường xảy ra đột ngột, khiến người bệnh mặt mày xây xẩm gọi là huyễn vựng. Huyễn có nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy vật gì. Vựng nghĩa là choáng váng, cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng, mất thăng bằng và không thể đứng vững.
Hoa mắt, chóng mặt thường xuất hiện đồng thời với nhau nên Đông y gọi chung là huyễn vựng. Một số huyệt thường được áp dụng trong bấm huyệt trị chóng mặt như: An miên, thái khê, thái xung, thính cung…
Cách xác định huyệt
1. Huyệt an miên
Vị trí nằm ở sau tai, bên cạnh xương lồi, cách tai 1,5cm. Huyệt an miên có tác dụng an thần, chống rối loạn thần kinh thực vật, gây ngủ… Thường áp dụng chữa các bệnh hoa mắt chóng mặt, mất ngủ…
2. Huyệt thái khê
Vị trí nằm ở cổ chân. Để xác định vị trí tìm điểm giữa của đường thẳng nối đỉnh mắt cá trong với bờ ngoài gân gót. Huyệt này thường dùng phối hợp với huyệt an miên, thái xung để chữa hoa mắt chóng mặt rất hiệu quả.
3. Huyệt thái xung
Vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3 – 4cm ở người lớn. Khi bấm huyệt này, dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân, đây là vị trí của huyệt thái xung.
4. Huyệt thính cung
Vị trí nằm ở phía trước bình tai. Huyệt thường được dùng để chữa các bệnh về tai, vì triệu chứng chóng mắt thường có liên quan đến tai. Kết hợp giữa huyệt thái khê, thái xung phối hợp với huyệt an miên, thính cung giúp điều trị chóng mặt hiệu quả.
5. Huyệt khiếu âm
Là 2 huyệt nằm ở vị trí 2 bên đầu, ngay sau lỗ tai. Dùng đầu 2 ngón tay trỏ ấn mạnh lên hai huyệt khiếu âm sẽ giúp máu huyết phần đầu lưu thông tốt, trị chứng nặng tai, ù tai hiệu quả.
6. Huyệt tâm du
Là 2 huyệt đối xứng, nằm ở vị trí cách đốt sống thứ 5 khoảng 1,5 đốt ngón tay, phía trong xương bả vai. Huyệt tâm du có hiệu quả trong chữa chóng mặt, đau đầu do máu huyết tuần hoàn không lưu thông, bị choáng váng khi đứng lên đột ngột (rối loạn tiền đình).
Một số lưu ý khi thực hiện bấm huyệt trị chóng mặt
Mỗi ngày có thể thực hiện bấm huyệt 1-2 lần, mỗi huyệt từ 1-3 phút. Xoa bóp bấm huyệt có thể làm hàng ngày giúp cải thiện triệu chứng.
Không áp dụng phương pháp bấm huyệt trị chóng mặt đối với người đau xương khớp, mắc bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch, bị tai nạn mới khỏi, đau dạ dày… nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cùng với việc thực hiện phương pháp bấm huyệt trị chóng mặt, nên kết hợp với lối sống lành mạnh như:
- Tự xây dựng chế độ ăn uống hợp lý (ăn thực phẩm giàu vitamin C, B6).
- Ngủ đủ giấc và giảm những áp lực về công việc.
Với những bệnh nhân thường xuyên bị chóng mặt khi mất thăng bằng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Trước khi tìm kiếm một phương pháp điều trị chóng mặt, cần chú ý:
- Tránh những môn thể thao, trò chơi cảm giác mạnh dễ gây chóng mặt như nhảy cao, tàu lượn,…
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột trong khi làm việc và nghỉ ngơi.
Khi thực hiện bấm huyệt trị chóng mặt, nếu chưa quen hoặc khó khăn trong xác định vị trí huyệt. Người bệnh không nên tự ý thực hiện mà nên đến nơi bấm huyệt có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bởi các huyệt vị có vai trò quan trọng khác nhau, nếu bấm sai dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những phương pháp Đông y khác giúp chữa chóng mặt
Ngoài bấm huyệt trị chóng mặt, các phương pháp khác có thể thực hiện như: châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, dưỡng sinh… cũng giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt đáng kể. Người bệnh có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được phối hợp các phương pháp này giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Có nhiều cách khác nhau chữa chứng chóng mặt. Trong đó phương pháp bấm huyệt trị chóng mặt được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đây được xem là phương pháp không dùng thuốc rất hiệu quả và an toàn. Người bệnh có thể tự thực hiện phương pháp này tại nhà, nếu như nắm rõ vị trí các huyệt và các bước thực hiện.
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Chóng Mặt Buồn Nôn
-
Buồn Nôn Bấm Huyệt Nào để Khỏe?
-
Hết Chóng Mặt Với Phương Pháp Bấm Huyệt
-
Bấm Huyệt Trị Chứng Hoa Mắt, Chóng Mặt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bấm Huyệt Chữa Chóng Mặt: Hiệu Quả Tới Đâu? Cần Lưu Ý Điều Gì?
-
Hướng Dẫn Bấm Huyệt Chữa Chóng Mặt - YouTube
-
CÁCH CHỮA BUỒN NÔN, CHÓNG MẶT, KHÓ CHỊU BẰNG BẤM ...
-
8 Cách Xử Lý Khi Bị Chóng Mặt Hiệu Quả Chỉ Trong 5 Phút - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Bấm Huyệt Giảm Rối Loạn Tiền đình | Vinmec
-
5 Cách Bấm Huyệt Chữa đau đầu Hiệu Quả | Hapacol
-
Xoa Bóp, Bấm Huyệt Chữa Chóng Mặt - Khoa Học đời Sống
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Tác động Cột Sống điều Trị Hội Chứng Tiền đình
-
Bấm Huyệt Chữa Rối Loạn Tiền đình Không Cần Thuốc Cực Hiệu Quả
-
Đau đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Và Lợi ích Tuyệt Vời Từ Xoa Bóp Bấm ...