Bí Quyết Chăm Sóc Móng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Cắt tỉa móng gọn gàng
- 2. Bảo vệ móng
- 3. Giữ móng sạch sẽ
- 4. Làm móng an toàn
- 5. Bổ sung dưỡng chất cho móng
Móng tay, móng chân là một phần của đầu ngón và là phần phụ của da do keratin biệt hóa thành. Móng không chỉ có chức năng bảo vệ các ngón khỏi lực tác động đến bàn tay, bàn chân trong quá trình sinh hoạt, làm việc. Móng còn giúp nhặt các vật nhỏ và đóng góp vào thẩm mỹ, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, chăm sóc móng không chỉ quan trọng để sở hữa một bộ móng khỏe khoắn, sáng bóng mà còn giúp ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng như nấm móng.
Qua bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến các bạn những bí quyết chăm sóc móng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
1. Cắt tỉa móng gọn gàng
Không ít bạn có sở thích để móng tay dài. Khi móng quá dài sẽ gặp một số vấn đề như móng dễ bị xước gãy và gây tổn thương cho chính bạn. Ngoài ra, móng tay dài không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ có thể trở thành mầm móng chứa nhiều vi khuẩn và gây bệnh. Vì thế, chúng ta nên cắt tỉa móng gọn gàng khi móng quá dài để đôi bàn tay, bàn chân luôn được sạch và đẹp.
Những lưu ý khi cắt tỉa móng
- Sử dụng các dụng cụ cắt móng tốt và hạn chế dùng chung với nhiều người để tránh bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như nấm móng.
-
Đối với người lớn:
Làm mềm các móng tay và móng chân dày với nước muối ấm trong 5 – 10 phút trước khi cắt tỉa để giúp việc cắt tỉa được dễ dàng.
Chỉ nên cắt móng theo một đường thẳng, sau đó làm tròn nhẹ ở các góc và đầu móng bằng đá nhám hay dụng cụ dũa móng để không làm tổn thương da do móng sắc nhọn.
-
Đối với trẻ em:
Cắt móng tay và móng chân cho trẻ sơ sinh là việc làm rất cần thiết. Bé thường có thói quen và sở thích ngậm tay nên móng tay dài chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng cho bé. Ngoài ra, móng dài có thể làm bé bị trầy xước.
Vì móng của bé mềm nên chúng ta không cần phải ngâm nước trước khi cắt tỉa móng. Khi cắt móng, nhớ chú ý nhấn da dưới móng xuống và ra khỏi dụng cụ để giảm khả năng cắt phải da của bé.
Mẹ có thể cắt theo hình dạng tự nhiên của móng đối với móng tay và cắt ngang theo đường thẳng đối với móng chân. Sau khi cắt tỉa móng xong, mẹ có thể sử dụng đá nhám mềm hay dụng cụ dũa móng để làm tròn các cạnh thô của móng.
2. Bảo vệ móng
Các bí quyết bảo vệ và chăm sóc móng bao gồm:
- Các bạn nên đeo găng tay khi làm vườn và chăm sóc cây cối vì móng rất dễ bị hỏng khi làm việc. Ngoài ra, đất cát và vi khuẩn dính vào móng có thể gây nhiễm trùng.
- Các bạn thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất cũng nên đeo găng tay cao su chuyên dụng để tránh làm suy yếu móng và khiến cho chúng dễ bị gãy.
- Hạn chế sử dụng móng khui nắp nước ngọt hay bấm điện thoại để không làm chấn thương móng và làm đầu móng bị yếu, xước gãy.
- Không cắn móng tay hay bóc da xung quanh móng vì hành động này có thể gây đau và nhiễm trùng.
>> Bạn có biết móng tay có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải? Đừng bỏ qua bài viết: 10 dấu hiệu móng tay bất thường cảnh báo sức khỏe.
3. Giữ móng sạch sẽ
Trong quá trình sinh hoạt và làm việc hằng ngày, đôi tay của bạn có thể tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau và khiến cho vi khuẩn tích tụ. Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, chúng ta nên thường xuyên ngâm tay và chân trong nước xà phòng ấm rồi cọ xát nhẹ nhàng các móng với một bàn chải mềm.
4. Làm móng an toàn
Lý tưởng là mỗi cá nhân có một bộ dụng cụ riêng khi làm móng để tránh lây nhiễm.
Quy trình làm móng tay, móng chân chuẩn thường bao gồm mài đầu móng, tạo dáng móng và sơn móng. Đây là một cách chăm sóc móng được nhiều chị em yêu thích. Một vài lưu ý khi làm móng bao gồm:
- Một số bạn có thói quen lấy phần da thừa ở khóe móng. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đưa ra lời khuyên là không nên lấy da ở khóe móng vì nó có thể làm hỏng móng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Gắn móng giả khi làm móng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp có khoảng cách giữa móng acrylic và móng tự nhiên. Khoảng cách này tạo ra một môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu bị nhiễm trùng, móng tay sẽ đổi màu và dày. Tuy nhiên điều này khó thấy được vì nằm bên dưới móng acrylic. Do đó, nếu móng bị sưng đau sau khi gắn móng giả, các bạn nên nhanh chóng đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.
5. Bổ sung dưỡng chất cho móng
Các phương pháp dưỡng móng đơn giản tại nhà bao gồm:
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều biotin giúp nuôi dưỡng móng chắc khỏ như gan, trứng, súp lơ, quả bơ, đậu phộng, khoai lang… Ngoài ra, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình những thực phẩm bổ sung canxi, vitamin A, C và sắt để bộ móng cứng và khỏe hơn.
- Các bạn có thể dưỡng móng với tinh dầu dừa, dầu argan, dầu jojoba hay kem dưỡng móng và kết hợp massage móng trong quá trình thoa kem dưỡng để tăng hiệu quả.
Để có được bộ móng khỏe và đẹp không quá khó khăn đúng không nào? Các bạn hãy áp dụng những bí quyết chăm sóc móng đơn giản mà cực kỳ hiệu quả từ YouMed nhé!
Từ khóa » Chăm Sóc Móng Tay Chân
-
Cách Chăm Sóc Móng Chân Tránh Hư Tổn - Nhà Thuốc An Khang
-
Cách Chăm Sóc Móng Tay, Chân Sạch Sẽ Và Khỏe đẹp - Dr Vitamin
-
4 Mẹo Chăm Sóc Móng Chân đơn Giản Tại Nhà Không Nên Bỏ Qua
-
12 Bí Quyết Chăm Sóc Móng Chị Em Nhất định Phải Biết - Hello Bacsi
-
5 Tuyệt Chiêu Giúp Chăm Sóc Móng Chân Hiệu Quả - Vietnamnet
-
5 TUYỆT CHIÊU CHĂM SÓC MÓNG CHÂN HIỆU QUẢ
-
Chăm Sóc Móng đúng Cách Cho đôi Bàn Tay, Chân Thêm Xinh
-
Cách Chăm Sóc Móng Chân Bị Hư Tổn Và Giúp Móng Nhanh Lành Vết ...
-
Chăm Sóc Móng Tay, Móng Chân đúng Cách Theo Lời Khuyên Của Bác ...
-
Bí Quyết Chăm Sóc Móng Tay Và Móng Chân Khỏe Mạnh Bạn Không ...
-
Mẹo Chăm Sóc Móng đúng Cách - VnExpress
-
Móng Chân, Móng Tay Bị Hư? Cách Chăm Sóc Móng Bị Hư Tại Nhà
-
10 Cách Làm Móng Tay Dài Nhanh Và đẹp Ngay Tại Nhà