Bí Quyết Cho Một Bức ảnh Chân Dung đẹp - Phong Vũ
Có thể bạn quan tâm
Để chụp được một bức ảnh chân dung đẹp là tổng hòa của nhiều yếu tố cả về kỹ thuật, tư thế, kiểu dáng của mẫu…Người chụp phải thật khéo léo và có sự phối hợp ăn ý với đối tượng chụp trong quá trình thực hiện.
Chân dung là thể loại ảnh không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Để chụp được một bức hình đẹp đòi hỏi người chụp phải áp dụng nhiều phương pháp và kinh nghiệm. Dưới đây là một số bí quyết trong việc chụp ảnh chân dung bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục
- 1. Tư thế chụp
- Tư thế bán thân
- Thế 2/3 người
- Thế toàn thân
- 2. Kiểu chụp
- Kiểu chân phương
- Nghiêng 3/4
- Kiểu bán diện
- 3. Một số “bí quyết”
- Vị trí
- Ánh sáng
- Ánh mắt
- Độ sâu trường ảnh
- Tạo bố cục
- Quy tắc cắt cúp
1. Tư thế chụp
Trước hết cần tìm hiểu khái niệm Tư thế là gì? Tư thế là vẻ tượng trưng cho thái độ và đức tính của con người thể hiện ra thành dáng dấp điệu bộ bên ngoài. Tư thế không chỉ hỗ trợ cho vẻ mặt nhằm biểu lộ, nhấn mạnh thái độ, tâm trạng, phong cách mà còn tạo khả năng diễn xuất nhiều trạng thái tình cảm. Người chụp nếu biết vận dụng sẽ giúp việc miêu tả con người thêm tinh tế, giải quyết được những trường hợp đối tượng khó bộc lộ tâm tư tình cảm trên khuôn mặt.
Tư thế bán thân
Đúng như tên gọi của nó, ở thế chụp này ống kính chỉ thu được phần nửa trên của người được chụp vào ảnh. Bán thân là thế ảnh đặc tả trung bình, thường thể hiện kiểu chân phương đứng đắn, ngoài ra cũng đặc tả nét mặt theo phong cách nghệ thuật. Người chụp cần căn cứ vào các đường nét, đặc điểm từ hình thể đến các chi tiết trên khuôn mặt chủ thể để xếp kiểu phù hợp.
Thế 2/3 người
Với thế 2/3, người chụp sẽ lấy hình từ trên đầu gối một chút trở lên, tức sẽ lấy gần hết chiều dài đùi của nhân vật. Trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào ý thích của nhân vật hay ý đồ của người chụp mà có thể chụp cắt ngang phần đùi hoặc cao hơn. Lưu ý khi chụp tư thế này là chỉ phù hợp với những đối tượng có thân hình nở nang cân đối, tư thế đĩnh đạc, duyên dáng, ưa nhìn.
Tư thế 2/3 thường chụp khi đứng để dễ thể hiện nhưng cần chú ý đến đối tượng cần chụp để sắp xếp cho hợp lý. Không nên để đối tượng nhô lên nền trời quá cao với những bối cảnh có thêm người hay phong cảnh vì sẽ khiến người xem có cảm giác như nhân vật vượt lên thoát ly khỏi cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.
Thế toàn thân
Thế chụp toàn thân sẽ để diễn tả tổng thể về con người bằng vẻ mặt kết hợp với các tư thế động tác của thân hình đến tay chân. Với thế chụp này người chụp cần căn cứ vào vẻ mặt, dáng người cùng thói quen tâm trạng của đối tượng mà điều chỉnh hướng mặt theo các góc độ thích hợp. Điều khó nhất là làm sao để chân tay biểu lộ được tình cảm ra tư thế động tác mà vẫn phải giữ được sự tự nhiên. Vì vậy trước khi chụp cần lựa chọn tư thế phù hợp sẵn và chuẩn bị những thủ pháp kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao.
2. Kiểu chụp
Để bức ảnh chân dung được hấp dẫn, người xem không cảm thấy nhàm còn phụ thuộc nhiều vào kiểu cách chụp. Kiểu chụp có thể khắc phục được những tật xấu trên khuôn mặt tạo ra.
Kiểu chân phương
Kiểu chân phương hay còn gọi là kiểu chụp chính diện. Đối tượng sẽ hướng khuôn mặt và thân hình trực diện với ống kính. Với kiểu chụp này hãy để đối tượng đứng hoặc ngồi thật thoải mái , mặt vừa tầm, không cúi, hoặc đổ nghiêng, mắt nhìn thẳng ống kính, hai tai phải thấy rõ và cân đối với nhau.
Nghiêng 3/4
Ở kiểu chụp này, đối tượng ở tư thế nghiêng so với trục ống kính, mặt quay sang một phía sao cho khuôn ngắm máy ảnh nhìn thấy ¾ khuôn mặt, một tai nhìn rõ còn tai kia khuất.
Kiểu bán diện
Kiểu này chủ yếu hướng đến khuôn mặt còn không tập trung vào tư thế thân hình. Tùy trường hợp mà có thể ngước mắt lên hoặc nhìn ngang theo hướng mặt, có thể cúi hay ngửa mặt vừa phải.
Một điểm đáng lưu ý là kiểu này chỉ phù hợp với những người có khuôn mặt bầu bĩnh, mặt nhìn nghiêng đẹp với sống mũi dọc dừa, tóc đẹp, lông mi dài, cong..
3. Một số “bí quyết”
Để chụp được những bức hình chân dung đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một số lưu ý và cách chụp dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình tác nghiệp.
Vị trí
Vị trí chụp là yếu tố rất quan trọng bạn cần lưu tâm. Bạn cần dành thời gian để khảo sát trước các vị trí để chụp ảnh, chọn khu vực có nền đẹp cho chủ thể. Khi chụp hãy dùng ống kính góc rộng để lấy được cả những cảnh vật xung quanh. Tuy nhiên cần tránh để hậu cảnh lộn xộn quá nhiều chi tiết có thể khiến chủ thể bị chìm đi và bố cục mất đi điểm nhấn.
Lưu ý: Bạn nên có những kế hoạch dự phòng trường hợp thời tiết xấu, có thể một địa điểm để chụp trong nhà ở gần đó.
Ánh sáng
Trong ánh sáng tự nhiên, giờ vàng luôn là khung giờ chụp ảnh tối ưu được nhiều nhiếp ảnh gia chọn lựa. Tuy nhiên nếu không chờ được khoảng thời gian này (vào sáng sớm hoặc vào chiều muộn) bạn có thể chụp trong một ngày trời nhiều mây, mặc dù đây là điều kiện thời tiết không đẹp nhưng trời nhiều mây sẽ giống như một hộp khuếch tán ánh sáng mang đến ánh sáng dịu và đẹp hơn. Nếu như bạn chụp trong nhà nên chọn vị trí gần cửa sổ để có ánh sáng dịu gián tiếp.
Mách nhỏ: bạn có thể dùng gương phản xạ hoặc tấm bìa sáng màu để phản chiếu thêm ánh sáng cho những vùng thiếu sáng trên chủ thể.
Ánh mắt
Với ảnh chân dung, ánh mắt là chi tiết rất quan trọng trên khuôn mặt đối tượng chụp. Những nếu chụp theo kiểu bán diện, người chụp cần chú ý chỉnh nét vào bên mắt gần nhất của chủ thể.
Nếu chụp chân dung hãy dùng chế độ chụp liên tục để tránh không ai bị nhắm mắt khi chụp. Khi chụp trẻ em có thể dùng một món đồ chơi để thu hút ánh mắt của trẻ.
Độ sâu trường ảnh
Ảnh chân dung phù hợp nhất với độ sâu trường ảnh (DoF) thấp, thường sẽ mang đến hậu cảnh mờ và chủ thể sắc nét. Với máy ảnh ống kính rời DSLR, người chụp có thể chọn ống kính khẩu độ rộng, ví dụ ống tiêu cự cố định 50mm F1.8 để tập trung sự chú ý vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây nhiễu hậu cảnh.
Đối với máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hoặc thấp hơn, hoặc dùng các chế độ chụp chân dung trên máy cũng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự.
Tạo bố cục
Ngoài việc loại bỏ những vật xung quanh, người chụp cũng có thể sử chúng để tạo bố cục. Khung vòm, nhánh cây, hành lang, ban công…nếu biết khai thác đều có thể giúp đóng khung cho bức ảnh, tạo nên sự chú ý cho thị giác nhiều hơn.
Khi chụp chân dung, những người xung quanh cũng có thể tạo bố cục giúp nổi bật đối tượng chính. Ví dụ đàn cháu vây quanh người bà trong một bức ảnh chung.
Quy tắc cắt cúp
Khi chụp chân dung việc cắt (crop) ảnh cũng rất cần được chú ý, có thể sẽ giúp bạn có một bố cục đẹp hoặc cũng có thể khiến bức ảnh trở thành “thảm họa”. Việc cắt cúp ảnh cũng phải tuân theo những quy tắc, những vị trí “được cắt” và “không được cắt”. Đường màu đỏ là không được cắt còn đường màu xanh là có thể cắt nếu cần.
Từ khóa » Người Chỉnh Dáng Gọi Là Gì
-
Photographer Và Photography: Bạn Hiểu Như Thế Nào?
-
Thợ Chụp ảnh Chuyên Nghiệp Gọi Là Gì
-
Người Chụp Ảnh Gọi Là Gì, Photographer Là Gì, Nhiếp Ảnh Gia
-
Người Chụp ảnh đẹp Gọi Là Gì
-
Stylist Là Gì?
-
Các Tư Thế, Kiểu Cách Trong ảnh Chân Dung
-
Tạo Dáng Chụp ảnh Gọi Là Gì
-
Thợ Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp Gọi Là Gì, Photographer Là Gì
-
Học Chụp ảnh: Những Thuật Ngữ Thường Dùng Trong Nhiếp ảnh - P1
-
Chỉnh Sửa ảnh Khác đời Thật đến 90%: Giờ Còn Mấy Ai Xài ảnh 'cam ...
-
Tổng Hợp 72 Thuật Ngữ Nhiếp ảnh Cần để Sử Dụng Máy ảnh Thành ...
-
[Học Chụp ảnh] Bố Cục Trong Nhiếp ảnh - Bài 01
-
Nhà Nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo, Tính Phát Triển Cao Hơn Tính Sáng Tạo
-
Các Từ Khóa, Keyword, Thuật Ngữ Trong Nhiếp ảnh, Chỉnh Sửa Hình ảnh