Bí Quyết Chữa Bỏng Ớt Nhanh Chóng Đơn Giản Tại Nhà - Cooky
Có thể bạn quan tâm
Ớt là loại gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong việc chế biến các món ăn nhưng các bà nội trợ cũng rất hay gặp rắc rối bởi độ cay của nó.
Vậy, nên làm gì khi bị bỏng trong lúc cắt và ăn ớt cay đây ...
1. Khi sơ chế ớt
Ớt là gia vị giúp người ăn cảm thấy ngon miệng, nhưng hạt ớt làm hại dạ dày. Muốn loại bỏ hạt, trước khi ăn, bạn nên vừa lăn vừa ấn nhẹ để hạt ớt long ra khỏi vỏ, sau đó cắt bỏ phần đuôi, dùng tay hơi bóp nhẹ để hạt ớt rơi ra hết. Đồng thời bạn có thể áp dụng một số cách sau để chữa bỏng khi thái ớt.
Khi ớt dính vào tay
Cách 1: Xoa tro bếp hoặc đường cát vào chỗ tay bị cay sau đó dùng nước và xà bông rửa sạch.
Cách 2: Lấy một ít rượu hay giấm thoa vào chỗ bị cay, tay sẽ không bỏng rát và nóng nữa.
Cách 3: Nếu trong nhà có sữa chua, bạn hãy lấy một ít đắp ngay vào chỗ bị ớt dính vào.
Cách 4: Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm.
Lưu ý: Nếu không may bị ớt bắn vào mắt, bạn hãy lấy một ít bã chè tươi đã nấu trong ấm (nếu không có bã chè tươi thì dùng bã trà cũng được) đem đắp vào mắt, một lát sau sẽ mắt bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn.
2. Khi ăn ớt
Ớt là thứ gia vị hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó một cách dễ dàng. Nếu không may bạn nhai phải một miếng ớt cay xè, môi, lợi và lưỡi bị bỏng dộp, không thể tiếp tục ăn, bạn nên xử lý theo các bước sau:
- Khi ăn phải ớt cay, bạn nên uống ngay một cốc nước mát, có thể ngậm nước trong miệng một lúc, chắc chắn vị cay sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, chất capxaxin trong ớt rất mạnh, kích thích các tế bào cảm nhận trong miệng, mũi và cả dạ dày. Nếu bạn bị bỏng nặng trong miệng thì nước sẽ không thể vô hiệu hoá được ảnh hưởng của nó.
- Thay vì uống nước bạn cũng có thể uống một chút sữa chua hay ăn một chút kem. Chất casein trong sữa chua và kem sẽ giúp tẩy sạch chất capxaxin trong giây lát.
- Một cách đơn giản nữa là bạn nên ngừng ăn cơm lúc đó, ăn chút hoa quả mát để sẵn trong tủ lạnh. Hoa quả giàu vitamin, vị ngọt mát của nó sẽ giúp bạn quên đi cái cay nóng đang hoành hành trong miệng.
- Không may ăn phải miếng ớt quá cay bạn có thể ngậm ngay vài hạt muối hoặc có thể dùng nước muối đặc súc miệng một vài lần miệng sẽ giảm ngay hiện tượng bỏng rát khó chịu do bỏng ớt gây ra.
- Dầu ăn hoặc dầu thực vật. Capsaicin có thể hòa tan trong dầu ăn, vì vậy khi bị bỏng ớt có thể xúc miệng một lần bằng dầu ăn là cảm giác bỏng rát sẽ giảm đi rất nhiều.
- Người dân Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia có tỷ lệ người dân ăn cay nổi tiếng trên thế giới. Một thực phẩm họ hay sử dụng để kìm hãm “cảm giác cay” là dưa leo.
- Nước đường và chocolate: Nước đường pha tỷ lệ 1:10 (1 đường và 10 nước) ở nhiệt độ 200C dùng để xúc miệng khi bị cay, nó sẽ làm giảm hiện tượng cay nóng một cách rõ rệt. Khi dùng nước đường bạn có thể xúc liên tục để đạt hiệu quả nhanh nhất. Chocolate có một lượng chất béo cao, có tác dụng trung hòa capsaicin trong ớt.
- Tinh bột có trong cơm hoặc bánh mì có tác dụng như dũng sĩ diệt nguyên nhân cay do ớt hiệu quả. Vì vậy, khi ăn phải ớt cay bạn có thể nhai kỹ một miếng bánh mì, khoai hoặc cơm. Bạn sẽ thấy hiện tượng cay nóng giảm đi rõ rệt.
Đừng biến ớt trở thành nỗi lo khi cắt, ăn phải nếu đã có được 1 trong những cách trên nhé!
Cooky.vn
Tổng hợp
Từ khóa » Chữa ớt Cay Vào Mắt
-
Chữa Cay Rát Khi ớt Văng Vào Mắt - Báo Bạc Liêu
-
Ớt Dính Vào Mắt Phải Làm Sao? Thử 6 Mẹo đánh Bay Cơn Bỏng ớt Nhé
-
Mẹo Xử Lý Khi Bị ớt Dính Lên Da, Mắt - VTC News
-
Ớt Vào Mắt Phải Làm Sao Và Cách Chữa Khi ớt Dính Vào Mắt?
-
Chữa Cay Rát Khi ớt Văng Vào Mắt - Báo Giáo Dục Thời đại
-
Nếu Bị Ớt Văng Vào Mắt Thì Hãy Làm Theo Cách Này 100% Hết
-
Bật Mí Cách Chữa Bỏng ớt Tại Nhà An Toàn, Giảm Bỏng Rát | Cleanipedia
-
Làm Gì Khi ớt Văng Vào Mắt? - NTO
-
Cách Làm Hết Cay ớt ở Tay Và Mắt Hiệu Quả Tại Nhà Mà Không Gây Bỏng
-
Mẹo Cắt ớt để Không Bị Cay Mắt, Bỏng Rát Và Cách Chữa Bỏng ớt ...
-
Cách Làm Hết Cay ớt ở Tay Và Mắt Hiệu Quả Tại Nhà Mà ... - Yêu Trẻ
-
Cách Làm Hết Cay ớt ở Tay Và Mắt Hiệu Quả Tại Nhà Mà Không Gây Bỏng
-
Cách Xử Lý Khi Mắt Bị Dính ớt? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Mẹo Khử Cay Khi Bị Dính Ớt Lên Tay Và Các Bộ Phận Cơ Thể Khác