Bí Quyết Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần Hiệu Quả Ngay Tại Nhà - Kynaforkids
Có thể bạn quan tâm
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần tại nhà sẽ giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường học tập, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn mỗi khi đến lớp. Trẻ nhỏ thường ham chơi, ít khi tập trung nên việc dạy trẻ đánh vần không hề dễ dàng chút nào.
Bước vào lớp 1 là thời điểm bé bắt đầu cần học những bài học làm người đầu tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ.
Dạy bé làm quen mặt chữ
Trước tiên, để việc dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả, mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần từ những chữ đơn giản
Trước khi bé thành thạo việc đánh vần, mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, từ ngữ, gần gũi nhất với bé. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”… Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.
Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “a+i”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Dạy trẻ lớp 1 đánh vần, khả năng phát âm của bé vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó, bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.
Thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần thời gian học tốt nhất là từ 5 – 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.
Kinh nghiệm dạy bé học đánh vần
Cha mẹ cần chọn thời gian học đánh vần: Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.
Bố mẹ không nên ép bé học đánh vần: Bạn mong con mình nhanh biết đánh vần, nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Bạn hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy trẻ học, bạn cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.Trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để bé có hứng thú học hơn.
Học đánh vần qua các trò chơi bé yêu thích.
Mẹ cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lênXác định hãy cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn. Có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh…
Dạy trẻ lớp 1 đánh vần những chữ liên quan mật thiết đến bé: như tên bé, ba mẹ, anh chị thì bé dễ nhập tâm. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ – vừa giúp bé tập viết, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…
Chơi đồ hàng: Hai mẹ con chơi bán chữ, nếu từng chữ cái thì mua rẻ, dạy bé xếp dần những chữ có nghĩa đơn giản (2 chữ cái) như “ba”, “mẹ”, “em bé”, “cá”… để bán hàng “đắt” hơn.
Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ, nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.
Phải khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ…
Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó ngồi “ôm sách”, do đó bạn nên dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với trẻ. Khi chơi, xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ.
Tìm bảng phụ âm phóng to dán lên tường để nhắc nhở bản thân phương pháp dạy trẻ hợp lý nhất. Tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần. Giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.
Với những gợi ý trên đây hy vọng sẽ giúp cha, mẹ dạy trẻ học vần một cách hiệu quả.
Theo: Báo đời sống pháp luật
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ đánh Vần Lớp 1
-
HƯỚNG DẪN TRẺ HỌC ĐÁNH VẦN TẠI NHÀ | Butmaileta - YouTube
-
Bật Mí Cách Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần Vanh Vách Dễ Dàng Ngay Tại Nhà!
-
Gợi ý Các Cách Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần Hiệu Quả, Dễ Hiểu - Chilux
-
Cách Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần Hiệu Quả Tại Nhà
-
28 Bài đọc Và Cách đánh Vần Cho Học Sinh Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Học đánh Vần Tiếng Việt
-
[MẸO] Cách Dạy Học Sinh Lớp 1 Đánh Vần Tại Nhà (HIỆU QUẢ ...
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Dễ Dàng
-
Cách Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần Ghép Chữ - Thiết Bị Giáo Dục STEM
-
6 Cách Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Mẹ Dạy Bé Học đánh Vần
-
Top 15 Video Hữu ích Hỗ Trợ Bé Tập đánh Vần Tiếng Việt 4-6 Tuổi
-
Dạy Bé Học đánh Vần Tiếng Việt Lớp 1 Tại Nhà - Monkey
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 đánh Vần