Bí Quyết để Tính Toán Móng Băng Dưới Hàng Cột Chuẩn Xác Nhất Hiện ...

Trong quá trình xây dựng ta sử dụng đến cách tính toán móng băng dưới hàng cột vì đây là bước đóng vai trò rất quan trọng. Qua bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xác định toàn bộ kích thước của móng băng bằng các công thức đơn giản.

Cấu trúc của móng băng dưới hàng cột

Cấu trúc của móng băng dưới hàng cột

Cấu trúc của móng băng dưới hàng cột là gì?

Để có thể hiểu được tính toán móng băng dưới hàng cột là như thế nào thì phải biết được móng băng là gì? Móng băng chính là loại móng chiều dài lớn hơn chiều rộng, có kết cấu phải chịu lực nằm dưới mặt đất. Mọi người khi xây dựng thường dùng dưới tường nhà, tường chắn hoặc dưới dãy cột nhà. Có thể đặt chúng độc lập hay đặt giao thoa thành hình chữ thập để móc nối lại với nha

Lựa chọn cách tính toán móng băng dưới hàng cột chính xác

Lựa chọn cách tính toán móng băng dưới hàng cột chính xác

Đặc điểm của móng băng là sẽ giảm đi sự lún không đều, tăng thêm độ cứng cho công trình xây dựng kiên cố hơn. Móng băng thường được sử dụng xây bằng vật liệu như gạch, đá, bê tông và bê tông cốt thép.

Thông thường thì những loại móng băng được chia trên các loại phương diện sau đây:

  • Loại thứ nhất: trên phương diện về loại vật liệu kết cấu với nhau thì móng băng gồm: móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép.
  • Loại thứ hai: trên phương diện về tính chất hoặc đồ cứng thì móng băng gồm: móng băng mềm, móng băng cứng, móng băng từ hỗn hợp.
  • Loại thứ ba: trên phương diện về phương vị thì móng băng gồm: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Tuy các loại móng băng trên đã được phân chia ra nhiều loại nhưng cấu tạo chung của móng băng dưới cột sẽ gồm các lớp chi tiết sau:

  • Lớp bê tông có độ lót mỏng, phần móng sẽ được đổ trải đều dài liên tục và liên kết nhau tạo thành một khối lớn hoặc dầm móng.
  • Độ dày của lớp bê tông phải tầm 100m.
  • Bản móng phổ thông sẽ có kích thước: (900-1200) x 350 (mm)
  • Dầm móng phổ thông sẽ có kích thước: 300 x (500-700) (mm)
  • Kích thước của thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Kích thước của dầm móng bổ thông với thép dọc là: 6Φ (18-22) và với thép đai là 6Φ (18-22)

Lưu ý: Đây là cấu tạo chung của móng băng dưới cột với các thông số trên chính là thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn bởi chuyên gia đưa ra. Do vậy trong quá trình thi công xây dựng nếu có thay đổi số liệu cần thì phải xem xét điều kiện thích hợp của loại đất nền mềm hay yếu.

Tất cả quy trình để tính toán móng băng dưới hàng cột

Những quy trình để tính toán móng băng dưới hàng cột một cách hợp lý đã được chia thành các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Xem xét từ sơ đồ móng băng và bài toán mô hình toán

Sơ đồ và mô hình toán

Sơ đồ và mô hình toán

  • Bước 2: Lựa chọn loại vật liệu để làm móng băng tốt nhất
  • Theo như lý thuyết móng sẽ được đúc từ loại bê tông B25. Trong đó cường độ chịu nén Rb=14.5 MPa; cường độ chịu kéo của của bê tông Rbt=1,05 Mpa; độ đàn hồi E= 30.10^3 MPA; hệ số điều kiện làm việc Yb=1
  • Chọn loại cốt thép ở trong móng là loại CII với cường độ chịu kéo của cốt thép dọc Rs= 280 Mpa
  • Chọn loại cốt thép ở trong móng là loại CII với cường độ chịu kéo của cốt thép đai Rsw = 225 Mpa
  • Với hệ số vượt tải n= 1,15
  • Bê tông và đất có ytb bằng 22kN/m3

Lựa chọn loại vật liệu chất lượng cho móng băng

Lựa chọn loại vật liệu chất lượng cho móng băng

  • Bước 3: Xác định chọn độ sâu để chôn móng xuống và chọn tổng sơ bộ độ cao của dầm móng và cánh móng
  • Chiều sâu đào chôn móng sẽ được quyết định bàn bạc giữa chủ thầu và chủ nhà.
  • Xác định rõ chức năng đặc điểm của cấu trúc nhà hoặc công trình xây dựng.
  • Xem rõ trị số và đặc điểm của trọng lực sẽ tác động lên khung đất nền căn nhà.
  • Loại địa hình của căn nhà đang xây hoặc công trình đang thiết kế.
  • Điều kiện địa chất tại nơi đang tổ chức thi công xây dựng
  • Tính toán chọn đúng chiều sâu trước khi đặt móng xuống cố định
  • Bước 4: Kiểm tra tổng quan kích thước của móng băng.
  • Bước 5: Kiểm tra độ ổn định của đất nền khu đang xây
  • Bước 6: Kiểm tra độ lún ở trạng thái giới hạn
  • Bước 7: Kiểm tra của cường độ và điều kiện đất nền

Công thức để kiểm tra điều kiện nền và độ biến dạng nền như sau:

  • ptclà áp lực tiêu chuẩn tại vị trí đáy móng.
  • gtblà trọng lượng của thể tích trung bình cả bê tông móng và đất ở
  • F=bxl – diện tích của đáy móng
  • W = bl2/6 – moment chống uốn tiết diện móng.
  • åMtc– tổng momen đặt tại trọng tâm của đáy móng.

Kiểm tra điều kiện nền và độ biến dạng móng

Kiểm tra điều kiện nền và độ biến dạng móng

Bước 8: Kiểm tra các điều kiện để chống trượt cho móng băng

Bước 9: Kiểm tra về độ lún bị lệch tương đối của móng băng

Để đảm bảo yêu cầu xây dựng thì độ lún của nền cần thỏa mãn điều kiện: S ≤ [Sgh]

Bao gồm:

  • S – độ lún được tính bởi công trình.
  • [Sgh] – trị số giới hạn biến dạng của công trình, trị số này phụ thuộc các: đặc tính của công trình đang xây, đặc tính của nền và phương pháp thi công.
  • Bước 10: Kiểm tra các điều kiện để chống cắt thủng móng

Pcx= ¾[Rk.Sxung quanh tháp xuyên] # 0,75Rk[4(bc+ho)ho]

Mà chiều dày sẽ là: ho= h-ab

Trong đó:

  • ab: lớp bê tông tạo nên để bảo vệ thép đáy móng,
  • Rk: sức chống cắt tại bê tông móng.
  • Bước 11: Xác định tính toán loại nội lực cho dầm móng bằng mô hình Snap, Safe, Etabs
  • Bước 12: Xác định tính toán cốt thép dầm móng

Hệ số nền k = s/S (kN/m3)

Với: s: áp lực gây nên độ lún và S: độ lún của toàn bộ nền

Trên đây là tất cả những cách thức để giúp bạn có thể hiểu móng băng là gì và cách tính toán móng băng dưới hàng cột cụ thể rõ ràng. Hi vọng những thông tin trên sẽ bổ ích và giúp bạn áp dụng được trong quá trình xây dựng nhà.

Từ khóa » Tính Cốt Thép Móng Băng