Bí Quyết Làm Sếp Hài Lòng - HrOnline

Bất kể một nhân viên nào trong công ty cũng vậy, đều muốn lấy lòng sếp để được sếp trọng dụng. Có nhiều nhân viên để có được sự trọng dụng của sếp họ bất chấp tất cả thậm chí là đấu đá, chà đạp lên nhau. Nhưng theo bạn biết đấy việc đấu đá, chà đạp lên nhau rồi cuối cùng cũng đi đến kết quả là thất bại. Để được sếp trọng dụng lâu dài, yêu quý HrOnline xin chia sẻ đến bạn những bí quyết sau.

 

Bí quyết lấy lòng sếp khó tính

 

Để lấy lòng sếp bạn cần phải hạn chế thể hiện những cử chỉ mang đến những cảm giác tiêu cực. Ví dụ như việc bạn thể hiện bộ mặt khó ưa, thể hiện những hành động sỗ sàng

 

Thay vào đó nên tránh xa những cuộc tranh luận mang tính gay gắt, tiêu cực tại công ty, nên chú ý tới việc lựa chọn trang phục phù hợp, ... Cũng có thể đưa ra những lời góp ý thẳng thắn, mang tính chất xây dựng , không kèm theo những lời chỉ trích nặng nề và tiêu cực thì sẽ được mọi người công nhận.

 

Dù thẳng thắn nhưng với tinh thần ấy, bạn sẽ chiếm được cảm tình tốt của sếp và mọi người. Đó chính là một tín hiệu tích cực để cho bạn nhanh chóng tạo những bước đi thuận lợi cho sự nghiệp.

 

Thể hiện vai trò quan trọng trong công ty

Thể hiện giá trị của bản thân là cách tốt nhất để bạn thể hiện vai trò quan trọng của mình để sếp quý mến và trọng dụng bạn. Hãy nói cho tất cả mọi người biết được rằng, bạn chính là một mắt xích vô cùng quan trọng mà nếu như thiếu đi thì cả bộ máy sẽ không thể hoạt động được.

 

Nhưng để có thể trở thành một mắt xích đó thì chẳng phải là chuyện dễ dàng. Việc này đòi hỏi bạn cần phải đầu tư nhiều công sức, tâm trí và thời gian của bản thân.

 

Sự tích cực, thái độ nhiệt tình cùng với tinh thần chủ động chính là những yếu tố đầu tiên giúp bạn xây dựng giá trị quan trọng và bước vào dây chuyền vận hành của cả công ty. Vậy thì bạn cần hành động bằng những hoạt động cụ thể. Có thể bắt đầu từ việc xin thực hiện dự án quan trọng với lời cam kết chắc chắn thực hiện tốt để sếp yên tâm trao cơ hội vào tay bạn.  

 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hãy cố gắng rèn luyện để có thể phát triển tốt kỹ năng giúp cho bạn trở nên nổi bật hơn hẳn đồng nghiệp. Đừng bao giờ xem nhẹ giá trị của một mắt xích bởi vì dù nó nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, hơn nữa, để trở thành một mắt xích nhỏ đó bạn cần phải không ngừng hoàn thiện những kỹ năng, bồi đắp kiến thức, kinh nghiệm.

 

Nắm rõ mục tiêu ưu tiên được sếp quan tâm

Dù sếp của bạn có đưa ra vô vàn những ưu đãi hấp dẫn có thể tạo ra được rất nhiều điều kiện để có thể hỗ trợ cho nhân viên thì mục đích cuối cùng cũng vì  mục tiêu quan trọng cốt lõi mà sếp đã đặt ra.

 

Vậy cho nên bạn hãy xác định ngay từ đầu rằng những điều mà sếp bạn quan tâm nhất cũng chính là mục tiêu quan trọng và thiết yếu trong sự nghiệp của bạn. Do đó nắm bắt nhanh nhạy sự ưu tiên của sếp, đặc biệt là những ưu tiên trong giai đoạn hiện tại là cần thiết mà bạn cần lưu tâm đến.

 

Tuy nhiên, cũng đừng quá chú tâm đến vấn đề này mà bỏ qua mục tiêu cá nhân của mình. Thế cho nên, một lưu ý nữa cần đưa ra đó là đảm bảo mục tiêu ưu tiên của sếp cũng chính là mục tiêu phù hợp và nhất quán với mục tiêu ưu tiên của chính bạn.

 

Bảo vệ mục tiêu của sếp  

 

Đây có thể coi là một sự hài hòa tuyệt vời giúp bạn có sức chạy marathon trên con đường sự nghiệp của mình. Hiểu được sếp và dễ dàng có thể tạo ra được những niềm tin ở sếp thì đừng lơ là việc nắm bắt mục tiêu của ông ta là gì bạn nhé.

 

Giữ liên lạc thường xuyên với sếp

Giữ liên lạc thường xuyên cũng là cách để sếp để tâm đến bạn và coi sự xuất hiện của bạn trong công việc là điều quan trọng. Một khi chúng ta đã bỏ tâm huyết rất nhiều để chứng tỏ thực lực của mình thì hãy cập nhật một cách thường xuyên tiến độ công việc bạn thực hiện được lên cấp trên.

 

Đó chính là cách bạn nói cho sếp của mình biết rằng bạn đang làm việc như thế nào. Những kết quả công việc được cập nhật thay lời nói khẳng định với sếp về hiệu suất bạn đã tạo ra tốt đến đâu.

 

Dù cho sếp có giao cho bạn bất cứ thử thách nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ cố gắng hoàn thiện chúng một cách tốt nhất, mang tới uy tín vững chãi trong niềm tin của sếp. Nói cho ông ta biết rằng, hiệu suất cao chính là thứ mà bạn theo đuổi.

 

Nếu cứ trao đổi thường xuyên như vậy mà lại lấy hiệu suất trong công việc làm chủ đề chính thì đương nhiên sếp sẽ ghi nhớ bạn, ấn tượng về bạn nhiều hơn và đồng thời cũng thấy được sự không ngừng tiến bộ cùng những nỗ lực cống hiến của bạn. Có thể một ngày nào đó, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng từ cảm tình của sếp.

 

Chủ động nhận thức và khắc phục sai lầm

Khi nhận thức được lỗi sai không khác gì bạn biết được mụn nhọt trong công việc nằm ở đâu khiến cho công việc của bạn không được suôn sẻ. Nhưng nhận thức thôi chưa đủ, bạn cần đưa ra một đơn thuốc chính xác có thể chữa trị tận gốc mụn nhọt đó.  

 

Tương tự như thế, bạn cần phải biết được bản thân mình thiếu sót hay sai lầm chỗ nào để liệu đường khắc phục và sửa chữa. Dù cho sếp của bạn có biết rằng bạn đang mắc lỗi nhưng với tinh thần chủ động tìm hiểu và khắc phục chính bản thân mình thì bạn cũng đồng thời tạo nên được ấn tượng tốt trong mắt của sếp.

 

Khi lấy tinh thần tự giác để kiểm soát mọi kết quả trong công việc thì hãy lựa chọn hình thức tiện lợi nhất để nắm bắt được tiến độ thực hiện công việc. Tập cho mình thói quen viết nhật ký công việc cũng là một ý tưởng không tồi.

 

Nhật ký sẽ giúp cho bạn có thể ghi lại và phản ánh một cách rõ ràng những bước tiến của bạn. Do vậy, những nội dung nên được đưa vào cuốn nhật ký công việc của bạn đó là: việc làm đang đảm nhận, những việc làm người khác đánh giá tốt về bạn, những điều cần làm, tự đánh giá trong góc nhìn của sếp.

 

Có thể coi đây chính là một hình thức tự phê bình vô cùng hiệu quả, giúp cho bạn có thể hạn chế mắc lỗi khi thực hiện nhiệm vụ công việc. Hơn thế, những sai lầm dù có lỡ mắc phải cũng sẽ được nhận ra dễ dàng hơn, từ đó kịp thời khắc phục và sửa chữa.

 

Thành thật nhận lỗi

Có thể dưới áp lực thời gian, sự gấp gáp khiến cho một số vấn đề không được khắc phục một cách triệt để hoặc rối tung lên. Khi đó, một thái độ nhận lỗi chân thành là điều cần thiết.

 

Bạn cần xem xét các mức độ ưu tiên của sếp trong những việc mà bạn chưa hoàn thành. Tìm ra những lỗi sai đã gây ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ của công việc trong hiện tại.

 

Mắc lỗi chưa hẳn là một việc xấu. Nếu như đã mắc lỗi mà chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm với điều đó thì nó sẽ giúp cho bạn trở nên hoàn thiện hơn.

 

Đưa ra nhận xét trung thực

Hãy tôn trọng tất cả những điều sếp nói, nếu có điều gì bạn cảm thấy không thỏa đáng thì hãy đáp lại bằng những ý kiến, lời bình luận thật sự công tâm.

 

Ý kiến, lời bình luận thật sự công tâm của bạn sẽ gây chú ý cho sếp

 

Nguyên tắc đúng thì khen, sai thì thẳng thắn góp ý và xây dựng sẽ luôn góp phần tích cực trong mọi cuộc hội thoại. Nhất là khi bạn đối diện với sếp, hãy tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo bạn sẽ không làm phật lòng sếp đâu nhé.

 

Có thể trở nên bận rộn hơn

Không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải ở trong trạng thái tất bật với công việc, có những khoảng thời gian bạn vô cùng nhàn rỗi, thảnh thơi, nhưng đừng để cho sếp thấy bạn đang quá nhàn hạ trong công việc dù cho bạn có những cách thức cải tiến nhanh hơn và bạn nghĩ đương nhiên mình xứng đáng được nghỉ ngơi sau đó

 

Cách tốt nhất là hãy thể hiện, bạn luôn có việc để liền tay liền chân thực hiện và có thái độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ kho cần.

 

Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trong đa số các trường hợp, người lãnh đạo luôn đóng vai “ác” là một kẻ khó ưa trong mắt người khác. Nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần và làm quen với mọi biến cố và sự khó khăn dồn đến, chú tâm cao độ để làm tốt nhất những gì được giao. Chẳng hạn như bạn được giao lập biên bản làm việc để sếp chủ trì cuộc họp thì bạn hãy tận dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi có thể chịu đựng được những điều khủng khiếp nhất từ sếp thì bạn cũng chính là một người chiến thắng.

 

Chịu đựng được những điều khủng khiếp nhất từ sếp chắc chắn bạn sẽ thành công

 

Dù có đáng sợ đến đâu thì sếp cũng giống như bạn, cũng có tâm tư riêng, cuộc sống riêng. Có những điều họ buộc phải trở nên “dữ dằn” để có thể chèo lái vững con thuyền, nhưng đó là khi nhân viên của họ không được như ý nguyện, còn một khi bạn biết cách làm hài lòng họ thì chắc chắn sẽ không có khó khăn gì đối với việc phát triển sự nghiệp cá nhân.

 

Trên đây là những chia sẻ của Hronline về bí quyết lấy lòng sếp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích trong việc chinh phục vị sếp khó tính của mình. Chúc bạn thành công.

Nguồn: https://hronline.vn/kien-thuc-nhan-su

Từ khóa » để Sếp Trọng Dụng Bạn