Bí Quyết Làm Thân Với Sếp Và đồng Nghiệp Mà Không Sợ Bị Mang ...

imagesThịnh hànhCộng đồngWebtretho Beyeu Awards 2024Thông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GooglePHONG CÁCH SỐNGTrải nghiệm cuộc sốngTham giacCHAUKHANH1579 năm trướcBáo cáoBí quyết làm thân với sếp và đồng nghiệp mà không sợ bị mang tiếng vô duyênĐã đi làm, ai mà chẳng muốn có mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp để công việc thuận lợi hơn. Nhưng có khi nào bạn cảm thấy sếp cao xa vời vợi quá khó bắt chuyện? Hoặc gã đồng nghiệp mặt mũi cau có làm bạn nản lòng chẳng muốn lại gần? Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn phá tan mọi im lặng ngượng ngùng và kết giao được với bất kì ai mà bạn muốn. Chuẩn không cần chỉnh luôn ấy! Khéo léo gây ấn tượng với sếp Nếu tình cờ gặp sếp trong thang máy hay ở văn phòng, nở một nụ cười thật tươi và bắt đầu với một câu hỏi như: “Chào anh! Dạo này anh thế nào?” Bằng cách này, bạn đã mở ra một cơ hội để sếp chia sẻ thông tin với bạn. Nếu sếp hào hứng tiếp chuyện thì quá tuyệt vời, bạn hãy chăm chú lắng nghe và đặt ra những câu hỏi thật thích đáng nhé! Còn nếu sếp chỉ lịch sự đáp lại “Cảm ơn, tôi ổn cả. Còn anh?” thì bạn nên trả lời thật ngắn gọn, song khéo léo nhắc đến tên dự án và vai trò của bạn trong đó. Ví dụ: “Ồ tuyệt vời! Tôi đang chạy dự án , đang vào giai đoạn nước rút nên rất phấn khích!”. Rất có thể sếp sẽ hỏi kĩ thêm về dự án hoặc về công việc của bạn. Trong trường hợp sếp bạn phải quản lý cả trăm hay cả ngàn nhân viên, rất khó để họ nhớ mặt thuộc tên từng người. Sẽ chẳng có gì là quá đáng nếu bạn chìa tay ra và nói: “Chào anh. Xin tự giới thiệu, tôi là A, làm ở bộ phận B.” Thân thiện với lính mới Khi trò chuyện với lính mới, điều quan trọng nhất là bạn cần giúp họ cảm thấy thoải mái và câu chuyện không sớm đi vào ngõ cụt. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi “Xin chào! Bạn mới vào làm thứ Sáu tuần này phải không? Tôi là A, đang làm bên bộ phận B. Bạn quen với công việc ở đây chưa?” Câu trả lời thông thường mà bạn nhận được sẽ là: “À, cũng tạm ổn. Nói chung cũng còn nhiều thứ phải học lắm, nhưng tôi đang rất hào hứng. Còn bạn làm ở đây lâu chưa?”. Bạn hãy nắm lấy cơ hội này để kể một vài kỉ niệm đáng nhớ hồi bạn mới vào làm. Cuộc trò chuyện sẽ dần cởi mở và dễ dàng hơn. Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể nhìn đi chỗ khác, đi thẳng vào bếp pha cà phê và chỉ buông thõng một câu “Xin chào!”. Nhưng nếu bạn muốn tạo sự gắn kết với đồng nghiệp để cùng kề vai sát cánh, thành thật khuyên bạn nên chọn cách bên trên. Nhờ vả “ma xó” - nhân viên “lão làng” Công sở hay có kiểu “nhân viên lão làng” bám trụ lâu năm, chuyện gì cũng biết cũng rành nhưng lại rất khó làm quen, nhất là nếu như công việc của họ không liên quan gì đến bạn. Cách chào hỏi xã giao sẽ trở nên rất ngượng nghịu đối với kiểu người này. Tốt nhất là bạn hãy nhờ họ hướng dẫn hoặc tư vấn một vấn đề gì đó. Ví dụ chọn quán phù hợp để cả team đi ăn chung. Bằng cách này, bạn đã khéo léo bày tỏ sự thán phục đối với kinh nghiệm/hiểu biết của họ đồng thời tạo ra cơ hội giao tiếp gần gũi thân thiện hơn. Nếu bạn biết chút ít về công việc họ đang làm để chêm vào giữa câu chuyện thì lại càng tuyệt. Tán gẫu với sinh viên thực tập Cách dễ nhất để bắt chuyện với sinh viên thực tập là nói về sở thích. Một khi đã động đến sách vở, phim ảnh, thể thao… thì bạn khỏi lo bị cạn đề tài nói chuyện. Thậm chí, nếu bạn hỏi họ “Xin chào, cuối tuần vừa rồi của em vui không?” mà họ chỉ trả lời gọn lỏn: “Dạ, cũng bình thường” thì bạn vẫn có thể cứu vãn bằng cách nói về cuối tuần của chính mình và lôi kéo họ tham gia. Chào hỏi vợ/chồng sếp Vợ hoặc chồng sếp đến tham dự bữa tiệc của công ty? Bạn hãy lịch sự lại gần để chào hỏi. Bạn có thể bắt đầu với một số thông tin thu nhặt được, ví dụ: “Chào chị, em vẫn nghe anh X nhắc đến chị suốt. Anh ấy nói chị nấu ăn khéo lắm. Chị có thể chia sẻ một vài bí quyết cho em được không?” Còn nếu như bạn chẳng biết gì về họ thì chào hỏi xã giao theo cách thông thường cũng không tệ: “Xin chào! Chiếc váy chị mặc đẹp quá!” Nhìn chung mọi người thường ngại nói chuyện quá thân mật với vợ hoặc chồng sếp vì không muốn bị coi là nịnh nọt hoặc suồng sã. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cứ đứng im một góc hay lờ tịt họ đi. Chào hỏi một câu không khiến bạn trông giống kẻ bợ đỡ đâu. Bắt chuyện với khách VIP Buổi hội thảo có sự góp mặt của một nhân vật quan trọng trong ngành mà bạn rất muốn làm quen. Hãy cứ mạnh dạn tiến lại gần và tự giới thiệu: “Xin chào, tôi là A. Tôi biết anh/chị đang rất bận, nhưng tôi sẽ không tha thứ cho mình nếu không tới chào anh/chị và thú nhận rằng ứng dụng Z của anh/chị thật tuyệt vời.”Có thể tất cả những gì bạn nhận lại chỉ là một câu cảm ơn xã giao, nhưng cũng đừng vội lấy thế làm buồn. Dù sao thì khen ngợi luôn là cách tốt nhất để khởi đầu một cuộc trò chuyện. Nếu bạn còn nói thêm một vài nhận xét chân thành và tích cực về công ty, dự án hay sản phẩm của họ nữa thì càng tuyệt. Hòa giải với sếp cũ Bạn từng hục hặc với sếp cũ, hoặc việc bạn ra đi đã khiến sếp tím mặt vì giận. Bạn tình cờ giáp mặt sếp ở một quán ăn hoặc nơi công cộng. Thôi nào, bạn đừng trẻ con đến mức giả vờ không trông thấy sếp chứ. Hỏi thăm lịch sự và thiện chí là cách ứng xử đúng đắn nhất trong tình huống này. Bạn có thể “phá băng” bằng cách hỏi: “Chào anh! Dạo này mọi chuyện ở công ty vẫn ổn chứ ạ? Tôi có nghe tin bên đó đang triển khai dự án mới do anh đứng đầu. Chắc là anh bận lắm?”. Sếp cũ dù từng khó chịu với bạn đến đâu cũng sẽ phải dịu lại thôi, cho dù chỉ vì lịch sự. Bắt chuyện với đồng nghiệp “lạ” Đồng nghiệp làm chung còn dễ có chuyện để nói, chứ đồng nghiệp làm ở bộ phận khác thì hơi khó. Nhiều khi bạn còn chẳng biết họ đang làm gì (cũng như họ chịu không biết gì về bạn). Bạn có thể bắt chuyện bằng một câu hỏi chung chung như: “Xin chào! Nghe nói bên đó đang chạy dự án bận lắm hả?” Khả năng cao là họ sẽ trả lời: “Ừ, bên mình đang chạy dự án X nên cũng bận” hoặc “Ừ, cuối tuần rồi có sự cố Y…” Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm thông tin để kéo dài cuộc trò chuyện. Nếu họ không cởi mở lắm thì bạn vẫn có thể giới thiệu về bạn cùng công việc của bạn trước. Dĩ nhiên, những tình huống nêu trên chỉ là giả định. Rất khó để đoán biết chính xác người đối diện sẽ trả lời bạn như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, miễn là bạn chân thành, thiện ý và biết người đối diện mình là ai, mục đích của cuộc trò chuyện là gì thì bạn sẽ thành công thôi ;) http://www.webtretho.com/forum/f3950/chi-em-khong-muon-bi-coi-thuong-thi-dung-lay-chong-tay-2221192/ http://www.webtretho.com/forum/f3950/may-man-cho-phu-nu-nao-biet-tu-bo-8-thoi-quen-nay-truoc-tuoi-35-a-2222373/ http://www.webtretho.com/forum/f3950/khi-chan-nan-cong-viec-doc-ngay-bai-nay-la-hung-khoi-di-lam-2222574/ Quảng cáoLên đầu trang

Từ khóa » Cách Nhắn Tin Hỏi Thăm Sếp Cũ