Bí Quyết Lựa Chọn đèn Nhà Tắm Cho Cuộc Sống Tiện Nghi

Là không gian sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình, nhà tắm ngày càng được chú trọng đầu tư như một giải pháp hoàn hảo tạo nên một không gian thư giãn thoải mái nhất. Mang tới một phòng tắm ấn tượng tiện nghi, việc bố trí ánh sáng được xem như chìa khóa vàng. Lựa chọn và lắp đặt đèn nhà tắm hợp lý sẽ mang tới một cuộc sống tiện nghi và thoải mái nhất. Nên lựa chọn những loại đèn phòng tắm nào phù hợp, bố trí, lắp đặt ra sao và những lưu ý gì dành cho đèn phòng tắm cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

Đèn phòng tắm đẹp cho cuộc sống tiện nghi

Vai trò của việc lựa chọn đèn nhà tắm 

Phòng tắm là nơi tích hợp nhiều công dụng, là nơi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân mỗi khi thức dậy cũng là nơi để mọi người thư giãn, thả mình cùng dòng nước sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. Vì vậy việc bố trí ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Là không gian không thể thiếu cho mọi hoạt động hàng ngày, bạn cần cung cấp đủ nguồn sáng để mọi hoạt động được diễn ra dễ dàng và thuận tiện. Bố trí đèn trang trí cho phòng tắm hợp lý sẽ giúp bạn thoải mái tận hưởng những phút giây nghỉ ngơi trong chính không gian nhà mình.

Khoa học chứng minh ánh sáng tác động mạnh mẽ đến các giác quan và cảm xúc của con người. Lựa chọn đèn phòng tắm phù hợp sẽ mang tới nguồn sáng dễ chịu, vừa đảm bảo chiếu sáng đảm bảo cho các hoạt động sinh họat hàng ngày, vừa tạo nên không gian nghỉ ngơi thư giãn, cho cuộc sống thoải mái và tiện nghi.

Đèn nhà vệ sinh, nhà tắm hiện đại

Các loại đèn phòng tắm hiện đại

Đèn ốp trần

Đèn trần là loại đèn được sử dụng phổ biến nhất với ưu điểm khuếch tán ánh sáng rộng, đa dạng mẫu mã cũng như kiểu dáng và chất liệu, cho không gian nhà tắm trở nên thật ấn tượng và cuốn hút. Nằm ở vị trí trung tâm căn phòng, đèn trần lan tỏa ánh sáng, chiếu sáng.

Đèn ốp trần nhà vệ sinh, nhà tắm

Đèn thả nhà tắm

Với không gian phòng tắm có độ cao trần đủ lớn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đèn thả như một món đồ trang trí đắt giá; vừa mang lại nguồn ánh sáng chan hòa, vừa tạo nên nét nhấn nhá độc đáo. Tô điểm thêm cho không gian phòng tắm thêm phần sinh động. Lựa chọn các mẫu đèn có kiểu dáng đặc biệt, hơi phá cách sẽ tạo nên cảm giác thích thú, vui mắt; đưa bạn đến với không gian thư giãn đầy thi vị.

Đèn thả nhà tắm

Nhà tắm master với mẫu đèn thả độc đáo
Nhà tắm master với mẫu đèn thả độc đáo

Mẫu nhà tắm master siêu sang cho những gia chủ thích cuộc sống hưởng thụ. Tận hưởng sự thư giãn trên chiếc bồn tắm lớn giữa căn phòng rộng rãi; Cạnh đó là ánh đèn vàng ấm áp của mẫu đèn thả độc đáo.

Đèn gương nhà tắm

Giải pháp hoàn hảo giúp không gian nhà tắm trở nên ấn tượng và có điểm nhấn; không thể bỏ qua các mẫu đèn soi gương nhà tắm đẹp. Thường được lắp phía trên hoặc hai bên của gương gắn tường, đèn gương phòng tắm làm bừng sáng lên tấm gương và chủ thể khi soi gương; đồng thời tạo nên hiệu ứng ánh sáng giúp không gian phòng tắm trở nên rộng rãi và thoáng hơn. Tạo cảm xúc thư thái để nghỉ ngơi thư giãn.

Đèn gương nhà tắm led

Đèn gương nhà tắm
Đèn gương nhà tắm

Đèn gương nhà tắm thường dùng thanh nhôm định hình LED. Với ánh sáng liền mạch, sắc nét; thường được lắp âm tường hoặc phía sau gương. Cho không gian phòng tắm thêm phần bắt mắt, thu hút.

Một trong những mẫu đèn soi gương mà rất được ưa chuộng trong không gian phòng tắm đó chính là đèn downlight, spotlight. Ánh sáng tràn lan, quá chói đã xưa rồi, theo dòng chảy thời gian, ánh sáng cần hiện đại hơn và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn. Đèn downlight, spotlight tạo quầng sáng nhấn nhà vào khu vực gương soi, bồn rửa tay; Như một nét chấm phá cho không gian mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho mọi hoạt động.

Đèn Downlight trong phòng tắm
Đèn Downlight trong phòng tắm

Đèn tường nhà tắm

Cách chọn đèn gương nhà tắm

Nếu trần nhà quá thấp hoặc không thuận tiện để lắp đèn áp trần, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các mẫu đèn tường để thay thế, làm bừng sáng lên những mảng tường khuất thiếu sáng đồng thời tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho không gian phòng tắm.

Đèn tường nhà tắm

Đèn âm sàn

Ngoài những mẫu đèn thông dụng, để tạo nên một không gian thư giãn ấn tượng, thơ mộng, tạo nhiều xúc cảm khi đắm mình trong không gian ấy, bạn có thể lắp đặt hệ thống đèn âm sàn để mang tới hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.

Bố trí đèn nhà vệ sinh

Đèn nhà vệ sinh nên dùng màu gì

Lựa chọn đèn cho nhà vệ sinh nên dùng màu gì? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì diện tích nhà vệ sinh thường nhỏ, và kín; nếu dùng bóng đèn có cường độ chiếu sáng quá mạnh sẽ dễ gây chói mắt và mỏi mắt. Bạn nên chọn các loại đèn có nhiệt độ màu dịu mắt; không gây chói mắt nhưng vẫn đảm bảo đủ sáng cho không gian. Nhiệt độ màu nên dùng là từ 3000K – 6500K; Khoảng ánh sáng vàng nhẹ đến ánh sáng trắng tự nhiên. Đảm bảo ánh sáng dịu nhẹ tốt nhất cho mắt mà vẫn đủ ánh sáng để hoạt động. Quang thông chiếu sáng phòng tắm cần có từ 4.000 – 8.000 lumens, với ánh sáng cho gương thì cần tối thiểu 1.700 lumen.

Đèn ốp tường nhà vệ sinh

Không chỉ trong không gian phòng ngủ, phòng khách mà phòng tắm cũng có thể lắp đặt đèn tường. Làm bừng sáng lên những mảng tường khuất thiếu sáng đồng thời tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho không gian nhà vệ sinh.

Mẫu đèn tường cực độc đáo cho không gian nhà vệ sinh
Mẫu đèn tường cực độc đáo cho không gian nhà vệ sinh
Một mẫu đèn tường nhà vệ sinh khác mà chắc chắn bạn sẽ thích
Một mẫu đèn tường nhà vệ sinh khác mà chắc chắn bạn sẽ thích

Đèn gương nhà vệ sinh

Gương là nơi cần sử dụng ánh sáng nhiều nhất trong phòng nhà vệ sinh; giúp người sử dụng có thể nhìn ngắm rõ các chi tiết. Phần gương nhà vệ sinh nếu được chăm chút sẽ được lắp riêng đèn spotlight chiếu điểm hoặc đèn chiếu vách, tùy theo nhu cầu và thiết kế của bạn. Thanh nhôm LED định hình tạo ánh sáng liền mạch, gắn phía sau gương cũng rất được ưa chuộng. Vừa tiện nghi mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, biến nhà vệ sinh của bạn thành nơi nghỉ dưỡng đặc biệt tại gia.

Đèn LED thanh nhôm cho gương nhà vệ sinh
Đèn LED thanh nhôm cho gương nhà vệ sinh
Một góc nhà vệ sinh cực chill cho những tín đồ ưa decor và sắc màu rực rỡ
Một góc nhà vệ sinh cực chill cho những tín đồ ưa decor và sắc màu rực rỡ

Đèn toilet

Ngoài những mẫu đèn trên thì còn khá nhiều loại đèn Toilet khác. Từ những mẫu đèn chiếu điểm khu vực gương, bồn vệ sinh đến đèn chiếu sáng chung; Những mẫu đèn độc đáo,…

Đèn Spotlight chiếu điểm trong không gian phòng vệ sinh
Đèn Spotlight chiếu điểm trong không gian phòng vệ sinh
Một mẫu đèn thả nhà vệ sinh khác mà chắc chắn bạn sẽ thích
Một mẫu đèn thả nhà vệ sinh khác mà chắc chắn bạn sẽ thích
Mẫu đèn thả cực xinh cho không gian nhà vệ sinh
Mẫu đèn thả cực xinh cho không gian nhà vệ sinh

Không giấu diếm chủ đích tạo thành không gian nghỉ dưỡng riêng biệt. Nhà vệ sinh chú trọng đến từng chi tiết đường nét. Từ sàn gỗ cao cấp kết hợp cùng sắc trắng của nội thất; Và đặc biệt là sự kết hợp của những mẫu đèn Downlight và đèn thả, mang đến điểm nhấn cho từng khu vực. Biến mỗi ngóc ngách trong căn nhà dù nhỏ nhất cũng trở nên tiện lợi và sang trọng. Nến thơm và hoa cùng một bản nhạc du dương; Đây chắc hẳn là nhà vệ sinh xứng tầm đẳng cấp; mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho gia chủ.

Lưu ý khi chọn lựa đèn trang trí phòng tắm 

Sau mỗi ngày dài làm việc và lao động mệt nhọc, bạn sẽ rất cần những phút giây được thả mình dưới dòng nước, buông bỏ mọi mệt nhọc, thư thái nghỉ ngơi ngay trong chính căn nhà. Vì vậy lựa chọn đèn trang trí cho căn nhà cũng cần lưu ý

Ánh sáng sử dụng cho phòng tắm nên là nguồn sáng dịu nhẹ, không quá mạnh khiến bạn bị chói mắt, làm đầu óc và cơ thể của bạn không được thư giãn. Nên lựa chọn những dòng đèn led nhà tắm với ánh sáng nhẹ nhàng và mềm mại sẽ giúp tác động trực tiếp đến không gian. 

Ứng dụng cho phòng tắm là nơi có độ ẩm cao, bề mặt nhiều nước nên đèn phòng tắm cần có chỉ số chống nước cao, bạn nên lắp đèn trong chiếc hộp để tránh nước bị bắn vào gây ra các hỏng hóc không đáng có hoặc lắp phía trên vòi hoa sen để hạn chế nước xâm nhập vào. 

TIPs lựa chọn đèn phòng tắm (phòng vệ sinh nhỏ) 1m2 – 4m2

Thường những căn hộ ở phố có diện tích hạn hẹp nên mọi không gian cần bố trí hợp lý và tối ưu hóa. Phòng vệ sinh nhỏ 1m2 – 4m2 thường là các không gian gia chủ tận dụng dưới gầm cầu thang; hoặc các không gian nhỏ để làm phòng vệ sinh phụ.

Ở các không gian này, chúng ta chỉ nên bố trí đơn giản: 1 bồn rửa mặt, 1 gương soi kích thước vừa phải; 1 bồn vệ sinh, 1 vòi xịt nước;

Trong những không gian nhỏ như này thì ánh sáng chính là nhân tố chính giúp nới rộng không gian. Nên chọn mẫu đèn Downlight, spotlight góc chiếu hẹp và có thể chỉnh hướng; Nhấn vào khu vực gương soi, bồn rửa tay, toilet,…Tạo điểm nhấn, giúp không gian thêm chiều sâu hơn.

Nếu không gian rộng hơn chút thì có thể thêm một số mẫu đèn tường lắp cạnh gương soi,…

Lựa chọn đèn phòng tắm rộng

Đối với những không gian rộng thì sẽ dễ hơn trong việc lựa chọn đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, đừng cố nhồi nhét ánh sáng và đồ vật vào; sẽ tạo cảm giác rối mắt, thậm chí là bí bách.

Biệt thự, khách sạn, resort, những nơi có không gian phòng tắm rộng, chúng ta có thể thoải mái thiết kế từ các thiết bị dùng cho phòng tắm, đến hệ thống đèn led trang trí.

  • Trần nhà: Dùng đèn led spotlight hoặc đèn led downlight, đèn led panel âm trần để trang trí quanh vùng trung tâm trần nhà. Nếu trần nhà cao thì bạn có thể dùng mẫu đèn thả, cho không gian thêm nét độc đáo và sang trọng.
  • Tường phòng tắm: dùng các mẫu đèn tường hợp với kiến trúc
  • Thanh nhôm định hình led bao quanh gương; Hoặc đèn rọi gương để tạo vùng sáng quanh gương, tạo sự chân thực khi soi gương.

Hi vọng với những chia sẻ của An Phước sẽ giúp bạn chọn lựa được mẫu đèn phù hợp nhất cho phòng tắm nhà mình. Theo dõi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé.

Xem thêm:

  • Đèn trang trí cho ban công cực chất
  • Đèn trang trí phòng khách bắt kịp mọi xu hướng
  • Các mẫu đèn phòng ngủ
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đèn Nhà Vệ Sinh Nên Dụng Màu Gì