Bí Quyết Mua Giường Cũi Cho Giấc Ngủ Của Bé Sơ Sinh Tốt

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh không còn chú trọng vào việc mua một chiếc giường cũi cho trẻ sơ sinh. Vì nghĩ là không cần thiết và xem đó là tốn kém khi có thể cho trẻ ngủ cùng cha mẹ. Tuy nhiên, việc sử dụng giường riêng cho bé ngay từ những tháng đầu tiên là điều cần thiết cho sự phát triển của bé.

Vậy chúng quan trọng như thế nào?

Nội dung bài viết

  • 1 Giường cũi là gì?
  • 2 Combo bộ giường cũi gồm những gì?
  • 3 Tại sao phải mua giường cũi riêng cho trẻ sơ sinh?
    • 3.1 Tốt cho sức khỏe của bé
    • 3.2 Tốt hơn so với đặt bé trên võng
    • 3.3 Trẻ học cách tự lập từ nhỏ 
    • 3.4 Tạo không gian riêng tư của ba và mẹ
    • 3.5 Tránh các thương tích cho bé
    • 3.6 Chuẩn bị trước khi cho bé ngủ riêng 
    • 3.7 Có tính linh hoạt cao
    • 3.8 Thời gian sử dụng dài
  • 4 Các yếu tố cần biết khi lựa chọn giường cũi cho bé
    • 4.1 Chất liệu cốt được sử dụng
    • 4.2 Chất liệu sơn 
    • 4.3 Kiểu dáng thiết kế
    • 4.4 Độ làm mịn của cũi
    • 4.5 Độ an toàn 
    • 4.6 Kích thước của cũi 
    • 4.7 Các tính năng thông minh được tích hợp
    • 4.8 Lựa chọn đệm, gra trải giường cho bé
    • 4.9 Kích thước của phòng đặt giường cũi
  • 5 Các lưu ý khi cho bé ngủ giường cũi
    • 5.1 Nên cho bé nằm giường cũi khi nào?
    • 5.2 Vị trí đặt giường
    • 5.3 Trang bị vật dụng cho bé
    • 5.4 Cho trẻ tự ngủ
    • 5.5 Đặt cũi sát giường khi mới tập cho bé ngủ riêng
    • 5.6 Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho bé
    • 5.7 Độ tuổi phù hợp cho bé rời cũi
  • 6 Làm thế nào để bé chuyển sang ngủ giường cũi
    • 6.1 Tập cho bé ngủ cũi
    • 6.2 Ngủ ở phòng bé những đêm đầu tiên 
    • 6.3 Để đèn phòng bé mờ mờ 
    • 6.4 Tắm cho bé trước khi ngủ 
    • 6.5 Không đặt đồ chơi trong cũi vào ban đêm 
  • 7 Các mẫu giường ngủ trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay
    • 7.1 Giường cũi trẻ em gỗ tự nhiên chất lượng
    • 7.2 Giường cũi trẻ em gỗ công nghiệp cao cấp
    • 7.3 Giường cũi trẻ em thông minh hiện đại
    • 7.4 Giường cũi trẻ em gấp gọn
    • 7.5 Giường cũi 2 tầng đa năng
    • 7.6 Giường cũi trẻ em có thể tùy chỉnh độ cao đáy
  • 8 Giá thành giường cũi trẻ sơ sinh 2020
  • 9 Hướng dẫn tự làm quây cũi giá rẻ cho bé tại nhà

Giường cũi là gì?

Giường cũi (hay còn gọi là giường trẻ em, cũi trẻ em, quây cũi) là giường loại nhỏ đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giường giúp cho trẻ có khả năng đứng được nhanh chóng.

Giường cũi thường để tạo ra một phạm vi nhất định đảm bảo độ an toàn, để bé chơi đùa. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái, an tâm giúp bé ngủ ngon hơn.

Các thiết kế của giường cũi được ảnh hưởng bởi các nước phương Tây. Được sử dụng để thay thế cho việc ngủ chung giường với bố mẹ.

Giường cũi trẻ em có nhiều loại phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, thường được làm từ vải, gỗ, nhựa.

giường cũi với các tính năng thông minh

Combo bộ giường cũi gồm những gì?

  • Đệm cũi:
    • Là một phụ kiện thường đi kèm khi mua giường cũi. Bạn nên lựa chọn kích thước phù hợp và độ cứng của đệm. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của bé.
    • Nên lựa chọn loại đệm làm từ bông ép cao cấp có độ dày tầm 5cm. Để định hình cột sống cho bé cũng như đảm bảo sự thoát khí, thoát ẩm nhanh để hỗ trợ cho việc tuần hoàn máu.
    • Vỏ đệm cũng nên làm bằng chất liệu cotton, dễ tháo ra để giặt, hong phơi.
  • Ga, gối, quây cũi:
    • Là những phụ kiện cần thiết đi kèm theo giường cũi. Nên sử dụng các loại ga, vỏ gối và quây cũi làm từ 100% cotton để thấm hút tốt.
    • Có thể mua set full phụ kiện để tiết kiệm chi phí và đồng nhất về màu sắc, hoa văn trang trí.
    • Nên mua vỏ gối và ga nhiều hơn quây cũi vì các bé hay làm bẩn gối và ga giường nhiều hơn.
  • Màn chống muỗi: Nếu gia đình bạn ở gần những nơi có nhiều muỗi thì bạn nên mua chiếc màn dành riêng cho cũi của bé. Vì muỗi là nguyên nhân lây các bệnh truyền nhiễm cho con.

Lưu ý: Không sử dụng tấm lót nhựa vì có thể gây ngạt thở cho bé khi bé trở mình úp mặt xuống giường.

Tại sao phải mua giường cũi riêng cho trẻ sơ sinh?

Tốt cho sức khỏe của bé

Trẻ sơ sinh thường có khả năng đề kháng và tự vệ kém. Trong một cuộc nghiên cứu ở Anh về các ca đột tử của trẻ sơ sinh SIDS thì có đến gần ⅔ trường hợp xảy ra khi ngủ chung với người lớn, phần lớn rơi vào trường hợp mẹ đè lên gây ngạt thở.

Thói quen của các bậc phụ huynh cho con ngủ chung giường hay thậm chí là đặt con nằm ở giữa sẽ khiến trẻ bị ngạt thở do thói quen ngủ hay vô tình đè lên con, nằm quá gần con. Nhất là vào giai đoạn tháng đầu tiên, chăm bé còn khá vất vả và người chăm sóc sẽ mệt dẫn đến ngủ quên. Bên cạnh đó, nếu người chăm sóc trẻ có các thói quen không tốt như hút thuốc, sử dụng chất kích thích thì trẻ sẽ càng gặp nguy hiểm hơn.

Tốt hơn so với đặt bé trên võng

Từ xưa đến nay có nhiều gia đình vẫn thường đặt trẻ sơ sinh lên võng để dỗ bé ngủ và cho đó là cách tốt nhất. Tuy nhiên, khi bạn đặt trẻ tiếp xúc trực tiếp với võng thì lưng trẻ sẽ bị cong theo độ cong của võng do cột sống của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều sụn và dễ bị tác động từ lực bên ngoài. Sau một thời gian dài, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng bị cong vẹo cột sống và có thể thành dị tật không đáng có.

Trẻ học cách tự lập từ nhỏ 

Ban đầu, các bậc phụ huynh sẽ rất khó khăn trong việc tập cho bé tự ngủ trong giường riêng. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian, bạn chỉ cần đặt bé vào cũi là có thể tự ngủ mà không cần mẹ phải dỗ ngủ. Từ đó mà mẹ có nhiều thời gian hơn cho bản thân cũng như việc gia đình.

Từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng đây chính là sự hình thành thói quen tự lập, không ỷ lại vào bố mẹ. Bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi các bé đến tuổi đi học và hoàn toàn thoải mái, tự túc kết giao, hòa nhập vào tập thể.

Bạn có thể nhận ra sự khác nhau giữa 2 đứa trẻ khi 1 bé được tách ra từ nhỏ và 1 bé ngủ chung với bố mẹ. Với những bé ngủ cùng bố mẹ từ nhỏ thì việc tách ra khi bé lớn là khá khó. Vì sẽ gây cho trẻ tâm lý rằng bố mẹ hết thương mình.

Ngược lại, khi bé được tách từ nhỏ thì việc thay đổi phòng cho bé là rất đơn giản, phụ huynh chỉ cần cho bé lựa chọn vật trang trí và màu sắc bé mong muốn.

combo bộ giường cũi

Tạo không gian riêng tư của ba và mẹ

Trong cuộc sống vợ chồng, cha mẹ vẫn cần có những phút giây riêng tư dành cho nhau để bồi đắp tình cảm. Tuy nhiên, khi có bé ngủ chung thì sự riêng tư ấy được nhường lại cho quãng thời gian chăm sóc con, khiến cha mẹ không được thoải mái, tự nhiên vì sợ con giật mình dậy.

Nhiều ba mẹ gặp tình huống khó xử khi con tỉnh giấc và nhìn thấy, những hình ảnh bé ghi nhận sẽ ảnh hưởng lớn với nhận thức và sự phát triển của bé.

Hơn nữa, việc duy trì hạnh phúc của ba mẹ sẽ là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc, một mái nhà vững vàng cho sự phát triển của bé.

Tránh các thương tích cho bé

Vào khoảng 5 tháng tuổi, bạn nên đặt trẻ trong cũi ngủ vì nhiều cha mẹ thường tranh thủ thời gian bé ngủ để làm những việc khác nhưng như vậy khá nguy hiểm cho bé. Vào giai đoạn tuổi này, bé sẽ biết lẫy, lăn và lật người, bé rất dễ lăn xuống giường, đến lúc em bé khóc, bạn mới biết thì có thể bé đã bị chấn thương.

Nhiều gia đình nghĩ rằng chỉ cần chèn chăn gối là được nhưng đây là những vật dụng làm tăng nguy cơ gây ngạt cho bé khi bé kéo chăn vào mặt.

Hơn nữa, trong giai đoạn bé biết bò sẽ muốn khám phá mọi thứ xung quanh và để đảm bảo an toàn cho bé. Bạn nên để bé vui chơi trong cũi khi cha mẹ đang bận việc không quan sát bé liên tục được.

Chuẩn bị trước khi cho bé ngủ riêng 

Việc cho bé ở phòng riêng là một việc cần thiết để tạo tính tự lập cho bé ngay từ nhỏ, giúp bé phát triển sự tự tin cũng như cho bố mẹ có đời sống riêng tư.

Trong đó, ngay từ 12 tháng tuổi, trẻ đã cần được ngủ riêng dần dần, hạn chế các gắn kết tiêu cực có thể hình thành khi trẻ bắt đầu nhận thức mà vẫn phải ngủ chung với bố mẹ.

Với trẻ sơ sinh, bạn có thể tập dần cho trẻ thói quen này khi cho bé ngủ trong cũi và khi đã hình thành thói quen. Bé sẽ không mất nhiều thời gian để ngủ cũng như thuyết phục bé ngủ một mình.

Có tính linh hoạt cao

Khi bé còn nhỏ (từ 0 – 6 tháng tuổi) chưa cử động nhiều, giường cũi sẽ giống như cái nôi thoải mái, dễ chịu để bé phát triển. Lúc này, thành cũi không cần quá cao vì bé chưa lật hay di chuyển được.

Khi bé lớn hơn một chút thì bạn có thể hạ thấp đáy của cũi để nâng cao thành cũi, đảm bảo không gian sinh hoạt cho bé thoải mái vui chơi và học tập.

Thời gian sử dụng dài

Thời gian một chiếc cũi có thể sử dụng cho bé của bạn là từ 5-6 năm, nếu bé của bạn sử dụng chỉ khoảng vài năm. Bạn hoàn toàn có thể thanh lý để tiết kiệm một khoản chi phí cho gia đình.

Ngoài ra, nếu bạn có kế hoạch có thêm bé nữa, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại mà không cần mua mới.

Các yếu tố cần biết khi lựa chọn giường cũi cho bé

Chất liệu cốt được sử dụng

  • Giường cũi gỗ: Phong phú về chủng loại như gỗ tự nhiên có: cao su, quế, sồi, gỗ thông, xoan đào,… hoặc gỗ công nghiệp như mdf, hdf. Có giá trị sử dụng lâu dài, gần gũi với thiên nhiên, mùi gỗ dễ chịu.
  • Giường cũi nhựa: Phong phú trong kiểu dáng, trọng lượng nhẹ nhàng, dễ tháo lắp và có giá thành tùy theo loại. Tuy nhiên, độ bền không cao, tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ bị biến dạng, nứt gãy khi va đập mạnh.
  • Giường cũi sắt – inox: Độ bền cao, chắc chắn. Kiểu dáng thường nhỏ gọn, phù hợp với các gia đình có không gian hạn chế. Tuy nhiên, độ thẩm mỹ thấp, khó phối hợp các đồ nội thất khác.
  • Giường cũi tre/mây: Chất liệu mộc mạc, an toàn tuyệt đối cho trẻ. Trọng lượng nhẹ, có thể đặt ở nhiều không gian khác nhau. Độ bền cao, giá thành thấp, phù hợp với đa số gia đình Việt. Tuy nhiên, trọng lượng của chất liệu khá nhẹ tạo cảm giác không chắc chắn khi cho bé sử dụng.
  • Giường cũi vải: Có trọng lượng nhẹ, được làm từ chất liệu chính là vải có khung inbox bên trong. Dễ dàng tháo rời như một cũi trẻ em gấp gọn, phải vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, cũi vải không được đánh giá cao về độ chắc chắn.

chăn ga đệm quây cũi cho bé

Chất liệu sơn 

Ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe vì trẻ nhỏ có thể cầm nắm và thậm chí là gặm lên thành giường nên bạn cần tìm hiểu kỹ.

Loại sơn an toàn cho bé mà các chuyên gia khuyến khích sử dụng là sơn PU vì chúng không có chì, không độc hại cho bé. Ngoài ra, bạn nên chọn loại được sơn nhiều lớp để đảm bảo an toàn và độ bền của sản phẩm.

Đừng bao giờ chủ quan với chất liệu sơn. Nếu như bạn không chắc chắn về lớp sơn được phủ lên chiếc giường cũi trẻ em có an toàn hay không thì không nên mua cho bé.

chất liệu sơn PU không độc hại

Kiểu dáng thiết kế

Bạn cần đảm bảo chúng được thiết kế đúng chuẩn khi các nan cũi không quá dày hay quá thưa. Nếu chúng quá dày, bé sẽ bị bí bách và kẹt tay chân bé vào các nan cũi. Nếu chúng quá thưa thì bé có thể bị lọt ra ngoài, gây những tai nạn đáng tiếc cho bé.

Cũi cần được đảm bảo thiết kế dựa trên độ an toàn theo tiêu chuẩn, phù hợp nhất với trẻ.

khoảng cách đạt chuẩn giữa các nan

Độ làm mịn của cũi

Đối với các loại cũi có chất liệu gỗ, việc làm mịn bề mặt của cũi là rất quan trọng cho việc bảo vệ an toàn của bé. Nếu một sản phẩm không được làm mịn kỹ càng, các loại dằm gỗ đâm vào bé sẽ gây ra tổn thương không đáng có.

Bạn nên kiểm tra các góc cạnh, bề mặt của cũi một cách cẩn thận trước khi mua sản phẩm.

Độ an toàn 

Độ an toàn là tiêu chí hàng đầu khi phụ huynh lựa chọn giường ngủ cho trẻ sơ sinh.Khi các bé trườn, bò, những chiếc cũi cần có thanh chắn chắc chắn, khoảng cách giữa cách thanh cần đủ dày để bé không bị lọt qua.

Hơn nữa, cần đảm bảo giường không có góc nhọn, cạnh sắc hay ốc vít lồi lên tránh làm đau bé. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo sản phẩm đạt được chuẩn an toàn quốc gia.

  • Các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản: Giường của bé cần đáp ứng hai tiêu chuẩn sau:
    • Nhãn PSC: chứng nhận sản phẩm an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn quy định của chính phủ.
    • Nhãn SG: chứng nhận sản phẩm an toàn được kiểm tra bởi Hiệp hội an toàn sản phẩm.
  • Các sản phẩm xuất xứ từ Mỹ:
    • Tiêu chuẩn quốc tế ASTM (American Society for Testing and Materials) được ban hành để đảm bảo độ an toàn cho các sản phẩm giường trẻ em.
    • Theo đó, các loại giường cũi cần có đầy đủ nhãn dán cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn, khi lắp đặt các vật dụng khác vào giường. Hay đề cập đến độ tuổi phù hợp để trẻ em không bị rơi ra ngoài giường và bị thương tích.
  • Các sản phẩm xuất xứ của các nước trong Liên Minh Châu Âu: Là tiêu chuẩn cho toàn bộ sản phẩm liên quan tới trẻ em GPSD (European Commission’s General Product Safety Directive) để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh bị thương tổn khi sử dụng sản phẩm.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có quy định cụ thể về sản phẩm giường cũi cho trẻ. Nên bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn an toàn quốc tế để có một chiếc giường an toàn cho bé.

Kích thước của cũi 

Chúng có những kích thước tiêu chuẩn để bạn dễ dàng lựa chọn cho không gian gia đình mình.

Loại cũi Kích thước tiêu chuẩn Không gian phù hợp
Loại nhỏ 60cm x 100cm hoặc 70cm x 100cm Không gian phòng nhỏ, hẹp.

Dành cho các bé mới sinh.

Loại trung bình 80cm x 120cm, 80 x 130cm Không gian phòng vừa phải.

Dành cho các bé phát triển nhanh chóng.

Loại lớn 80cm x 145cm Không gian phòng rộng.

Dành cho các bé dùng lâu dài từ bé đến lớn, không gian sinh hoạt rộng rãi, thoải mái

Kích thước cũi của bé tiêu chuẩn

Các tính năng thông minh được tích hợp

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm giường cũi được biến đổi và tích hợp thêm nhiều các tính năng thông minh giúp việc chăm sóc bé con nhà bạn trở nên dễ dàng hơn như:

  • Giường cũi 2 tầng: Giúp bố mẹ tận dụng để quần áo và đồ chơi. Mỗi khi bé lớn lên có thể hạ thấp đáy cũi để có thành cũi cao, an toàn cho bé con của bạn.
  • Giường cũi gắn kèm nôi: Phần nôi được gắn bên trong đung đưa nhẹ nhàng giúp bé ngủ ngon giấc. Khi bé lớn, bạn chỉ cần tháo rời và cất nôi đi để giữ cũi đứng yêu tiếp tục sử dụng.
  • Giường cũi hạ thành giường hai bên: Thích hợp cho gia đình mà ba mẹ muốn ngủ cùng bé. Bạn chỉ cần hạ 1 bên giường rồi ghép sát vào giường thì bố mẹ có thể chăm sóc cho bé. Ngoài ra, tính năng này giúp mở rộng diện tích giường cũi để chăn gối, nệm tiện lợi hơn mà vẫn đủ không gian rộng rãi.
  • Giường cũi gấp gọn: Loại này dễ dàng gấp gọn, khi bạn muốn mang cũi cùng gia đình đi chơi. Hoặc không sử dụng nữa, bạn có thể cất gọn vào một góc mà không chiếm quá nhiều không gian.
  • Giường cũi có bánh xe: Dễ dàng di chuyển cũi từ phòng của bé qua phòng của bố mẹ hay các không gian khác. Việc này giúp bạn tiết kiệm công sức cũng như thời gian và việc sắp xếp các vật dụng trong phòng của bé cũng trở nên nhanh chóng hơn.

kích thước tiêu chuẩn quầy cũi

Lựa chọn đệm, gra trải giường cho bé

  • Bạn nên tìm hiểu về chất liệu đệm được sử dụng. Không nên dùng vải thô, vải quá sờn cứng hay có mùi thơm vì chúng có hóa chất, ảnh hưởng đến da của bé. Bạn nên sử dụng các chất liệu 100% cotton để đảm bảo an toàn cho bé. Còn các loại vải có chứa nylon và cotton sẽ gây tĩnh điện nên bạn cần thay chúng bằng vải lanh.
  • Nên lựa chọn một bộ drap giường có thể dễ dàng tháo ra để giặt ủi. Giúp tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cho bé.
  • Bạn nên mua nhiều bộ trải giường để thay phiên khi các bé bị nôn trớ hay làm bẩn.
  • Hạn chế dùng gối cho tới khi bé đã ngủ. Những trẻ sơ sinh có thể vô tình vùi mặt vào gối gây ngạt thở. Với các bé lớn, bạn có thể dùng gối để nâng con ra khỏi nôi.
  • Bạn nên mặc nhiều lớp áo mỏng cho con để giữ ấm thay vì mặc một lớp áo thật dày.
  • Khi đặt bé trong nôi, bạn nên cho bé nằm xuống gần phía cuối nuôi thay vì để bé nằm ngay đầu, giúp tránh việc bé trườn xuống dưới và bị chăn phủ lên mặt gây ngạt thở.

Kích thước của phòng đặt giường cũi

Bạn nên đo đạc diện tích không gian phòng để lựa chọn kích thước cũi phù hợp.

Nếu như bạn chuẩn bị cho bé một căn phòng riêng thì hoàn toàn có thể chọn các loại quây cũi có kích thước lớn như 80cm x 130cm, 80cm x 145cm,… để bé có thể thoải mái nằm khi bạn đặt để thêm những chiếc chăn, chiếc gối xung quanh.

Nếu nhà bạn không có nhiều không gian để làm phòng riêng cho bé, bạn cần tính toán kích thước chi tiết và tỉ mỉ hơn để có thể đặt cũi trong phòng ngủ của mình mà vẫn đủ không gian đi lại, sinh hoạt và chăm sóc bé.

Giường thông minh có khả năng thay đổi chiều cao theo độ tuổi của bé là giải pháp tiết kiệm cũng như đang rất được ưa chuộng.

Các lưu ý khi cho bé ngủ giường cũi

Nên cho bé nằm giường cũi khi nào?

Độ tuổi phù hợp để trẻ bắt đầu ngủ riêng là 3 tuần tuổi. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, mẹ nên tách bé ngủ riêng trên cũi mà không nên trì hoãn.

Thời gian này được nghiên cứu là phù hợp với bé. Vì nếu để quá lâu, bé sẽ bị quen ngủ với ba mẹ, khó luyện được ngủ riêng và ba mẹ sẽ mệt hơn rất nhiều.

Khi chuẩn bị chuyển đổi từ nôi sang ngủ cũi, bạn nên trả lời một số những câu hỏi sau đây:

  • Số kg của bé: Cân nặng của bé đã vượt quá giới hạn của nôi chưa? Nếu đã vượt qua thì bạn nên chuyển sang giường cũi dù bé sẵn sàng hay không.
  • Bé đã tự ngồi và lăn xuống được chưa? Nôi thường có một bên cao bên thấp để dễ dàng thao tác và dọn dẹp. Nhưng nếu bé đã có thể lật và ngồi lên thì bạn nên chuyển bé sang giường cũi để giữ an toàn cho bé nhé.
  • Bé phát triển nhanh hơn so với kích thước nôi? Nôi của trẻ khá nhỏ nên nếu bé không còn cảm giác thoải mái nữa. Bạn nên chuyển bé sang giường cũi nhé.
  • Bé đã ngủ được 6 tiếng trở nên mà không bị thức? Phần lớn sẽ xuất hiện ở khoảng 4-6 tháng tuổi và đây là lúc chuyển bé sang phòng riêng trước khi bé mặc định rằng phòng của bạn là phòng của bé.
  • Đã đến lúc lấy lại không gian riêng tư của hai vợ chồng? Khi bạn nhận ra rằng mình cần không gian riêng cho hai vợ chồng thì đã đến lúc bạn cần chuyển bé sang ngủ giường cũi.

Vị trí đặt giường

Lưu ý vị trí đặt giường ngủ bởi bé sẽ lớn rất nhanh, rồi bé sẽ đứng lên và vịn vào thành giường để kéo, với những đồ vật trong tầm mắt… Nếu mẹ để giường cũi gần cửa sổ có thể bé sẽ trèo lên gây nguy hiểm cho bé.

Trang bị vật dụng cho bé

Từ độ tuổi 0-6 tháng tuổi, bạn nên treo những hình thù dễ thương, nhiều màu sắc để bé luyện thị giác khi nằm trong thế giới riêng của mình. Bạn cũng nên thiết kế ánh sáng phù hợp với bé để tạo sự thoải mái, ấm áp và không ảnh hưởng thị lực.

Các vật dụng để trong cũi cần được hướng đến sự an toàn nhất cho bé. Bạn nên lựa chọn những loại đệm không quá mềm để định hình cột sống cho bé phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dùng các loại gối, chăn quây xung quanh thành cũi để tránh bé va đập vào thành cũi.

Bạn không nên dùng quá nhiều thú bông hay chăn gối để chèn vì có nguy cơ làm bé ngạt thở.

mua giường cũi ở đâu hcm

Cho trẻ tự ngủ

Bạn nên tạo cho bé thói quen sau khi trò chuyện, đọc sách thì sẽ đến giờ bé đi ngủ. Với những bé nhỏ hoặc các bé dễ ngủ, bạn có thể ở lại đến khi bé đã ngủ say.

Không nên tạo thói quen là bế bồng bé đến khi bé ngủ mới đặt cũi, bé sẽ giật mình khóc và không thể tự ngủ. Nếu bé mệt và đòi bế thì bạn có thể dỗ đến khi bé có dấu hiệu buồn ngủ thì đặt bé vào lại cũi ngay lúc đó.

Đặt cũi sát giường khi mới tập cho bé ngủ riêng

Giai đoạn đầu, bạn nên đặt cũi ở sát giường để có thể trò chuyện cho bé mà còn quan sát bé. Bé sẽ luôn nằm trong tầm mắt của bạn, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Dần dần, khi bé lớn thì bạn nên hạ mức sàn cũi để bé khỏi nguy hiểm khi bé trở mình, tránh việc rơi ra ngoài và cũng để xa ba mẹ dần.

giường cũi hạ thanh giường hai bên

Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng giường ngủ cho bé, bạn nên chắc chắn những vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo về chiều cao của cũi: Độ cao của thanh chắn cần đủ cao để bé không leo trèo qua và an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
  • Các sản phẩm củi gỗ: Bề mặt cần mài nhắn, không xót dằm hay vết xước. Các mép nhọn cũng cần được bịt góc, bo tròn và thành cũi phải trơn tru không có cạnh sắc.
  • Sơn của cũi cần được đảm bảo không có chất độc hại, không mùi khó chịu và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khoảng cách giữa các thanh cần đúng tiêu chuẩn: từ 0,5cm – 0,85cm.
  • Thanh chắn cũi có loại trượt cố định, bạn nên xem kỹ để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho bé và tiện dụng cho mẹ khi chăm sóc cho con.
  • Xem xét vị trí đặt cũi, tránh xa các vật dụng nguy hiểm.
  • Các vật dụng quây cũi, ga màn, đệm cũi nên được lựa chọn kỹ càng để tránh tác động hoặc va chạm giữa bé và cũi.
  • Độ dày của đệm cần dựa vào chiều cao của thanh chắn ngang xung quanh vì nếu đệm có độ dày lớn, thì bé có thể vịn vào thanh chắn để trèo ra ngoài dễ dàng, gây nguy hiểm cho bé.
  • Không đặt cũi ở nơi gần lò sưởi, máy sưởi sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Đặt cũi cách xa các đồ vật có thể hỗ trợ bé trèo ra ngoài.
  • Để giảm thiểu rủi ro đột tử của trẻ sơ sinh và tránh bị nghẹt thở, các bậc phụ huynh nên đặt bé nằm ngửa trên đệm phẳng và chắc, không sử dụng đệm quá mềm.
  • Không đặt bé trên giường người lớn và đệm nước. Trẻ sơ sinh hay em bé dưới 18 tháng tuổi có thể bị nghẹt thở, bởi cơ thể hoặc mặt của bé giữa các khe giường, tường và rãnh của đệm nước.
  • Không đặt cũi của trẻ gần cửa sổ vì trẻ có thể trèo lên cửa sổ.
  • Không dùng dây treo đồ vật trên hoặc gần cũi của trẻ – nơi mà trẻ có thể với được đoạn dây đó.
  • Không bao giờ được buộc núm giả/ độ gặm nướu quanh cổ của bé. Nên tháo bỏ yếm và vòng cổ khi bạn đặt bé ngồi chơi trong cũi hay khi bạn không có mặt ở đó.
  • Luôn khóa cũi khi bạn đặt bé trong cũi.
  • Khi bé cao khoảng 89cm, bạn có thể để bé ngủ trên giường.
  • Không dùng các tấm nhựa phủ lên bề mặt đệm, chúng có thể làm bé ngạt thở khi bé úp mặt xuống đệm.
  • Kiểm tra các đồ dùng trong cũi cũng như các khớp của cũi, bề mặt cũi,… đảm bảo độ an toàn.

Độ tuổi phù hợp cho bé rời cũi

Các trẻ thông thường sẽ không ngủ cũi nữa từ 2-4 tuổi tùy theo sự phát triển và thói quen của bé. Phụ huynh cần quan sát sự phát triển kỹ năng vận động và thể chất của bé để biết thời điểm thích hợp cho bé nằm ở một vị trí khác.

Khi bé đã bắt đầu có thể trèo khỏi cũi thì bạn nên cho bé nằm ở giường ngủ bình thường vì cũi đã không còn phù hợp nữa và chỉ làm thêm mất an toàn cho bé.

Làm thế nào để bé chuyển sang ngủ giường cũi

Để tập cho bé ngủ giường cũi thường rất khó khăn và đa số các bậc phụ huynh sẽ bỏ cuộc vì thất bại nhiều lần. Vậy làm sao để bé chuyển sang ngủ giường cũi? Bạn có thể thử một số những tip sau đây nhé!

Tập cho bé ngủ cũi

Bạn cần kiên nhẫn tập cho bé dần quen với không gian ngủ trong cũi. Nếu bé chịu nằm khi còn tỉnh trong cũi thì là điều quá dễ dàng nhưng khi bé không hợp tác thì bạn hãy dỗ bé ngủ và đặt bé vào trong cũi của mình. Đây sẽ là giai đoạn đầu tiên đầy khó khăn và mẹ sẽ phải thường xuyên quan sát liên tục.

Có nhiều bé khi dỗ ngủ rất ngoan nhưng vừa đặt vào cũi liền khóc ngay khiến mẹ không biết nên làm thế nào. Bạn hãy dỗ bé lại và đặt vào cũi, lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé sẽ quen thôi.

Nếu bé khó ngủ thì bạn có thể để con chơi đùa nhiều hơn, bé sẽ nhanh mệt và ngủ sâu giấc, lúc này khi đặt bé vào cũi bé cũng sẽ không quấy khóc. Sau này bạn có thể để bé ngủ dần trong cũi khi bé còn tỉnh, nếu bé khóc lại bế ra và đặt lại. Dần dần bé sẽ thấy cũi không đáng sợ như vậy và chịu ngủ ngay thôi

Ngủ ở phòng bé những đêm đầu tiên 

Điều này sẽ giúp bạn quan sát và có mặt kịp thời khi bé quấy khóc và dậy vào ban đêm. Khi bé đã quen dần với phòng mới của mình, bạn có thể về ngủ lại trong phòng của mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể ở bên hát ru cho bé hoặc mở những bản nhạc không lời dễ chịu để giúp bé ngủ ngon hơn. Những ngày đầu tiên, bạn cần đặt một vài đồ vật có mùi của bạn vào cũi để bé an tâm ngủ.

Để đèn phòng bé mờ mờ 

Với ánh đèn dễ chịu, bé sẽ có một không gian phòng ngủ thoải mái hơn trong căn phòng mới. Bạn không cần giữ im lặng tuyệt đối nhưng phải đảm bảo không có tiếng nhạc hoặc tiếng nói chuyện quá lớn sẽ khiến bé giật mình khi ngủ.

Tắm cho bé trước khi ngủ 

Bạn có thể tạo một thói quen ngủ thường xuyên và giúp bé nhớ rằng khi chuẩn bị tắm là đến lúc sắp đi ngủ rồi. Sau khi bé đã được tắm rửa thoải mái, bạn hãy nhẹ nhàng ở bên vỗ về bé và đọc truyện cho bé nghe, bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Không đặt đồ chơi trong cũi vào ban đêm 

Ban ngày, bạn có thể đặt một vài đồ chơi vào cũi cho bé để bé chơi đùa và làm quen với không gian cũi. Tuy nhiên, bạn không nên để bé ngồi quá lâu vì bé sẽ ngầm hiểu rằng cũi là khu vực chơi mà không phải để ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn nên cất hết các loại đồ chơi vào tủ nhé.

Bạn cần đảm bảo bé luôn được ngủ ở cũi dù là ngủ trưa hay ngủ vào ban đêm để tập cho bé hiểu rằng cũi là để ngủ.

Các mẫu giường ngủ trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Giường cũi trẻ em gỗ tự nhiên chất lượng

Mang đến sự chắc chắn và bền bỉ theo thời gian. Với màu gỗ tinh tế cùng kết hợp thiết kế tinh tế, bố mẹ sẽ yên tâm hơn khi sử dụng cho bé con của mình. Không sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

giường cũi trẻ em gỗ tự nhiên chất lượng

Giường cũi trẻ em gỗ công nghiệp cao cấp

Với màu sắc và kiểu dáng đa dạng thường được nhiều gia đình lựa chọn để hỗ trợ sự phát triển trí tuệ cho bé thông qua màu sắc. Với chất liệu gỗ MDF, các loại cũi được gia công tỉ mỉ và phủ các loại sơn đảm bảo an toàn cho bé.

giường cũi gỗ công nghiệp cao cấp

Giường cũi trẻ em thông minh hiện đại

Với sự phát triển như hiện nay, việc tích hợp thêm các chức năng thông minh khác vào giường cũi, giúp cho ba mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình.

giường cũi trẻ em thông minh

Giường cũi trẻ em gấp gọn

Loại giường cũi trẻ em gấp gọn thường sử dụng các khung kim loại hoặc nhựa nên nhẹ hơn các loại giường cũi khác, dễ dàng cất gọn và vận chuyển qua không gian mà bạn mong muốn.

giường cũi trẻ em gấp gọn

Giường cũi 2 tầng đa năng

giường cũi trẻ em 2 tầng đa năng

Giường cũi trẻ em có thể tùy chỉnh độ cao đáy

giường cũi thay đổi chiều cao

Loại cũi này thường được sử dụng nhiều để phù hợp dần theo sự phát triển của bé.

Giá thành giường cũi trẻ sơ sinh 2020

Giá thành Đặc tính
Dưới 5 triệu Thiết kế đơn giản, tinh tế.

Thường sử dụng gỗ MDF, gỗ tự nhiên được xử lý qua quy trình công nghệ hiện đại.

Từ 5 – 10 triệu Thiết kế hoàn hảo về kiểu dáng, chất liệu.

Thường sử dụng các loại gỗ cao cấp với độ bền cao, có sự chắc chắn và chống cong vênh, mối mọt.

Được phủ lớp sơn lacker đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ.

Từ 10 – 20 triệu Thiết kế đang dạng và đề cao tính thẩm mỹ.

Được làm từ gỗ tự nhiên hoặc các khung kim loại cao cấp, có độ bền và tuổi thọ cao.

Kích thước đa dạng, nhiều mẫu mã, kiểu dáng.

Có kết hợp nhiều tính năng thông minh

Bảng giá trung bình của giường cũi trẻ em

Bạn có thể tham khảo giá thành của quây cũi trẻ em theo thiết kế và đặc điểm riêng của từng thương hiệu sau:

Loại sản phẩm Thương hiệu Giá thành tham khảo
Quây cũi bằng vải Gele & Rabit 2.695.000 VNĐ
Gzoo 2.695.000 VNĐ
GoldCat 610.000 VNĐ
Quây cũi bằng nhựa OEM 2.500.000 VNĐ
Good Baby Room 1.850.000 VNĐ
Baby 1.250.000 VNĐ
HappyKids 1.600.000 VNĐ
Kukutoys 2.300.000 VNĐ
Hola Kiddy 1.800.000 VNĐ
Quây cũi kim loại OEM

(quây cũi kiêm nhà bóng)

330.000 VNĐ
OEM 600.000 VNĐ
OEM

(kèm 100 quả bóng nhựa)

410.000 VNĐ
Quây cũi bằng gỗ Goldcat

(4 tấm)

1.520.000 VNĐ
Goldcat

(5 tấm)

1.650.000 VNĐ
Goldcat

(6 tấm)

1.950.000 VNĐ

Bảng giá tham khảo quây cũi trẻ em

trang trí nội thất phòng của bé với giường cũi

Hướng dẫn tự làm quây cũi giá rẻ cho bé tại nhà

Hiện nay, có nhiều gia đình để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé yêu nhà mình, phụ huynh đã lựa chọn cách tự làm các sản phẩm quây cũi bằng những nguyên vật liệu đơn giản mà quy trình cũng không quá phức tạp.

Đầu tiên, bạn cần xác định được kích thước của cũi phù hợp với diện tích phòng của mình mong muốn đặt để. Ở bài viết này, Phan Gia sẽ nói qua kích thước của cũi 1m8 x 2m với chiều cao 65cm.

*Nguyên liệu bao gồm:

  • 9 ống 27 (ống nhỏ): 444.600 VNĐ (12.400 VNĐ/m)
  • 4 ống 49 (ống lớn): 360.000 VNĐ (22.500 VNĐ/m)
  • Mũi khoan lỗ tròn ống nhỏ 27: 27.000 VNĐ.
  • Cong để nối 4 khúc cua trên và 4 khúc cua dưới, tổng là 8 chiếc: 32.000 VNĐ (4.000 VNĐ/chiếc)

Tổng chi phí: 867.000 VNĐ

*Cách làm:

Bước 1: Cắt ống lớn 49 theo diện tích sẵn 1m8 x 2m, ống nhỏ theo chiều cao 65cm.

Bước 2: Khoan lỗ.

khoang lỗ quây cũi

Lắp mũi khoan tròn vào khoan, khi khoan cần dùng lực 2 chân đứng để khoan.

làm quây cũi tại nhà

Bước 3: Lắp ống nhỏ vào ống to, sau đó lắp tiếp cong vào các khúc cua.

tự làm quay cũi tại nhà

Bước 4: Bắt đinh vít vào mỗi thanh ngang và các khúc cua để cố định.

làm quay cũi bằng ống nước

Bước 5: Đặt một tấm nệm mỏng cùng đồ chơi của các bé vào trong và để các bé chơi thôi nào!

thiết kế quay cũi tại nhà cho bé

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này cũng như tìm được một chiếc giường cũi tốt nhất cho bé cưng của bạn!

Ngoài ra, nếu nhà bạn có bé lớn đã bắt đầu vào độ tuổi đi học thì việc sử dụng giường cũi là không thể. Hiện nay, Phan Gia có những sản phẩm bộ giường tủ phòng ngủ dành cho bé bao gồm: giường ngủ, tủ quần áo, tủ đầu giường và bàn học sẽ giúp bạn tạo nên một không gian học tập và làm việc tốt nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ hotline hoặc fanpage của Phan Gia để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất!

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Infant_bed

xem thêm:

Kinh nghiệm mua giường ngủ tân cổ điển đẹp

Lưu ý khi thiết kế giường ngủ theo yêu cầu

Có nên chọn mua giường ngủ bọc nệm không?

Kinh nghiệm mua giường ngủ gỗ đẹp

Nằm ngủ dưới nền gạch có sao không?

Cách làm sạch giường ngủ như mới

Có nên mua giường ngủ đã qua sử dụng

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Cũi Cho Em Bé Sơ Sinh