Bí Quyết Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt Thành Công - ️ BÌNH MINH
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Kinh nghiệm thả tôm sú giống
- Kinh nghiệm thả tôm sú giống
- Một số lưu ý khi nuôi tôm sú nước ngọt
- Chuẩn bị ao nuôi tôm
- Xử lý nước nuôi ở ao chứa
- Thả giống tôm
- Quản lý việc chăm sóc tôm
Kinh nghiệm thả tôm sú giống
Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật kinh nghiệm thả tôm sú giống vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.
Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được kỹ thuật kinh nghiệm thả tôm sú giống trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ.
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5 phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm
Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.
Kinh nghiệm thả tôm sú giống
Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ.
Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao dùng bạt HPDE lót hồ tôm, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn lại.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi dùng bạt HDPE lót hồ tôm là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Kinh nghiệm thả tôm sú giống. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.
Một số lưu ý khi nuôi tôm sú nước ngọt
Trên thực tế các trại nuôi tôm thẻ, tôm sú trong ao nước ngọt thường chỉ thành công được 2-3 vụ nuôi đầu tiên. Từ các vụ tiếp theo tôm thường gặp phải các vấn đề về dịch bệnh, tôm phát triển không đồng đều và dễ xảy ra hiện tượng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân là do đâu ? Cách nuôi tôm sú thế nào mới đúng ?
Đầu tiên bà con phải hiểu được bản chất của môi trường nước ngọt thường sẽ nghèo nàn chất dinh dưỡng và khoáng hơn môi trường nước mặn.
Trong khi đó tôm lại rất cần có khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, tôm có thể hấp thụ tốt các khoáng chất thông qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Thường trong vài vụ nuôi đầu tiên thì ao nước ngọt vẫn có được các chất khoáng trong đất để giải phòng ra môi trường, làm ổn định nồng độ muối khoáng trong nước. Tuy nhiên, một thời gian sau đó lượng khoáng này sẽ su giảm và khiến tôm gặp các vấn đề.
Bởi vậy kinh nghiệm để nuôi thành công tôm nước mặn trong nước ngọt là cần bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cũng như chất dinh dưỡng cho tôm, kết hợp với việc thả tôm với mật độ hợp lý.
Nhờ áp dụng tốt bí quyết này mà một số trang trại nuôi tôm tại Thái Lan đã thành công nuôi tôm sú nước ngọt trong suốt 14 năm liền.
Cùng xem các bước họ thực hiện như thế nào nhé
Chuẩn bị ao nuôi tôm
Kết thúc mỗi vụ nuôi tôm, họ dùng máy bừa, máy cào để trải bùn ra toàn ao rồi tiến hành phơi nắng cho tới khi bề mặt ao khô hẳn (thường sẽ mất thời gian gần 1 tháng ). Sau đó dùng vôi bột để trải đều khắp ao để làm khoáng cho đất cũng như tăng độ kiềm và ổn định pH cho ao tôm.
Xử lý nước nuôi ở ao chứa
Bà con có thể dùng thuốc tím để hòa vào nguồn nước cấp , với cách này thì thuốc tím sẽ được trung hòa các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước cấp. Sau đó nước được để trong 3 ngày cho trứng các loài động vật nở ra sau đó dùng các loại thuốc diệt giáp xác để sát trùng ao.
Tiếp đó ao nuôi được cấp nước từ ao chứa thông qua nhiều lớp vải lọc để đảm bải nước hoàn toàn sạch và không có chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh.
Bón men vi sinh đã được ủ lên men, mở quạt nước chạy ao nuôi ngay từ đầu để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du ở trong ao. Trước khi thả tôm giống bà con cần bón ít nước ót vào ao với liều lượng 8000 lít /4000m3 của nước ao.
Thả giống tôm
Chọn các đơn vị cung cấp tôm giống chất lượng tốt đảm bảo tôm sạch bệnh trước khi thả nuôi. Kiểm tra các chỉ tiêu, các thông số của nước cũng như hệ thống ao nuôi rồi tiến hành thả tôm.
Quản lý việc chăm sóc tôm
Sau khi thả tôm bà con cần bắt đầu cho tôm ăn và xác định liều lượng thức ăn cho tôm hợp lý.Mỗi cữ ăn của tôm cần có bổ sung khoáng và vitamin C để bổ sung cho tôm và cho ao. Nếu không tôm rất dễ bị mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi tôm.
Từ khóa » Tôm Sú Nước Lợ
-
Có Nên Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt Hay Không - Chuyên Gia Giải đáp
-
Nuôi Tôm Nước Lợ- định Hướng Nuôi Tôm Công Nghệ Cao Tại Cà Mau
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Lợ Thâm Canh, Bán Thâm Canh ...
-
Có Nên Nuôi Tôm Sú ở Nước Ngọt Không?
-
Phân Biệt Tôm Sú Nước Ngọt... - Hải Sản Côn Đảo - Dương Thủy
-
Tôm Nuôi Nước Lợ đầu Vụ Nhiều Thuận Lợi - Vasep
-
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ ( MÔI TRƯỜNG SỐNG )
-
Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt được Nhưng Nên Chăng - YouTube
-
Kiên Giang: Nuôi Tôm Nước Lợ Theo Hướng Sản Xuất An Toàn, Hiệu Quả
-
“Nuôi Tôm Nước Mặn Thâm Canh Không Phải Dễ” | Biển
-
Quy Trình Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Nước Lợ An Toàn - YouTube
-
Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt: được, Nhưng Nên Chăng?
-
Bí Quyết Nuôi Tôm Nước Mặn Trong Ao Nước Ngọt Thành Công