Bí Quyết Tạo Dáng Cây Cảnh, Bonsai Tuyệt Đẹp - Cách Trồng Và ...
Có thể bạn quan tâm
Cây cảnh bonsai là nghệ thuật cây cảnh xuất phát từ Nhật Bản, loại cây được trồng trong chậu, sở hữu hình dáng cổ thụ. Chơi cây cảnh Bonsai chính là nghệ thuật tu dưỡng tâm hồn, mang nét đẹp hoàn hảo của thiên nhiên.
Chơi cây cảnh bonsai không đơn giản chỉ là việc chăm sóc mà nó rèn luyện đức tính tỉ mỉ, khiêm nhường, kiên nhẫn. Mỗi hình dáng, thế của cây cảnh bonsai lại thể hiện những đức tính khác nhau của gia chủ.
Cây cảnh cũng như con người cần phải uốn nén thật kỹ và khéo léo mới có thể đẹp được. Việc tạo dáng cho cây rất quan trọng, có thể tạo nên cây cảnh một vẻ đẹp, độc đáo riêng mà khó có thể bắt chước được.
1. Kỹ thuật tạo dáng cây cảnh bonsai
- Chọn cây
Dáng tổng thể: Một tác phẩm cây cảnh bonsai đẹp cần có sự cân đối về tổng thể của cây, các thành phần tạo nên dáng tổng thể: Thân- rễ- cành.
Thân cây: Thân cây đẹp là có độ to giảm dần từ gốc đến ngọn, gốc to nhỏ, thân cây là nét chính tạo nên dáng cây nên chọn những thân cây phù hợp với dáng nhìn sẽ đẹp hơn, nếu thân cây có các yếu tố khác như hình dạng vỏ cây, các nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây cũng sẽ có giá trị thẩm mỹ hơn.
Rễ cây: Đây là yếu tố tạo nên sự vững chải và mạnh mẽ cho cây, bộ rễ cây đẹp là chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, không có những rễ chồng chéo nhau hay mọc từ sau ra trước.
Cành cây: Tổng thể cành tạo nên bộ tán của cây. Tán cây có thể điều chỉnh bằng cách uốn sửa các cây mọc cho phù hợp. Thường cành trong cây cảnh, bonsai được phân bổ theo hình xoắn ốc, độ dài và độ nhỏ của cành dần từ gốc đến nhọn. Nên cắt bỏ những cành mọc vượt quá hay mọc ngang đâm xéo, hoặc mọc cùng vị trí với các cành chính khác trong cây.
Ngoài ra, chậu cây cũng là yếu tố quyết định vẻ đẹp của cây, chậu cây có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ làm tăng vẻ đẹp của cây lên rất nhiều.
- Dụng cụ chuẩn bị
+ Kéo cắt tỉa: cắt bỏ bớt lá và cành quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây. Trong bonsai nên tránh những cành cây song song, uốn về phía sau, gối lên nhau, đối xứng và cành rũ.
+ Dây uốn cành: thường thì sử dụng dây uốn cành là dây đồng hoặc dây kẽm để uốn. Ngoài ra, có thể dùng loại dây vải để quấn để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, tuy nhiên sẽ gây nấm mốc vào mùa mưa.
Lưu ý:
Không nên dùng dây sắt vì theo thời gian dễ bị gỉ sắt. Đối với một số loại cây lá kim, gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến cây, gây độc và làm chết cây.
- Tạo dáng
Đầu tiên là uốn thân trước, rồi đến cành chính, tiếp đó là những cành quanh thân cây tính từ gốc đến ngọn. Uốn cành lớn trước, cành nhỏ uốn sau.
Để quấn được dây kẽm quanh thân cây thì ta nên cắm một đầu dây kẽm sau trong đất của chậu cây.
Khi quấn dây thì không nên quấn quá lỏng hay quá chặt và đường quấn phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.
Uốn cây bằng cách nhẹ nhàng xoắn cành theo hướng quấn dây kẽm để dây luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Đối với những loại cây rụng lá sớm thì sau khoảng 3 đến 5 tháng là có thể tháo dây quấn. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.
* Cách uốn những cành cây lớn hoặc dễ gãy
Mỗi cành cây đều có đặc điểm mềm dẻo khác nhau. Do đó không phải cành nào cũng uốn được một cách thoải mái, đặc biệt là những cây lớn hoặc dễ gãy. Nếu bạn vẫn còn boăn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau lại uốn tiếp.
Những cành cây lớn, dễ gãy, nếu cố sức uốn thì cần phải làm cẩn thận và chậm rãi. Nếu không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến phương án khác để xử lý nó triệt để, nhằm tránh sô hỏng bỏng không.
* Tạo dáng cho rễ cây bonsai
Thường thì rễ cây lâu năm có bộ rễ bò ngoằn nghèo, tạo nên 1 cảnh tượng đẹp lạ và cũng là 1 trong những nét nghệ thuật mang tính thời gian của bonsai. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ hàng chục năm để chiêm ngưỡng. Thay vào đó, mỗi năm bạn hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng khi trồng vào chậu khác, sẽ làm cây dần phô bày được bộ rễ trên mặt đất. Chúng ta có thể tạo dáng cho rễ cây bằng cách uốn dây kẽm sẽ mục trong đất lên những cái rễ còn ít tuổi, với những rễ ngoằn nghèo thì giữ nguyên hình dáng.
- Thời điểm để uốn cành và tạo dáng cho cây
Thời điểm thích hợp để tạo dáng cho cây cảnh và bonsai là vào cuối hè hoặc cuối tháng 7 đầu tháng 8. Đây là khoảng thời gian để cây phát triển mạnh và cho ra nhiều chồi non, lá thích hợp tốt cho việc uốn cây. Đối với những loại cây chảy nhiều nhựa như cây thông hay gỗ sam thì thời điểm thích hợp để uốn cây là vào cuối tháng 8 khi mà lượng nhựa lưu thông trong cây giảm đi.
Đối với những loại cây rụng lá sớm, có khả năng chảy nhiều nhựa thì bạn không nên uốn cây vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Tháo dây
Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Nếu tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.
- Cắt tỉa duy trì dáng bonsai sau khi uốn
Như đã biết, cây sẽ tập trung mọc nhanh nhất ở phần ngọn và phần ngoài rìa. Do đó, chúng ta phải tỉa những khu vực này thường xuyên để những phần phía bên trong phát triển tốt hơn, nên tỉa suốt mùa phát triển của cây.
Để duy trì hình dáng, nên cắt phần cuống ngay trên lá. Đối với những cây thuộc lá kim, có nhiều nhựa thì việc tỉa nên làm bằng tay, tránh để cây tiếp xúc với vật sắt. Như đã nói ở trên, những vật bằng sắt khi tiếp xúc với nhựa của cây sẽ làm cho cây chết.
► Cách trồng và chăm sóc cây lan rừng phổ biến
2. Một số kiểu dáng cây cảnh, bonsai
Cây dáng trực
Cây dáng trực có dáng mọc thẳng đứng, thân cây không đổi hướng phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn. Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hóa để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất.
+ Trực quân tử: thân cây mọc thẳng đứng mang tính chất không thay đổi và thon dần về đỉnh, đây là dáng hiếm gặp trong quá trình khai thác tự nhiên mà phải nuôi từ nhỏ và trải qua nhiều lần cắt giật.
+ Trực lắc: hay còn gọi là dáng trực gặp nhiều ngoài thực tế, thân cây lắc từ dưới thon dần lên ngọn phần lắc thường được các nghệ nhân uốn nắn theo chủ ý nhất định.
Cây dáng siêu
Thân cây dáng siêu nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái và có thân, dáng thuôn gần từ gốc đến ngọn.
Cây dáng siêu thường là những cây mọc ở ngoài tự nhiên ở chân núi do ánh sáng chỉ chiếu một bên nên dáng cây cũng siêu theo hướng đó để tiếp xúc với ánh sáng. ( Cũng có trường hợp do tác dụng của ngoại lực làm cây siêu đi như gió mạnh một bên hoặc có vật gì đó chèn ép khiến cây bị nghiêng.)
Cây dáng siêu có góc hơi nghiêng, dù gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Về mặt thẩm mỹ, cần có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.
Cây dáng hoành
Cây dáng hoành là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.
Ý nghĩa: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi. Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại duyên dáng.
Cây dáng huyền
Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o.
Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trời mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.
Cây dáng huyền thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
► XEM BÀI: + 35 loài cây phong thủy trong nhà giúp thu hút tài lộc + Giống mai đẹp và độc đáo
3. Cách trồng và chăm sóc cây cảnh, bonsai
Đất trồng cây cảnh
Đất trồng cây cảnh chủ yếu là đất phù sa đóng lại sau mỗi đợt lũ lụt hoặc đất ruộng gặt hái xong. Chúng ta dùng 2 loại này để ủ trồng cây cảnh nhưng chủ yếu vẫn là đất phù sa vì giàu dinh dưỡng và rất tươi xốp. Đất trồng cây cảnh trong miền nam, người ta thường dùng xơ dừa, trấu trộn với cát và đất phù sa. Việc này giúp cây thoát nước rất tốt ít bị ngập úng. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng rất ít cần bổ sung thêm nhiều phân bón.
Sau một thời gian trồng, cần thay đất trồng cũng như chọn chậu phù hợp hơn với kích thước của cây. Ta chọn loại đất tơi xốp sau đó bón lót một lớp phân hữu cơ để cây phát triển tốt hơn khi đưa cây vào chậu mới cần tỉa bớt phần rễ xum xuê để cây phát triển tốt hơn.
Tưới nước cho cây cảnh
Cây cảnh trồng trong chậu lượng đất ít hơn và việc giữ nước cũng kém hơn cây trồng ngoài đất nên phải thường xuyên tưới nước cho cây. Cây cảnh nói chung có loại cây ưa nước những cũng có loại cây ít chịu nước. Do đó, lượn tưới cần căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại và điều kiện khí hậu.
Tùy vào sự phát triển của cây và độ ẩm của đất để quyết định liều lượng nước tưới. Nhiều người mới chơi cây thường tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị thối và chết. Tốt nhất nên chọn loại đất thoát nước tốt và quan sát khi thấy đất dưới rễ cây khô mới tưới. Nước tưới nên chọn nước sông, suối, ao, hồ..giàu dinh dưỡng. Nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tưới cho cây no nước, tránh tưới nhiều lần trong ngày khiến cây bị thối dễ. Có nhiều nghệ nhân sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi tưới cho cây rất tốt.
Ánh sáng cho cây cảnh
Đa số các loại cây cảnh bonsai là cây ưa nắng nhiều người mang cây vào trong nhà để vài ngày thấy cây vàng lá và có hiện tượng rụng lá. Mỗi ngày nên phơi nắng cây ít nhất 3 tiếng, những cây như linh sam, bông trang rất thích ánh nắng trực tiếp càng nhiều nắng cây càng ra nhiều hoa.
Với điều kiện ánh sang, nhiệt độ ở từng miền có thú chơi cây cảnh khác nhau như miền bắc có mùa đông lạnh, ánh sáng yếu thích hợp chơi các loại cây: sanh, si, đa, lộc vừng, từng la hán,,, Miền nam và miền trung mưa và nhiều ánh sáng hơn nên thích hợp trồng linh sam, bông trang, sam núi..
Phân bón
Loại phân tốt nhất cho cây là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng.
Ngoài ra có thể sử dụng phân vô cơ NPK tuy nhiên lượng vừa đủ nên bón loãng gấp đôi với liều lượng ghi trên bao bì. Đối với người mới chơi cây tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ vì phân vô cơ nếu bón sai cách sẽ dẫn tới đất bị thoái hoá hoặc cây bị chết do xót phân.
Không nên bón phân vô cơ khi mùa đông không bón khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non. Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất.
=>> Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại xe nâng nhập khẩu chính hãng, đặc biệt là dòng xe nâng mặt bàn dùng nâng chậu cảnh, chậu kiểng nhanh chóng giúp thay thế sức người.
LIÊN HỆ
Hotline/ Zalo: 0902.901.638
Website: xenangmatban.com
Từ khóa » Cây Cảnh Và Bonsai đẹp
-
10 Cây Cảnh Bonsai đẹp Nhất Và Cách Chăm Sóc Cây Bonsai đúng Kỹ ...
-
Top 20 Cây Cảnh Bonsai đẹp Nhất Việt Nam, Cực Hợp Phong Thủy
-
Top 999 + Mẫu Cây Cảnh Bon Sai Nghệ Thuật Đẹp Mê Mẩn Hồn Người
-
Tổng Hợp 20 Cây Cảnh Chuyên Dùng Làm Bonsai Đẹp Nhất
-
Cây Cảnh Bonsai - Nghệ Thuật Cây Cảnh Làm đẹp Cho đời
-
[No.19] Xem 1001 Tác Phẩm Cây Cảnh, Bonsai Đẹp Nhất Việt Nam
-
216 Tác Phẩm Cây Cảnh, Bonsai đẹp Nhất Việt Nam - YouTube
-
Những Cây Cảnh Khủng, Cực Kỳ độc đáo, Non Bộ đẹp Giá Tiền Như Thế ...
-
101+ Mẫu Cây Bonsai đẹp Nhất Việt Nam Và Thế Giới - KHBVPTR
-
Làm Sao để Uốn được Cây Cảnh, Bonsai Có Dáng đẹp? - Yeutieucanh
-
5 Loại Cây đặc Biệt Mà Dân Yêu Bonsai đẹp Nào Cũng Sở Hữu
-
Các Thế Cây Cảnh Bonsai Đẹp Từ Cổ Điển Đến Hiện Đại
-
Cây Cảnh Bonsai Giá Tốt Tháng 8, 2022 Ngoài Trời & Sân Vườn