Bí Quyết Trị Cảm Cúm Hắt Hơi Sổ Mũi Tai Nhà - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Hắt hơi sổ mũi là một tình trạng cực kỳ phổ biến, nhiều người cảm thấy khó chịu nhất là trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hắt hơi sổ mũi, chẳng hạn như do nhiễm virus cảm lạnh, dị ứng thời tiết… Khi bị cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì không? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết này nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Sổ mũi là gì?
- Các nguyên nhân gây sổ mũi phổ biến
- Cách trị sổ mũi cho người lớn tại nhà? Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
- Uống nhiều nước
- Uống trà ấm
- Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm
- Rửa mũi bằng bình Neti Pot
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Ăn thực phẩm cay, nóng
- Cách hết chảy nước mũi ở trẻ em
- Sử dụng bóng hút cao su
- Xịt hoặc rửa nước muối
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Sổ mũi uống thuốc gì? Thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ và người lớn
- Nhóm thuốc kháng Histamin
- Nhóm thuốc kháng sinh
- Nhóm thuốc corticoid
- Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau
Sổ mũi là gì?
Sổ mũi là tình trạng khi mũi của bạn bắt đầu chảy nước mũi trong suốt, có thể do nhiễm trùng hoặc kích thích. Điều này thường là một triệu chứng của cảm lạnh hoặc cảm lạnh. Nếu bạn đang gặp phải sổ mũi, bạn có thể cảm thấy nghẹt mũi, đau họng và có thể xuất hiện ho hoặc đờm. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn hoặc virus và giữ cho đường hô hấp trên sạch sẽ. Để giảm nhẹ triệu chứng, bạn có thể thử sử dụng nước muối sinh lý, uống nhiều nước, và nghỉ ngơi đủ (1).
Các nguyên nhân gây sổ mũi phổ biến
Nguyên nhân gây ra sổ mũi có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Khi virus cảm lạnh hoặc các chất gây dị ứng (như phấn hoa, bụi) xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, từ đó mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Chất nhầy này có chức năng bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng giúp tống chúng ra khỏi xoang mũi. Ngoài ra, sổ mũi có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, hóa chất hoặc khói có thể gây kích thích mũi và gây sổ mũi. Ngoài ra, không khí khô có thể làm khô niêm mạc mũi, kích thích sổ mũi.
- Thay đổi nhiệt độ: Sự chuyển động giữa nhiệt độ lạnh và nóng có thể kích thích mũi, làm tăng khả năng sổ mũi.
- Viêm mũi xoang: Viêm mũi xoang cũng có thể gây ra sổ mũi, thường kèm theo đau đầu và đau mũi.
- Sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất có thể kích thích niêm mạc mũi, gây sổ mũi.
Cách trị sổ mũi cho người lớn tại nhà? Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
Uống nhiều nước
Nếu bị chảy nước mũi (sổ mũi) kèm với triệu chứng nghẹt mũi, bạn nên uống nhiều nước, không để cơ thể mất nước. Nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp bạn xì mũi dễ dàng hơn. Nếu cơ thể không đủ nước, chất nhầy sẽ dày và dính, khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước thể thao nhưng hãy tránh xa các loại đồ uống gây mất nước như cà phê hoặc đồ uống có cồn.
Uống trà ấm
Những loại đồ uống ấm, như trà, có thể giúp trị sổ mũi tốt hơn đồ uống lạnh. Hơi nước ấm sẽ giúp thông mũi, do đó bạn sẽ dễ thở hơn.
Ngoài ra, một số loại trà thảo mộc có một số thành phần có thể giúp thông mũi nhẹ. Hãy tìm các loại trà có chứa các loại thảo mộc chống viêm và kháng histamin, chẳng hạn như hoa cúc, gừng, bạc hà hoặc cây tầm ma. Trà thảo mộc còn có chức năng giảm cơn đau họng và sổ mũi.
Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm
Theo các chuyên gia, xông mặt bằng nước nóng là một trong những cách làm hết chảy nước mũi tại nhà hiệu quả và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh. Để xông hơi đúng cách, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Cho nước nóng (không phải nước sôi) vào tô lớn.
- Đưa mặt vào gần tô nước, sao cho khoảng cách giữa mặt và nước là 30cm để tránh bỏng da.
- Hít thở sâu hơi nước bằng mũi.
- Sau đó, xì mũi để loại bỏ chất nhầy.
Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu thông mũi và tô nước để trị sổ mũi hiệu quả hơn. Cứ khoảng 30ml nước, bạn cho 2 giọt tinh dầu. Một số loại tinh dầu giúp thông mũi như bạch đàn, bạc hà, thông, hương thảo, xô thơm và húng tây.
Xem thêm: Hắt hơi sổ mũi ở bà bầu phải xử lý thế nào?
Tương tự như biện pháp uống trà ấm hoặc xông hơi, các tia nước ấm từ vòi sen sẽ giúp làm loãng chất nhầy, làm bạn dễ xì mũi hơn.
Rửa mũi bằng bình Neti Pot
Đối với các vấn đề về xoang, như chảy nước mũi và khó chịu, cách hết sổ mũi xử lý phổ biến nhất là rửa mũi bằng bình Neti pot. Đây là một thiết bị giúp làm sạch xoang mũi kỹ hơn.
Bạn cần lưu ý sử dụng bình Neti pot đúng cách, nếu không có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nghiêm trọng hơn hoặc nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước vô trùng hoặc nước cất để rửa mũi, không nên sử dụng nước máy.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những cách trị sổ mũi đơn giản nhất. Qua đó, đờm và chất nhầy tích tụ trong cổ họng, khoang mũi sẽ được hóa lỏng. Đồng thời, liệu pháp này còn làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn.
Ăn thực phẩm cay, nóng
Mặc dù thực phẩm cay sẽ khiến bạn chảy nước mũi nhiều hơn, nhưng nó có thể giúp giải quyết tình trạng nghẹt mũi. Những thực phẩm cay bạn có thể dùng như ớt, wasabi và gừng. Chất capsaicin trong ớt có thể khiến cơ mũi giãn ra tạm thời, do đó bạn có thể hít thở dễ hơn. Khi nhiệt biến mất, bạn sẽ bị nghẹt mũi trở lại.
Cách hết chảy nước mũi ở trẻ em
Chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể khiến chúng cảm thấy cáu kỉnh hoặc khó chịu. Nhiều khi sổ mũi ở trẻ em sẽ tự hết, nhưng cũng có những trường hợp trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi. Dưới đây là các cách trị chảy nước mũi:
Sử dụng bóng hút cao su
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sử dụng bóng hút cao su có thể giúp trị chảy nước mũi. Sử dụng bóng hút bằng cách bóp bóng rồi nhẹ nhàng đưa vào mũi của con bạn. Sau đó, thả nhẹ tay ra khỏi bóng hút và hút hết chất nhầy ra khỏi mũi của con bạn.
Xịt hoặc rửa nước muối
Nhỏ một vài giọt nước muối hoặc xịt vào mũi của con bạn để giúp làm dịu màng mũi và làm loãng chất nhầy.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nếu trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh, ba mẹ hãy cân nhắc tới việc sử dụng máy tạo độ ẩm khi đi ngủ để giữ cho không khí không bị quá khô nhé.
Sổ mũi uống thuốc gì? Thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ và người lớn
Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có loại thuốc sổ mũi khác nhau. Nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ để lại hậu quả khá phức tạp. Hiện nay có 4 nhóm thuốc trị sổ mũi chính như sau:
Nhóm thuốc kháng Histamin
Thuốc có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm viêm mũi, chảy nước mũi. Song, khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ. Cần tránh uống nhóm thuốc này nếu cần tập trung, tỉnh táo.
Nhóm thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị viêm mũi dị ứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, kháng thuốc và khó trị bệnh.
Nhóm thuốc corticoid
Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt, sử dụng trong trường hợp viêm mũi hoặc viêm xoang nặng. Sử dụng corticoid dạng viên có thể để lại tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài (trên 10 ngày). Do đó, chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi được bác sĩ kê đơn.
Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol là thành phần phổ biến nhất trong điều trị sổ mũi. Thuốc khá an toàn, giúp giảm sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc không cần kê đơn, song cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn liều dùng. Đồng thời khi bệnh nhân dùng paracetamol cần có khoảng cách giữa các lần uống hợp lý. Thông thường, thời gian uống thuốc giữa các lần cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
Hapacol đã cung cấp thông tin cho bạn khi bị cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, khi trẻ bị ho sổ mũi uống thuốc gì, giúp bạn tìm được cách trị sổ mũi thích hợp nhất. Trong trường hợp tình trạng diễn tiến nặng hơn, như bị nặng mặt, nhức đầu, xuất hiện máu trong dịch nhầy, hãy lập tức đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Hapacol 650 là sản phẩm có hàm lượng paracetamol lên đến 650mg. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng cảm cúm, chảy nước mũi, đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người dùng có thể sử dụng dễ dàng. |
Source:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose
https://www.healthline.com/health/how-to-stop-a-runny-nose#treatments
https://telfor.vn/tin-tuc/cach-chua-hat-xi-so-mui-lien-tuc-tai-nha
Từ khóa » Chống Sổ Mũi
-
Những Cách Làm Ngưng Chảy Nước Mũi
-
9 Cách Làm Ngưng Chảy Nước Mũi Hiệu Quả!
-
7 Cách Trị Sổ Mũi Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Bất Ngờ, Bạn đã Biết ...
-
Sổ Mũi Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Giảm Nhanh Các Triệu Chứng Khó ...
-
Chảy Nước Mũi - Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Hiệu Quả
-
Top 10 Thuốc Sổ Mũi [HIỆU QUẢ NHANH] Nhiều Người Sử Dụng
-
Cách Làm Ngưng Chảy Nước Mũi Khi Giao Mùa - Vinmec
-
Chữa Chảy Nước Mũi, Nghẹt Mũi, Ho… Mà Không Cần Dùng Tới Thuốc ...
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - MSD Manuals
-
Chảy Nước Mũi Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Thiết Bị Y Tế Omron
-
Chữa Sổ Mũi, Ngạt Mũi Do Covid - VnExpress Sức Khỏe
-
10 Cách Chữa Hắt Hơi Sổ Mũi Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh
-
Các Cách Chữa Hắt Hơi Sổ Mũi Cho Trẻ đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
[Bật Mí] Top 10 Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian An Toàn ...