Bí Quyết Viết CV Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Tìm Việc Hiệu Quả

Nếu thị trường tuyển dụng là Tinder; còn CV xin việc là tài khoản của bạn thì bạn sẽ cần nhà tuyển dụng “quẹt phải” CV của bạn. Số lượng nhà tuyển dụng “quẹt phải” bạn sẽ tỉ lệ thuận với cơ hội phỏng vấn của bạn.

Để đạt được kết quả này, trước tiên bạn sẽ cần CV nổi bật hơn các ứng viên khác. Nhưng bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có lấy một chút kinh nghiệm thì viết CV thế nào?

Hãy ghi nhớ những bí quyết sau đây từ Glints để có cách viết CV dành cho sinh viên mới ra trường mang lại hiệu quả tốt nhất!

Cách viết CV tìm việc cho sinh viên mới ra trường

1. Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Đối với CV dành cho sinh viên mới ra trường, mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn tập trung và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực ấy.

Hầu hết những người có CV được chọn vào vòng sau sẽ có bản tóm tắt không phức tạp vì định hướng nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, bạn cùng nên đơn giản hóa nó quá mức bằng những câu tuyên bố thiếu căn cứ.

Thay vào đó, hãy biến câu tóm tắt này thành một lời khẳng định thực tế và có liên quan. Câu khẳng định ấy nên:

  • Xuất hiện ở đầu CV của bạn
  • Độ dài trong khoảng 2-4 câu đơn.
  • Hãy trình bày tổng quan về tình hình hiện tại của bạn – “Tôi vừa tốt nghiệp ngành…”
  • Tích cực và sôi nổi
  • Cụ thể chi tiết những gì bạn muốn làm – “Tôi đang tìm kiếm một công việc với tư cách là … trong lĩnh vực …”
cv cho sinh viên mới ra trường gồm gì
© Pexels.com

2. Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân

Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong CV dành cho sinh viên mới ra trường. Bởi lẽ, đây là tiêu chuẩn chung và được yêu cầu bởi tất cả các nhà tuyển dụng.

Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý rằng bạn không nên ghi những thông tin không cần thiết như tình trạng hôn nhân hay giới tính của mình. Và đừng quên đảm bảo những chi tiết cá nhân của bạn được đặt rõ ràng ở phần đầu trong CV và không chiếm quá nhiều diện tích.

Các yếu tố cần thiết bao gồm:

  • Tên
  • Địa chỉ bưu điện
  • Địa chỉ email
  • Số điện thoại

3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được mối liên quan giữa bạn và công việc bạn sắp gắn bó. Đồng thời, việc tham gia các khóa học bên ngoài sẽ chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người ham học hỏi, thích tìm hiểu những kiến thức mới bên ngoài.

Hãy viết trình độ học vấn của bạn theo thứ tự từ hiện tại đến quá khứ. Nếu là CV dành cho sinh viên mới ra trường, bạn hãy bắt đầu với bằng cấp đại học, cao đẳng của mình. Bạn hãy tập trung vào điểm số, chuyên ngành và những trải nghiệm ngoại khóa của mình.

Một mẹo nhỏ khác khi tạo CV xin việc cho các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp, hoặc mới ra trường chính là đảo ngược lại thứ tự của mục “kinh nghiệm làm việc” và “trình độ học vấn”. Hãy để học vấn của bản thân lên đầu tiên để làm nổi bật hơn khi bản thân chưa có cơ hội “chinh chiến” thực tế nhiều, bạn nhé!

4. Kinh nghiệm làm việc

Nếu trong quá trình học đại học, bạn có kinh nghiệm đi làm song song thì đây là một điểm cộng rất lớn. Việc đã quen với môi trường công sở ngay khi còn là sinh viên sẽ khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một người có kinh nghiệm thực tiễn. Hãy tìm cách thể hiện rõ thông tin ấy nhé.

cách tạo cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường
© Pexels.com

Tuy nhiên, nếu như bạn còn là “một tờ giấy trắng” thì cũng đừng quá lo lắng. Nhà tuyển dụng khi xét duyệt CV dành cho sinh viên mới ra trường thường sẽ không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn hoàn toàn có thể bỏ vào đây những kinh nghiệm khi tham gia câu lạc bộ, thực tập sinh hay tham gia những công tác tình nguyện để nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của bạn thông qua những kinh nghiệm ấy.

Kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ bao gồm:

  • Công ty hoặc tổ chức, ngày tháng và chức danh công việc
  • Một câu nêu rõ vai trò bạn đã thực hiện
  • Tóm tắt các trách nhiệm cụ thể mà bạn đã được giao

Đọc thêm: Bí Quyết Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV “Cực Chuẩn”

5. Nhấn mạnh kỹ năng phù hợp

Liệt kê các kỹ năng cùng lịch sử việc làm của bạn trong CV sẽ là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, đừng giải thích quá dông dài đối với phần kỹ năng. Bạn chỉ cần sử dụng các gạch đầu dòng hoặc chia nó thành những phần nhỏ khác nhau: chẳng hạn như kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Và nên nhớ, bạn chỉ cần liệt kê ra các kỹ năng liên quan tới tính chất công việc, đừng “nhồi nhét” một cách tham lam, thiếu chọn lọc nhé!

7. Các giải thưởng và hoạt động ngoại khóa

Các giải thưởng liên quan đến vị trí công việc bạn đang nộp vào sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được tố chất tiềm năng của bạn. Nếu như bạn đang nộp hồ sơ với vai trò là Giáo viên dạy môn Toán, thì giải thưởng Học Sinh Giỏi Toán Cấp Quốc Gia sẽ là một điểm sáng.

Bên cạnh giải thưởng, các hoạt động ngoại khóa cũng sẽ giúp bạn thể hiện cá tính trong CV dành cho sinh viên mới ra trường. Bạn có thể đề cập đến bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào, miễn là bạn thấy mình đã học được nhiều từ đó.

cv cho sinh viên mới ra trường
© Pexels.com

Một lưu ý nhỏ từ Glints: Hãy tránh liệt kê những bằng cấp hay hoạt động ngoại khóa không liên quan tới công việc ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đính kèm những bằng cấp hoặc giấy chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa để chứng minh tính xác thực với phía tuyển dụng.

8. Thông tin người tham chiếu

Thông tin của người tham chiếu sẽ là phần thông tin để nhà tuyển dụng có thể xác minh rằng những điều bạn đề cập trong CV. Đặc biệt, bạn nên chọn những người có sức ảnh hưởng lớn trong những môi trường bạn từng tham gia, hoạt động để tăng mức độ uy tín của mình.

Đọc thêm: Những Điều “Nên” Và “Không Nên” Viết Trong Nội Dung CV Xin Việc

Cần bổ sung tài liệu đi kèm gì để CV dành cho sinh viên mới ra trường trở nên ấn tượng hơn?

1. Portfolio (Hồ sơ năng lực)

Đối với một số ngành nghề, bên cạnh CV thì hồ sơ năng lực cũng quan trọng không kém. Trong hồ sơ năng lực (portfolio) sẽ trình bày những dự án mà bạn đã thực hiện trước đó.

Ví dụ như khi bạn nộp vào agency quảng cáo ở vị trí Designer, những mẫu CV sáng tạo do chính bạn thực hiện khi tham gia câu lạc bộ ở trường đại học sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ năng lực của bạn.

Không cần quá nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, một Portfolio đầy ắp những dự án cá nhân “xịn xò” cũng đủ để bạn thể hiện năng lực khi ứng tuyển công việc ngay khi mới ra trường rồi đấy!

2. Cover letter

Đây là tài liệu cũng không kém phần quan trọng so với CV. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc cover letter trước tiên trước khi quyết định có nên xem tiếp CV của bạn hay không. Do đó, một chiếc cover letter ngắn gọn, súc tích và đầy đủ ý cũng sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng dễ dàng chỉ trong vài giây.

cach tim viec cho sinh vien
© Pexels.com

Đọc thêm: Cách Viết Cover Letter Hiệu Quả

3. Bằng cấp liên quan

Không chỉ là điểm cộng, mà bằng cấp liên quan đôi khi còn là điều kiện bắt buộc đối với một số vị trí (bác sĩ, nha sĩ, công an,…). Bởi, bằng cấp ở những vị trí này sẽ chứng minh năng lực và khả năng của ứng viên đối với công việc đó.

4. Thư giới thiệu

Những nhận định của các giáo sư, giảng viên hoặc sếp cũ của bạn về bạn sẽ là một phần thông tin tham chiếu cho nhà tuyển dụng. Khác với thông tin tham chiếu (chỉ bao gồm tên và số điện thoại liên lạc), lời chứng thực từ thư giới thiệu sẽ là minh chứng giá trị cho công việc, kỹ năng hoặc kết quả học tập của ứng viên dưới góc nhìn của người viết thư (thường là giảng viên, sếp cũ,…).

Bên cạnh các yếu tố về chuyên môn, người viết thư cũng sẽ cung cấp những thông tin về tính cách, hiệu suất làm việc,… của bạn để nhà tuyển dụng hình dung được con người của bạn.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Việc

Tips “ăn điểm” tuyệt đối đối với CV dành cho sinh viên mới ra trường

1. Thiết kế CV cho từng vị trí ứng tuyển

Khi nộp đơn ứng tuyển, các sinh viên mới ra trường thường có xu hướng gửi đại trà 1 CV cho vị trí công việc khác nhau ở những tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Điều này có thể lại là một điểm trừ, vì CV dành cho sinh viên mới ra trường có thể hợp với ngành này, nhưng lại không hợp với ngành khác.

Chính vì thế, bạn cần nghiên cứu thật rõ công việc và công ty bạn đang ứng tuyển. Các yếu tố về văn hóa, con người, sứ mệnh,… của doanh nghiệp sẽ giúp bạn biết xem CV này liệu đã phù hợp với họ hay chưa. Hãy chỉnh sửa về nội dung cũng như hình thức để CV của bạn phù hợp nhất với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Đọc thêm: Chỉnh Sửa CV Phù Hợp Với Từng Công Việc Cụ Thể Không Khó Như Bạn Nghĩ!

2. Thiết kế gọn gàng, bố cục phù hợp

Một nghiên cứu về thói quen đọc CV dành cho sinh viên mới ra trường của nhà tuyển dụng chỉ ra rằng họ sẽ “đánh giá cao những CV có hệ thống phân cấp thông tin rõ ràng và dễ đọc”.

Chính vì thế, CV của bạn nên được đọc từ trên xuống dưới với bố cục, câu chữ rõ ràng, rành mạch. Nếu là “lính mới” trong thế giới công sở, hãy bắt đầu với những mẫu thiết kế CV đơn giản thật gọn gàng với bố cục phù hợp để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt những thông tin của bạn.

tạo cv cho sinh viên mới ra trường
V© Pexels.com

3. Sử dụng các keyword

Đối với những doanh nghiệp có quy mô, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Hệ thống Theo dõi ứng Viên (ATS) để quét tất cả những CV mà họ nhận được. Phần mềm ATS giúp nhà tuyển dụng quét các CV có chứa những thuộc tính, đặc điểm mà họ đang tìm kiếm.

Vì vậy, bạn nên chắt lọc những từ khóa thật đắt để chèn vào CV của mình ở những nơi dễ thấy nhất.

Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Graphic Designer, các từ khóa quan trọng có thể là: Photoshop, thiết kế, đồ họa,…

4. Thêm dẫn chứng cụ thể cho phần mô tả kinh nghiệm

Các nhà tuyển dụng thường xuyên sàng lọc CV dành cho sinh viên mới ra trường bằng cách xem xét phần mô tả kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ ghi những gạch đầu dòng ngắn ngủn và mong chờ họ thấy được tiềm năng của mình.

Bạn nên có những mô tả khái quát để nhà tuyển dụng nhìn thấy được những tố chất liên quan đối với công việc mà họ đang cần tuyển.

Đọc thêm: Mẫu CV Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Lời kết

Việc viết CV dành cho sinh viên mới ra trường sẽ yêu cầu bạn có sự cẩn thận, thậm chí còn thể hiện mức độ quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp đam mê của bạn. CV là yếu tố quyết định khả năng bạn trúng tuyển hoặc trượt cơ hội việc làm trong mơ đấy!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Cv Xin Việc Lần đầu