BÍ QUYẾT VIẾT ĐẸP – BẢNG CHỮ HIRAGANA | CO-WELL Asia

BÍ QUYẾT VIẾT ĐẸP – BẢNG CHỮ HIRAGANA
04/01/2018 3309
Share Chia sẻ Share facebook Facebook Share twitter Twitter Share google Google plus
Hiragana

Ngày nay, khi chúng ta làm việc chủ yếu qua máy tính, điện thoại, thì việc viết tay có vẻ như đang dần mất đi tầm quan trọng vốn có. Tuy nhiên, ai trong chúng ta chẳng âm thầm hoan hỉ khi được người khác trầm trồ khen là chữ đẹp, dễ nhìn phải không? Hiragana là bảng chữ đầu tiên chúng ta gặp phải khi bắt đầu “bi bô” tiếng Nhật. Vậy cũng như các bạn bé chập chững vào lớp 1, nhiều bạn trong chúng ta cũng phải “đánh vật” khi viết mỗi chữ cái lại như vẽ một bức tranh vậy. Có cách gì khiến mình có thể “vẽ” chữ thật là đẹp và sống động như một bức tranh không? Cùng theo dõi các bí kíp mà CO-WELL chia sẻ cho các bạn dưới đây nhé!

1.Mẫu phải đẹp từng cen-ti-mét!

Tập viết chữ mềm giống như vẽ theo một bức tranh. Mẫu mà xấu xí xiêu vẹo thì “F1” làm sao đẹp được. Bên cạnh đó, ấn tượng đầu tiên lại cực kỳ quan trọng, vậy nên bước chọn mẫu sẽ đóng vai trò quyết định cho nét chữ của các bạn sau này.

Nguồn “chuẩn không chỉnh” cho các bạn mới viết:

Cách thứcTên sách/ Link Ưu điểm

Nhược điểm

Dùng sách
  • (Hitori de manaberu Hiragana Katakana)

Tên tiếng Việt:  “Sách tự học Hiragana Katakana – Học thông qua nghe và viết”

+ Có bản tiếng Việt.

+ Có file nghe.

+ Chữ để viết phần từ vựng rất đẹp.

+ Cuối sách có tranh vẽ mẹo nhớ bảng chữ Hiragana.

+ Các ô tập viết lại dùng font chữ đậm, thô.
  • (Minna no Nihongo – Shokyuu I)

+ Font chữ của bảng chữ đẹp.+ Chữ không được viết trong ô vuông nên khó tưởng tượng cách căn chỉnh.
Dùng videoLink+ Nhớ được thứ tự nét.

+ Căn chỉnh được nét nào nằm ở đâu trong 4 ô vuông con.

+ Giọng đọc câu mở đầu (ひらがなを書きましょうHiragana wo kakimashou) hơi khó nghe.
Học với giáo viênNhờ bất cứ ai mà bạn thấy viết chữ đẹp+ Được sửa đến từng chi tiết nhỏ nhất.

2. Ô vuông quan trọng đến đâu?

Nói đến “ô vuông”, hẳn là ai đã từng học qua chữ Hán (cả Hán Trung, Hán Nhật và Hán Nôm) đều không lạ gì công cụ đắc lực này. Không phải tự nhiên mà công ty TNHH Kokuyo quyết định cho ra mắt hẳn một dòng sản phẩm có tên là “Vở học tiếng Nhật”. Công ty CO-WELL nhà mình thì tâm lý thôi rồi, các bạn đi học lớp sơ cấp đều được tặng ngay 1 cuốn khi vào học.

Mỗi chữ cái chuẩn là phải được viết trong 1 ô vuông, chia ô đó thành 4 ô nhỏ hơn để căn chỉnh các nét cho hợp lý, và viết thành dòng để đảm bảo không chữ nào to hơn chữ nào.

Ví dụ với chữ い, gồm 2 nét: bên trái dài, bên phải ngắn. Đẹp nhất là đến cuối nét trái bạn khẽ hất đầu bút lên, sau đó bàn tay đưa bút sang phải tiếp tục nét thứ hai được kéo từ trên xuống.

Trái: Chữ い bị lệch sang phải trong ô vuông lớn.

Giữa: Chữ い cân đối trong ô.

Phải: Chữ い viết bằng hai nét thẳng, thiếu độ mềm mại.

 Hay như chữ に, cũng gồm 2 nét nhưng nét trái chỉ như một điểm tựa vừa vững chãi vừa mềm mại, khiêm tốn thu mình trong ¼ ô giấy, tất cả nhằm tôn lên nét chính bên phải (gồm 2 nét giống hệt như chữ こ) chiếm gần hết ¾ ô vuông còn lại.

Nét trái củaに・け・は・ほ đều giống nhau, chỉ khẽ hất bút lên (để chuẩn bị cho nét sau được viết từ trên xuống) chứ không mở rộng góc thành cái móc câu như し.

るvàろtrời sinh một cặp, giống nhau cùng mang cái bụng tròn. “Tips” ở đây là đưa bút thành góc nhọn, rồi kéo xuống quá 2 ô vuông nhỏ nửa trên, sau đó mới vòng bút sang phải vẽ bụng cho chúng.
Giờ hãy xem cấu tạo củaたvàな, đều có thể chia làm 2 phần trái phải, nhưng nét trái của た được kéo chạm sàn, còn nét trái của な chỉ đến lưng chừng thôi. Ngắm qua ô vuông chia 4, bạn có thể căn được độ dài của 2 nét trái た・な một cách hợp lý chưa?

3. Chú ý thứ tự nét

Thứ tự nét là kinh nghiệm do người xưa đúc kết, họ thấy viết như vậy là thuận tay nhất và sẽ dễ có chữ đẹp nhất. Nói đơn giản, đó không phải là thứ đặt ra để bắt bạn làm theo, mà là lời khuyên để bạn dễ viết đẹp hơn.

4. Khi nào ngang hẳn, dọc hẳn; khi nào có sự uốn lượn?

Có nhiều bạn hay nhầm あvàお. Thật ra nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy chúng không chỉ khác nhau 1 dấu phẩy ở góc trên bên phải. Chỉ có nét đầu tiên là giống, đến nét thứ 2, あkhông phải là “dọc” tạo góc vuông 90 độ so với mặt đất, mà hơi lượn nhẹ nhàng sang trái. Trong khi đó, お có nét thứ 2 khởi đầu dứt khoát sổ dọc thẳng tay, chạm đất rồi mới uốn hình tam giác vắt mình sang phải tạo nên một cái bụng hơi bẹt xuống. Cuối cùng, nét thứ 3 củaあvắt khéo léo sao cho bụng trái nhỏ hơn bụng phải.

5. “Quy tắc chỉnh đuôi”

Một số bạn có thói quen viết đến cuối chữ thì thích uốn nét lên, mình gọi đây là “cho chữ vẫy đuôi”. Hãy cùng chú ý các chữ sau:

Chữ えlà phải có đuôi ngang:

Kết thúc nét, các bạn kéo ngang hẳn đuôi ra, song song với phương nằm ngang, chứ không cố hất lên hay hất xuống nhé.

Trái: Chữ え được kéo đuôi ngang.

Giữa: Chữ え vẫy đuôi.

Phải: Chữ え bị kéo đuôi xuống.

Các chữ có đuôi đi xuống:

な NA、ぬ NU、ね NE、は HA、ほ HO、ま MA:

6. Hãy chọn cho mình chiếc bút ưng ý nhất

Việc chọn bút hợp với mình cũng là một mẹo khá quan trọng, giống như cầu thủ chọn giày hay nhiếp ảnh gia chọn máy. Không phải tự nhiên mà có bạn lúc viết đẹp lúc viết xấu.

  • Một cây bút phù hợp sẽ đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Cầm bút viết lâu cũng không thấy đau tay.

+ Bạn điều chỉnh được nét đúng như ý muốn. Hiragana là “chữ mềm”, nên chữ được coi là “đẹp” khi có độ uốn cong mềm mại. Nếu bạn không thể uốn đúng chỗ cần, thì đó không phải cây bút dành cho bạn.

+ Bút không quá mờ. Có những bạn dùng chì HB (chì phác thảo) mà không để ý rằng chì này rất mờ, khiến người khác khó đọc, thành ra nếu bạn có viết sai thì người đọc cũng khó nhìn ra. Tốt nhất là bút chì 2B nhé.

  • Một số chú ý khác khi chọn bút:

+ Lúc mới tập viết, nên tránh dùng bút chì kim vì ngòi chì kim mảnh và cứng, khó điều chỉnh nét. Các bạn có thấy khi vẽ tranh, rất ít người vẽ bằng chì kim không?

+ Bút chì ngòi to dù cùng là 2B vẫn tùy hãng mà có bút cứng bút mềm. Khi ra nhà sách, hãy thử từng loại mà bạn thấy.

+ Không nên tập viết bằng bút bi, vì đầu bút bi đi nhanh trên mặt giấy khiến bạn sẽ hình thành thói quen viết nhanh-viết ẩu. Mình hay nói với học viên rằng: “Lúc đầu hãy viết từ từ và đẹp nhất có thể, sau này chữ xấu dần là vừa!”.

+ Cũng không nên tập viết bằng bút nước, vì ngòi bút nước thường dài và mảnh khiến bạn có cảm giác ngòi bút rung rung nếu tay viết chưa vững. Mà ngòi đã rung thì chữ tất nhiên sẽ rung theo.

Các bạn có thể tham khảo cây bút này nhé

8.Thay lời kết

Mục đích của việc viết là để người đọc hiểu mình muốn truyền tải điều gì, sẽ là vô nghĩa nếu người đọc không đọc nổi, trong khi đó người viết lại cố biện minh rằng “Vì tôi quen viết chữ đấy theo kiểu đấy!”. Vậy nên mong mỗi chúng ta khi cầm cây bút hãy viết làm sao cho người khác đọc được ngay, thêm nữa lại cảm thấy dễ chịu nhờ nét chữ sạch đẹp cẩn thận.

Tags:Hiragana

Tin tức liên quan

Kinh nghiệm chinh phục JLPT N4 và N3

Kinh nghiệm chinh phục JLPT N4 và N3

Anh 2 1

Security Testing trong vòng đời phát triển phần mềm (SDLC)

Những điều cần biết để chinh phục chứng chỉ PSM I

Những điều cần biết để chinh phục chứng chỉ PSM I

6 NGUỒN ÔN THI TIẾNG NHẬT JLPT HIỆU QUẢ MIỄN PHÍ

6 NGUỒN ÔN THI TIẾNG NHẬT JLPT HIỆU QUẢ MIỄN PHÍ

Search Icon Close Icon
  • English
  • Tiếng Việt
  • 日本語
Join us

Từ khóa » Bảng Chữ Hiragana Viết Tay