Bị Quỵt Thù Lao Suốt 4 Tuần, Tôi Chỉ Dùng 1 Câu "thần Chú" đã Khiến ...

TIN MỚI

Tôi là Al, một chuyên viên tư vấn kinh doanh tại Zurich (Thụy Sĩ). Suốt 10 năm qua, tôi đã làm việc freelance trên nhiều nền tảng, gặp gỡ đủ kiểu khách hàng khác nhau.

Lớn lên trong một môi trường mà chỉ một cái bắt tay cũng đủ để giữ chữ tín, tôi luôn tin tưởng rằng khách hàng sẽ thanh toán đúng hạn cho mình. Tuy nhiên, niềm tin đó dần biến mất khi tôi mở rộng ra thị trường quốc tế.

Một tình huống "dở khóc dở cười" đã xảy ra, trở thành bài học nhớ đời khiến tôi mãi không thể quên được.

Sự ngây thơ của một freelancer non trẻ

Câu chuyện bắt đầu khá đơn giản: Chúng tôi nhận lời hoàn thành một vài tài liệu và thiết kế chúng. Dự án kéo dài khoảng 1 tháng, với kinh phí khoảng 3.000 USD. Tôi đã có vài buổi gặp gỡ founder và co-founder, và cảm thấy lạc quan về sản phẩm và dự án của họ.

Vào thời điểm đó, sự nghiệp freelancer của tôi vẫn chưa ổn định. Vì thế, tôi quyết định liều một phen, chấp nhận trả tiền sau.

Nhiều người cho rằng tôi quá ngây thơ. Thế nhưng, tôi đã làm vậy rất nhiều lần với không ít dự án lớn, chỉ dựa vào trực giác của mình.

Bị quỵt thù lao suốt 4 tuần, tôi chỉ dùng 1 câu thần chú đã khiến khách hàng phải xì tiền ngay chỉ sau 59 phút: Cái gì cũng có thể mất, nhưng chữ TÍN thì không - Ảnh 1.

Suốt 1 tháng trời, tôi và hai cộng sự khác dốc hết sức để hoàn thành dự án, thay đổi vô số lần dựa trên yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi tôi gửi thành phẩm cuối cùng qua email, họ không trả lời.

Tôi nghĩ: "Chắc là khách đang bận thôi". Tôi quyết định chờ họ thêm 1 tuần rồi mới đánh tiếng tiếp.

Tuần thứ nhất trôi qua, tôi lại gửi thêm một chiếc email khác.

Tôi nghĩ: "Chẳng ai biết được khách đang gặp chuyện gì. Thôi thì cứ chờ thêm tuần nữa. 1-2 tuần cũng có sao đâu".

Tuần thứ hai trôi qua. Tôi bắt đầu lo lắng, nhưng vẫn cố gửi thêm một chiếc email khác.

Tuần thứ ba trôi qua. Sợ khách hàng gặp chuyện, tôi gửi thẳng email cho co-founder để tìm hiểu vấn đề.

Tuần thứ tư trôi qua. Cả founder và co-founder đều không hề hồi đáp.

Không thể kiên nhẫn thêm nữa, tôi quyết định thảo luận với các cộng sự của mình. Một người cho rằng khách hàng cố tình quỵt tiền, nhưng tôi phản đối.

"Làm gì có công ty nào lừa đảo mà lại để mình nói chuyện trực tiếp với founder. Tôi làm freelance lâu rồi. Chuyện này khó xảy ra lắm", tôi tự trấn an bản thân.

Chúng tôi tiếp tục gửi hàng chục email nữa cho khách hàng, bởi đây là kênh liên lạc duy nhất mà chúng tôi có. Chúng tôi không tìm được số điện thoại để gọi cho họ.

Nhiều ngày cứ thế trôi qua. Cuối cùng, tôi đành chấp nhận sự thật rằng mình đã bị khách hàng quỵt tiền, chỉ vì đã quá tin tưởng họ.

Bị quỵt thù lao suốt 4 tuần, tôi chỉ dùng 1 câu thần chú đã khiến khách hàng phải xì tiền ngay chỉ sau 59 phút: Cái gì cũng có thể mất, nhưng chữ TÍN thì không - Ảnh 2.

Điểm yếu "chí mạng" của startup

Trong giây phút tuyệt vọng nhất, tôi bỗng dưng nghĩ ra một kế hoạch hoàn hảo để đòi tiền.

Khách hàng này là một startup mới đang đi tìm vốn đầu tư. Họ cần chúng tôi để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, bài thuyết trình gọi vốn và mô hình tài chính. Do đó, khách hàng buộc phải tiết lộ cho chúng tôi rất nhiều thông tin về công ty, bao gồm cơ sở pháp lý, đội ngũ nhân viên, sản phẩm, ban cố vấn, thông tin liên hệ,...

Sau hơn 1 tháng chờ đợi, tôi gửi thêm một email nữa cho các founder của công ty đó. Tôi viết rằng, vì không thể liên lạc được với họ qua bất kỳ hình thức nào, tôi định gửi tin nhắn cho ban cố vấn của họ trên LinkedIn.

Mấu chốt nằm ở chỗ:

Một công ty trong giai đoạn khởi nghiệp cần nỗ lực hết sức để duy trì ban cố vấn và danh tiếng của mình. Chỉ một sai lầm nhỏ nơi công sở cũng có thể để lại điều tiếng kéo dài vài năm.

Do đó, họ cần uy tín để có thể kêu gọi hỗ trợ và đầu tư từ các công ty khác.

Nếu tôi liên lạc với ban cố vấn và kể lại câu chuyện bị startup này quỵt tiền, danh tiếng của họ sẽ tan thành mây khói. Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn kinh doanh, tôi hiểu điều này hơn ai hết.

Là người tử tế, tôi không thực sự định làm vậy. Nó đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức, nhiều hơn những gì tôi xứng đáng nhận được. Tôi chỉ nói vậy để khách hàng trả tiền cho mình. Tuy nhiên, họ không cần biết sự thật này.

Sau khi gửi email đi, tôi hồi hộp chờ đợi. Đúng 59 phút sau, founder của startup cuối cùng cũng trả lời tôi. Anh ta xin lỗi vì định quỵt tiền, rồi ngay lập tức thanh toán số tiền còn thiếu cho tôi.

Bị quỵt thù lao suốt 4 tuần, tôi chỉ dùng 1 câu thần chú đã khiến khách hàng phải xì tiền ngay chỉ sau 59 phút: Cái gì cũng có thể mất, nhưng chữ TÍN thì không - Ảnh 3.

***

Vụ việc năm xưa đã giúp tôi hiểu được một trong những bài học quý giá nhất trong sự nghiệp freelancer: Không nên tin tưởng mù quáng trong công việc, dù tự tin đến đâu đi chăng nữa.

Kể từ đó, tôi chỉ nhận công việc dài hơi khi khách hàng đồng ý trả tiền trước.

Việc tôi làm không hề sai, nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Chỉ khi khách hàng hứa trả tiền nhưng rồi tìm cách quỵt, bạn mới nên sử dụng biện pháp cuối cùng này.

Nếu khách hàng không hứa hẹn gì trước đó, bạn không có quyền đe dọa người ta. Nếu khách hàng yêu cầu dừng ngay giữa chừng dự án và chịu trả một nửa tiền công, bạn nên cảm thấy hài lòng.

Tôi hy vọng rằng câu chuyện của mình có thể giúp các freelancer tỉnh táo hơn khi đưa ra các quyết định làm việc.

(Bài chia sẻ trên Medium của Al Anany - chuyên viên tư vấn kinh doanh tại Thụy Sĩ, với kinh nghiệm gọi vốn hơn 300 triệu USD)

Đang bàn chuyện "Người trẻ có cần học Sử không?", Shark Bình vô tình tiết lộ gia thế "khủng": Ông nội lẫn ông ngoại đều làm to, muốn xây bảo tàng mini cho con cháu nhìn mà phấn đấu https://cafef.vn/bi-quyt-thu-lao-suot-4-tuan-toi-chi-dung-1-cau-than-chu-da-khien-khach-hang-phai-xi-tien-ngay-chi-sau-59-phut-cai-gi-cung-co-the-mat-nhung-chu-tin-thi-khong-20220426105540017.chn

Từ khóa » Khách Hàng Quỵt Tiền