Bị Rong Kinh Uống Thuốc Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Rong Kinh

Sử dụng thuốc kiểm soát tình trạng rong kinh là lựa chọn của chị em phụ nữ khi bị rong kinh. Tuy nhiên, việc chủ quan trong điều trị rong kinh với thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Bị rong kinh uống thuốc gì? Cần lưu ý những vấn đề nào? Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Bị rong kinh uống thuốc gì?
    • 1.1. Sử dụng thuốc tránh thai
    • 1.2. Điều trị rong kinh với thuốc kháng viêm không chứa steroid
    • 1.3. Khắc phục với thuốc cầm máu
  • 2. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc trị rong kinh

1. Bị rong kinh uống thuốc gì?

Rong kinh kéo dài không chỉ khiến cho sức khỏe của chị em phụ nữ sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa khó kiểm soát mà còn làm cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Bởi vậy, không ít người lựa chọn giải quyết tình trạng này với thuốc. Đây là giải pháp nhanh chóng, tiện lợi, phù hợp với nhiều đối tượng phụ nữ.

Bị rong kinh uống thuốc gì là điều nhiều chị em muốn biết

Bị rong kinh uống thuốc gì là điều nhiều chị em muốn biết

Đối với các trường hợp rong kinh, kể cả rong kinh cơ năng hay rong kinh thực thể, người bệnh đều cần thăm khám trực tiếp để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với rong kinh cơ năng, do rối loạn nội tiết tố, vấn đề sinh lý gây ra, chị em có thể cải thiện bằng một số giải pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cho phù hợp. Với rong kinh thực thể, xuất phát từ một số bệnh lý liên quan tới buồng trứng, tử cung, chị em cần thăm khám và nhận chỉ định điều trị chi tiết từ các bác sĩ chuyên khoa.

Rong kinh thực thể do những bệnh lý phụ khoa không quá phức tạp, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc trị rong kinh có nhiều loại. Tuy nhiên, phổ biến và thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng nhất gồm có 3 loại thuốc là thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc cầm máu.

1.1. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là biện pháp thường được chị em phụ nữ sử dụng để điều trị rong kinh. Những loại thuốc này đem lại hiệu quả cao nhờ có chứa thành phần chính là estrogen và progesterone. Hai loại hormone tổng hợp này sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của buồng trứng, cụ thể là ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, chúng cũng kìm hãm sự tăng sinh của các tế bào nội mạc tử cung. Vì vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai, ngoài rong kinh, người phụ nữ còn cải thiện được tình trạng đau bụng kinh, khó chịu vùng ngực,…

Ưu điểm của việc dùng thuốc và liệu pháp hormone là tiện dụng, hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh kiểm soát tốt ảnh hưởng từ việc bị rong kinh kéo dài. Thực tế, nhiều phụ nữ chia sẻ tình trạng rong kinh của họ được cải thiện từ khoảng 40 đến 50% nhờ sử dụng thuốc tránh thai.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp trị rong kinh này đó là dễ để lại một số tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Thuốc có thể gây ra một số rối loạn trong quá trình sản sinh nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, huyết áp, quá trình đông máu, động mạch vành,…

Ngoài ra, thuốc cũng có thể để lại nhiều biến chứng tới hệ nội tiết, khiến cho quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn. Vì vậy, hiện nay, việc sử dụng thuốc tránh thai trị rong kinh được chị em cân nhắc rất cẩn thận, thông qua ý kiến, chỉ định của bác sĩ mới sử dụng. Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định như: Ethinyl estradiol, Levonorgestrel,…

1.2. Điều trị rong kinh với thuốc kháng viêm không chứa steroid

Bên cạnh thuốc tránh thai, chị em có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh không chứa steroid để kiểm soát tình trạng rong kinh. Đây là một trong những giải pháp phổ biến khi được hỏi bị rong kinh uống thuốc gì. Thành phần trong thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp giảm đáng kể prostaglandin – hoạt động giống như tế bào nội tiết trong cơ thể. Từ đây, quá trình co bóp tại tử cung được kiểm soát, lượng máu kinh mất đi được hạn chế khoảng 25%.

Thuốc kháng viêm không chứa steroid thường được chỉ định để điều trị rong kinh

Thuốc kháng viêm không chứa steroid thường được chỉ định để điều trị rong kinh

Thuốc này cũng giúp làm giảm đáng kể cơn đau bụng kinh đi kèm với rong kinh, khiến chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tới khi máu kinh đã được đào thải ra hết. Loại thuốc này cũng ít tác dụng phụ, vì vậy được ứng dụng cho khá nhiều đối tượng phụ nữ khi gặp tình trạng rong kinh. Điển hình nhất là Mefenamic acid.

1.3. Khắc phục với thuốc cầm máu

Thuốc cầm máu là loại thuốc cần được bác sĩ kê toa để sử dụng. Thuốc cầm máu ức chế tiêu sợi huyết có thể hạn chế rong kinh tới 60%. Đây là giải pháp điều trị ngắn ngày. Liều dùng tối đa mỗi ngày khoảng 4g. Chị em tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cầm máu điều trị rong kinh, nhất là với những trường hợp như:

– Cơ địa mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.

– Đã từng hoặc đang gặp tình trạng huyết khối.

– Đông máu tiêu hủy dẫn đến tiêu sợi tuyết.

– Suy thận, gặp các vấn đề về thận.

– Có tiền sử các bệnh về thần kinh.

– Đang sử dụng một số loại thuốc khác.

Thuốc cầm máu cũng có thể đem đến một số tác dụng phụ. Vậy nên, trong thời gian sử dụng, chị em cần đặc biệt theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết. Một số triệu chứng bạn cần lưu ý gồm: Buồn ngủ, ngứa ngáy, nổi ban đỏ, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng và ợ hơi thường xuyên, tiêu chảy, thậm chí là co giật.

2. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc trị rong kinh

Ngoài việc quan tâm tới vấn đề bị rong kinh uống thuốc gì, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thăm khám, chẩn đoán rõ tình trạng sức khỏe hiện tại.

– Không tự ý mua, lạm dụng sử dụng thuốc khi chưa nắm rõ nguyên nhân rong kinh cũng như chưa nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

– Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị.

– Không sử dụng thuốc khi bản thân đang nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định khi dùng thuốc.

– Theo dõi tình trạng cơ thể, kiểm soát vòng kinh, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và cập nhật ngay với bác sĩ chuyên khoa.

– Báo với bác sĩ khi có bất cứ vấn đề nào liên quan tới gan, thận trước khi được chỉ định dùng thuốc và thận trọng trong quá trình điều trị.

– Mua thuốc tại địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng.

– Kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, khoa học để thuốc mang lại hiệu quả cao.

– Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm yếu tố bệnh lý gây rong kinh.

Người bệnh cần lưu ý những lời khuyên từ bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc trị rong kinh

Người bệnh cần lưu ý những lời khuyên từ bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc trị rong kinh

Rong kinh kéo dài cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, chị em cũng cần đặc biệt cẩn trọng và phải thực hiện dùng thuốc dựa trên chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông qua quá trình thăm khám bằng xét nghiệm, siêu âm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng rong kinh của bạn, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Việc sử dụng thuốc trị rong kinh không chỉ cần đúng nguyên nhân mà còn phải tương thích với thể trạng, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ không đáng có nếu chúng ta điều trị mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ, chống chỉ định với một vài trường hợp có tiền sử bệnh khác hoặc đang dùng một số loại thuốc chữa bệnh có thành phần đặc biệt.

Để kiểm soát tốt tình trạng rong kinh, chị em không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Đến với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, chị em sẽ được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại để tìm ra nguyên nhân vấn đề. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị, những loại thuốc, cách sử dụng thuốc, cách ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi sao cho phù hợp nhất với người bệnh.

Ngay cả khi đã tiếp nhận chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc tại nhà, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, điều trị theo đúng liều lượng được bác sĩ đưa ra. Việc dùng thuốc trị rong kinh không đơn giản và cần phải được áp dụng một cách nghiêm túc, tránh những hậu quả, biến chứng khó lường.

Từ khóa » điều Trị Rong Kinh Kéo Dài