Bị Sưng Sau Tai, Nguyên Nhân Là Gì? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân sưng sau tai
  • Cách để nhận biết khối sưng sau tai
  • Cách điều trị nổi hạch sau tai. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn lo lắng vì bỗng dưng phía sau tai sưng lên một cục? Trong phần lớn trường hợp, các khối sưng sau tai này là vô hại. Đó có thể là một dấu hiệu bạn cần phải uống thuốc, nếu như bạn bị nhiễm trùng. Tuy nhiên hiếm khi nó là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng đọc bài viết sau của ThS.BS Trần Thanh Long để hiểu thêm về vấn đề này nhé! 

Nguyên nhân sưng sau tai

Khối sưng sau tai hoặc hạch sau tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên:

Tìm hiểu nhanh các nguyên nhân có thể gây nên hạch sau tai ở video bên dưới nhé!

Biên tập bởi: YouMed

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tai - Mũi - Họng, tải ngay ứng dụng YouMed.

1. Nhiễm trùng

Nhiều loại vi khuẩn và vi-rút có thể gây ra các khối sưng hoặc hạch ở vùng cổ, mặt hay nổi hạch ở vành tai. Hai loại thường gặp là liên cầu khuẩn và vi-rút Epstein-Barr. Một số bệnh lý khác cũng gây sưng quanh vùng cổ, mặt như:

  • HIV-AIDS.
  • Sởi.
  • Thủy đậu.
sưng sau tai
Nhiều loại vi khuẩn gây ra khối sưng ở sau tai

2. Viêm xương chũm

Nếu bạn sờ ở phía sau tai sẽ cảm nhận được một khối xương cứng. Đó chính là xương chũm.

Nếu bạn có nhiễm trùng ở tai mà không điều trị, nhiễm trùng sẽ diễn tiến nặng hơn và lan đến xương chũm. Xương chũm có các hốc rỗng bên trong và vi khuẩn có thể tấn công vào đó. Trong tình trạng bệnh lý nặng, xương chũm có thể bị hủy và mủ bên trong sẽ bị trào ra. Khi đó, bạn có thể cảm thấy nổi cục cứng sau tai. Đôi khi khối sưng to đến mức làm biến mất rãnh sau tai và đẩy vành tai về phía trước. Một số dấu hiệu khác có thể đi kèm như: chảy mủ tai, nghe kém, sốt cao, kích thích, nhức đầu…

Tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Đây là một nhiễm trùng nặng nên cần được điều trị đầy đủ. Kháng sinh có thể được sử dụng để làm giảm nhẹ triệu chứng và chấm dứt nhiễm trùng. Đôi khi bác sĩ có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để dẫn lưu mủ ra ngoài.

sưng sau tai
Viêm sương chũm

3. Bệnh lý của hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết là các cấu trúc nhỏ hiện diện khắp nơi trên cơ thể. Chúng có mặt ở cánh tay, ở cổ, ở hông… và phía sau tai cũng không phải là ngoại lệ. Hạch sau tai là các cấu trúc bình thường, có vai trò tạo miễn dịch chống lại các tác nhân vi trùng.

Theo thời gian, khi nhiễm trùng xuất hiện, việc nổi hạch sau tai có thể dần to lên. Khi số lượng các tế bào miễn dịch chống lại vi trùng tăng lên, chúng bắt đầu tích tụ trong hạch. Hạch sau tai sưng to là một dấu hiệu thường thấy trong viêm, nhiễm hoặc ung thư.

Bệnh lý hạch bạch huyết
Bệnh lý hạch bạch huyết

4. Nang bã nhầy

Nang bã nhầy là những khối không phải ung thư hình thành bên dưới da. Nó thường xuất hiện ở đầu, cổ và thân mình.

Loại nang này hình thành xung quanh tuyến bã. Tuyến này có chức năng sản xuất dầu nhờn giúp bôi trơn da và tóc. Phần lớn các nang bã nhầy không gây đau hoặc đau rất ít. Nang có thể gây cảm giác khó chịu hay kích thích ở vị trí nang hình thành trên cơ thể.

Nang bã nhầy 
Nang bã nhầy

5. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một vấn đề da thường gặp. Nó xảy ra khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Các tế bào da chết và dầu nhờn có thể làm bít tắc nang lông, gây ra mụn. Đôi khi các mụn này bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công và hình thành các khối sưng tai. Trong một số trường hợp, các khối này phát triển lớn và cứng dần, đôi khi cũng gây đau nhói sau tai trái hoặc phải.

Mụn trứng cá
Mụn trứng cá

6. Bướu mỡ

Bướu mỡ là một khối mỡ hình thành giữa các lớp của da. Bướu mỡ có thể hình thành ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, và hầu như là vô hại.

Bướu mỡ không phải lúc nào cũng thấy được trên mặt da. Tuy nhiên khi bướu phát triển lớn dần, nhiều khả năng là bạn sẽ cảm nhận được việc nổi cục sau tai bằng tay.

Bướu mỡ 
Bướu mỡ

Cách để nhận biết khối sưng sau tai

Nếu trước đây bạn đã từng bị mụn trứng cá thì bạn có thể dễ dàng xác định khối sưng tai có phải là mụn hay không. Đối với một số người khác, việc tìm ra điều gì làm cho da sau tai sưng lên lại phức tạp hơn.

Cách tự kiểm tra

Bàn tay của bạn là công cụ tốt nhất để phát hiện các khối phía sau tai. Dưới đây là một vài câu hỏi bạn cần tự hỏi bản thân: 

  • Khối này có mềm và dễ di động không? Nếu có, nó có thể là một bướu mỡ.
  • Khối này có gây đau không, đặc biệt là khi ấn vào? Nếu có, nó có thể là mụn hoặc một khối mủ do nhiễm trùng.
  • Ngoài xuất hiện khối này, bạn có triệu chứng nào khác, như sốt, nóng lạnh không? Trong trường hợp đó, khối này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Cách điều trị nổi hạch sau tai. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu khối sưng gây ra nhiều phiền phức, khiến bạn đau hay khó chịu, hay các triệu chứng khác, bạn cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tổng quát cho bạn. Từ đó bác sĩ có thể xác định điều gì đang xảy ra ở phía sau tai của bạn.

Từ những gì bác sĩ xác định được, bác sĩ có thể đưa ra các hướng xử trí khác nhau. Có thể khối sưng sẽ tự biến mất, hoặc bạn cần phải điều trị, bằng thuốc hay bằng phẫu thuật.

Khối sưng sau tai có thể bạn cho là nổi hạch sau tai hoặc ở vành tai thường không gây hại gì nhiều. Cùng với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể tìm được cách tốt nhất để loại bỏ nó và phòng ngừa các vấn đề sau này. Hi vọng qua bài viết trên của YouMed, bạn đã có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này và hiểu được cách đối phó với nó.

Từ khóa » Nổi Cục Cứng ở Vành Tai