Bị Tật Khúc Xạ Về Mắt Có được Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự Không

bi-tat-khuc-xa-co-duoc-tham-gia-nghia-vu-quan-su-khongTóm tắt câu hỏi:

Tôi sinh năm 1992. Khoảng thời gian trước tôi có đi khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự ở phường, theo yêu cầu của ban chỉ huy quân sự phường thì nếu ai có giấy tờ liên quan đến sức khỏe thì có thể nộp cho ban chỉ huy quân sự vào ngày khám. Tôi bị cận thị khoảng 5 độ nên có xin giấy xác nhận của bệnh viện về việc có tật khúc xạ về mắt. Hôm đến khám tôi đã nộp giấy xác nhận ấy. Hội đồng khám có đo chiều cao cận nặng (tôi cao 1m73, nặng 53 kg), đo huyết áp (huyết áp 13) và khám mắt (họ ghi vào giấy khám là tôi có xác nhận của bệnh viện về việc có tật khúc xạ). Theo như tôi biết, nếu có tật khúc xạ về mắt sẽ không gọi vào nhập ngũ. Thế nhưng, khoảng thời gian này họ lại gửi giấy khám sức khỏe vòng 2 cho tôi (cấp thành phố). Tôi có phản ánh ý kiến của mình, nhưng họ bảo vòng sơ tuyển chỉ là xem có ai bị mù hay cụt tay chân gì không thì mới không khám tiếp vòng hai. Tôi xin gửi ý kiến này đến văn phòng tư vấn luật, mong được hồi đáp, nếu có thể khiếu kiện thì tôi có thể gửi đơn khiếu kiện ở đâu?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Ở giai đoạn sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nội dung của giai đoạn này là:

– Phát hiện những trường hợp không đủ sức khoẻ về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

– Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

Như vậy, giai đoạn này chỉ nhằm mục đích phát hiện những trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, thuộc trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự quy định trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự gồm: “Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.”

Trong trường hợp của bạn, bạn mới tham gia vòng sơ tuyển sức khỏe. Bạn chỉ mắc tật khúc xạ về mắt mà không phải tàn tật hay tâm thần hay các bệnh mãn tính khác. Do đó bạn vẫn qua vòng sơ tuyển sức khỏe này.

Ở giai đoạn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Giai đoạn này bao gồm các nội dung:

– Khám về thể lực; khám lâm sàng toàn diện các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định.

bi-tat-khuc-xa-ve-mat-co-duoc-tham-gia-nghia-vu-quan-su-khong

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

– Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy.

– Phân loại sức khỏe theo các quy định của pháp luật.

Như vậy ở giai đoạn này sẽ tiến hành khám sức khỏe để biết bạn có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không. Trường hợp bạn có tật khúc xạ về mắt (cụ thể là cận thị 5 độ) thì không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên trường hợp của bạn không được miễn thực hiện mà chỉ được tạm hoãn thực hiện. Do đó khi nhận được giấy gọi lần tiếp theo, bạn vẫn phải đi khám sức khỏe và làm thủ tục tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Vừa tốt nghiệp ra trường, bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự?

– Bị cận 4 đi-ốp có thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự?

– Loạn thị có được miễn nghĩa vụ quân sự?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Từ khóa » Nhược Thị Có Phải đi Nghĩa Vụ Không