Bị Thủy đậu Nên Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Và Tránh để Lại Sẹo? - Khám ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo. Những vết sẹo này thường là sẹo lõm trên da, gây mất thẩm mỹ và thường lưu lại đến hết đời. Vậy khi mắc bệnh cần lưu ý gì để bệnh nhanh khỏi và tránh để lại sẹo.
TIN LIÊN QUANBệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ gây ra biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị tốt.
Một trong những di chứng phổ của bệnh thủy đậu là để lại sẹo. Các nốt mụn nước thủy đậu thường tập trung nhiều ở các vùng mặt, chân, tay, lưng, ngực... Những ngày đầu thường tạo cảm giác rát, ngứa nhiều, sau dần thì khô lại, tạo vảy và bong ra, để lại nhiều vết thâm trên da. Một số trường hợp do không kiêng cữ đúng cách trong quá trình mắc bệnh làm tình trạng làn da trở nên nghiêm trọng hơn và dễ để lại sẹo. Có không ít trường hợp da bị sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho người bệnh trong cuộc sống về sau.
Để tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị, người bị thủy đậu cần lưu ý những vấn đề sau:
Cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ: Người bị thủy đậu không cần kiêng nước, thậm chí cần cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên da gây nhiễm trùng da. Khi tắm rửa, vệ sinh hạn chế dùng xà phòng chà xát lên vết mụn nên lau người bằng nước ấm, lau nhẹ, chỉ đến khi các nốt mủ bong vảy mới nên tắm bằng xà phòng. Khi các nốt mụn khô và bong vẩy nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kem trị sẹo để hạn chế và cải thiện sẹo tốt nhất, bởi đây là khi sẹo mới hình thành rất dễ chữa trị. Việc chăm sóc và thoa kem đúng cách sẽ cải thiện gần như 100% sẹo nếu chúng chỉ ở mức độ nhẹ.
Đối với trẻ em, các mẹ tuyệt đối không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại nước lá, rễ cây mà không qua ý kiến của bác sĩ. Lưu ý, khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể cần thao tác nhẹ nhàng, không chà xát làm vỡ các bọc mụn ra dễ gây nhiễm trùng và bệnh tình nặng hơn.
Không được nặn, cạy, gãi làm vỡ các nốt mụn: Người bị bệnh thủy đậu tuyệt đối không được nặn, cạy làm vỡ các nốt mụn mà phải để chúng tự khô và bong vảy. Việc tác động vào có thể khiến cho vùng da có mụn bị tổn thương nặng hơn làm quá trình hồi phục khó và lâu hơn, thậm chí làm nặng hơn tình trạng sẹo.
Hạn chế ở nơi nhiều gió, cần giữ ấm cơ thể: Để tránh mắc các bệnh cơ hội khác (vì lúc này sức đề kháng của cơ thể kém). Tuy nhiên bệnh nhân cần được ở nơi thoáng, không bí bách, trời nóng thì phải bật quạt để tránh ra nhiều mồ hôi gây viêm nhiễm.
Chú ý về ăn uống: Người mắc thủy đậu nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tính nóng cao và quá bổ dưỡng. Vì các thực phẩm này thúc đẩy quá trình tiết nhờn của da, virus phát triển mạnh và gây ra càng nhiều nốt mụn, nhờn tích tụ làm vi khuẩn phát triển, sẹo khó lành và có thể gây viêm da trầm trọng. Ngoài ra người bệnh nếu bị nổi mụn trong xoang miệng thì nên hạn chế ăn đồ cay nóng.
Ảnh minh họa.
Người bị thủy đậu nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu... Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.
Ngoài ra, hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, bệnh lại dễ lây lan cho cộng đồng. Do đó để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, người bị thủy đậu nên tránh:
Tránh đi tới chỗ đông người: Thủy đậu là bệnh dễ lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, không khí qua dịch tiết đến người khác. Vì vậy, nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tới nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan và hạn chế nguy cơ trở thành dịch thủy đậu.
Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân:Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi kỹ trước khi sử dụng hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình.
Tránh gãi mạnh: Gãi mạnh làm vỡ hoặc trầy các nốt mụn thủy đậu, dịch nước ở mụn dễ lây lan sang người khác khi tiếp xúc. Ngoài ra, khi bị thủy đậu, cần chú ý mặc quần áo chất liệu mát, rộng để tránh cọ sát.
Đỗ Hương
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Thủy đậu ở Người Lớn Kiêng Gì
-
Bị Bệnh Thủy đậu Khoảng Bao Lâu Thì Khỏi? | Vinmec
-
Người Bị Thủy đậu Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? | Vinmec
-
Bệnh Thủy đậu ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không Và Nên Kiêng Gì?
-
Thủy đậu Kiêng Gì Và điều Trị Như Thế Nào để Bệnh Nhanh Khỏi
-
Những Thực Phẩm Cần Kiêng ăn để Thủy đậu Khỏi Nhanh, Ngăn Ngừa ...
-
Bị Thủy đậu Kiêng ăn Gì? 7 Thực Phẩm Bạn Cần Tránh Xa - Hello Bacsi
-
Khi Bị Thủy Đậu Sốt Cao Cần Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi | Hapacol
-
Bị Thủy đậu Nên Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
Thủy đậu Kiêng Gì để Tránh Bị Sẹo? - Thaythuocvietnam
-
Đừng Coi Thường Bệnh Thủy đậu ở Người Lớn
-
[ Người Bị Thủy đậu Kiêng Gì ] : Kiêng ăn , Gió Quạt , Gội đầu ! - 2Bacsi
-
Người Bệnh Thuỷ đậu Nên Kiêng Gì Và ăn Gì Cho Nhanh Khỏi
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Trẻ Bị Thuỷ đậu Nên Kiêng Gì để Nhanh Chóng Khỏi Bệnh? - Docosan