Bị Tiêu Chảy ăn Gì Và Chăm Sóc Thế Nào để Nhanh Hồi Phục?
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chảy mặc dù không nguy hiểm và thường kéo dài không quá 3 ngày, tuy nhiên, khi bị tiêu chảy vẫn không nên chủ quan, cần đi khám bác sĩ nhất là những đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người lớn tuổi. Ngoài đi cầu phân lỏng hoặc ra nước, tiêu chảy còn có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa khác như đầy bụng, đau bụng, cảm giác sủi bọt trong ruột, buồn nôn, nôn… và sốt.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy rất quan trọng. Một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh trong khi một số thực phẩm khác có thể khiến bệnh nặng hơn.
Tiêu chảy ăn gì là tốt?
Người bệnh nên ăn các thức ăn nhạt, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Việc tuân theo chế độ ăn kiêng này có thể giúp phục hồi nhanh hơn và cảm thấy khỏe hơn. Cụ thể:
- Thức ăn nhạt
Người bị tiêu chảy nên ăn các món nhạt vì thực phẩm cay hoặc nhiều gia vị có thể gây kích ứng ruột. Tiêu chảy ăn gì trong số các món ăn nhạt, đừng bỏ qua các gợi ý như sau:
- Ngũ cốc nóng (bột yến mạch, súp hoặc cháo)
- Táo
- Cơm trắng
- Bánh mì hoặc bánh mì nướng
- Khoai tây luộc
- Bánh quy giòn
Cần lưu ý: Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp hệ tiêu hóa không làm việc quá sức. Sau một hoặc hai ngày ăn nhạt, thức ăn mềm, người bệnh có thể bắt đầu thêm vào các thực phẩm như thịt gà nạc và trứng cuộn.
- Probiotic
Ngoài thức ăn nhạt, những thực phẩm có chứa probiotic cũng là một trong những gợi ý hoàn hảo cho thắc mắc tiêu chảy ăn gì. Probiotic – men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện cân bằng của lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột.
Cách chăm sóc người bị tiêu chảy tại nhà
Khi bị tiêu chảy, ngoài quan tâm tiêu chảy ăn gì, cách chăm sóc tại nhà cũng quan trọng không kém. Người bị tiêu chảy nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để tránh tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Theo đó người bệnh nên:
- Uống nhiều nước
- Hạn chế hoạt động thể chất khi bị tiêu chảy vì hoạt động mạnh làm cơ thể có thể tăng nguy cơ mất nước.
- Dùng một số loại thuốc trị tiêu chảy có chứa thành phần như bismuth subsalicylate (Pepto Bismol) và Ioperamide (Imodium) có thể giúp giảm bớt các trường hợp tiêu chảy thường xuyên.
Lưu ý: Trong thời gian chăm sóc tại nhà, mặc dù đã lưu ý người bệnh tiêu chảy ăn gì để cải thiện triệu chứng nhưng tình trạng bệnh kéo dài hơn 2 ngày không cải thiện, đau bụng dữ dội kèm sốt trên 39 độ C, cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đối với trẻ em, nếu tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24 giờ cũng cần đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi trẻ có các biểu hiện mất nước như khô miệng, tiểu ít, khóc không ra nước mắt hoặc đi phân màu đen hay có máu.
Theo Healthline – Medical News Today
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bị Tiêu Chảy
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Bị Tiêu Chảy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nguyên Nhân Tiêu Chảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị, Chăm Sóc Bệnh ...
-
Tiêu Chảy Nên ăn Gì Cho Nhanh Khỏi, Mau Lại Sức? - Vinmec
-
Hướng Dẫn Theo Dõi Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp Tại Nhà - Vinmec
-
Tiêu Chảy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Tiêu Chảy - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thực đơn Cho Người Bệnh Tiêu Chảy Cấp | Trung Tâm Chăm Sóc Sức ...
-
Chăm Sóc Trẻ Tiêu Chảy Tại Nhà - Bệnh Viện Quân Y 103
-
TIÊU CHẢY CẤP - Health Việt Nam
-
Tiêu Chảy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Giải đáp: Tiêu Chảy Cấp Mấy Ngày Thì Khỏi? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Tiêu Chảy: Bệnh Lý Thường Gặp | Pacific Cross Việt Nam
-
Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp | Thành Viên Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp