Bị Tụt Huyết áp: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Biểu Hiện Và Nguyên Nhân Là Gì?

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp đo được dưới 90/60 mm/Hg. Ở nhiều người, dấu hiệu tụt huyết áp không có biểu hiện rõ ràng. Đến khi có triệu chứng, tụt huyết áp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?

1, Tụt huyết áp là gì?

Thông thường, ở người lớn khỏe mạnh, chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg được coi là bình thường. Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp của bạn thấp hơn nhiều so với chỉ số huyết áp bình thường.

Tụt huyết áp có thể xảy ra riêng biệt hoặc có mối liên hệ với những vấn đề sức khỏe khác. Ở mức độ nhẹ, dấu hiệu tụt huyết áp không có biểu hiện rõ ràng. Song khi các triệu chứng tụt huyết áp hiển thị rõ, người bệnh cần được chăm sóc y tế.

Người bị tụt huyết áp thường có 2 dạng, bao gồm: 

  • Hạ huyết áp tuyệt đối: Chỉ số huyết áp lúc nghỉ ngơi dưới 90/60 mmHg (milimet thủy ngân).
  • Hạ huyết áp tư thế đứng: Huyết áp giảm trong vòng ba phút sau khi người bệnh đứng lên từ tư thế ngồi. Mức giảm phải từ 20 mmHg trở lên đối với áp suất tâm thu (trên cùng) và 10 mmHg trở lên đối với áp suất tâm trương (dưới). Một tên gọi khác của chứng này là hạ huyết áp tư thế vì nó xảy ra khi thay đổi tư thế.

Cách đọc chỉ số huyết áp: 

Chỉ số đo huyết áp gồm hai con số, trên và dưới, đơn vị tính là mm/Hg, cụ thể:

  • Tâm thu (số trên cùng): Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Con số này thể hiện khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Tâm trương (số dưới cùng): Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn ra.

Ngày nay có nhiều thiết bị hiện đại có thể đo huyết áp một cách tự động. Các thiết bị này được khuyến khích sử dụng thay vì đo huyết áp bằng cách dùng ống nghe truyền thống.

2, Dấu hiệu tụt huyết áp

Các triệu chứng tụt huyết áp có biểu hiện rõ ràng thường xảy ra do não không nhận đủ lưu lượng máu. Biểu hiện của tụt huyết áp cần được nhanh chóng chăm sóc y tế bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc cảm thấy nhức đầu, khó chịu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhìn mờ 
  • Thở nhanh, nhịp thở gấp gáp
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Lú lẫn, khó tập trung

Đặc biệt, người bị tụt huyết áp có thể ngất xỉu hoặc hôn mê nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời.

Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?

3, Các nguyên nhân tụt huyết áp

Tụt huyết áp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Tụt huyết áp thể đứng: Xảy ra khi người bệnh đứng lên quá nhanh từ tư thế ngồi. Khi đó, cơ thể không kịp bơm máu lên não.

Nguyên nhân tụt huyết áp do các bệnh thần kinh trung ương: Các vấn đề xảy ra ở hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát huyết áp của cơ thể. Người bị tụt huyết áp thường cảm thấy khó chịu hơn sau khi ăn vì lúc này cơ thể của họ dành nhiều máu hơn cho hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.

Lượng máu thấp: Mất máu do chấn thương nặng có thể gây ra huyết áp thấp. Mất nước là nguyên nhân góp phần làm giảm lượng máu.

Nguyên nhân tụt huyết áp do các vấn đề ở tim và phổi: Khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc nếu phổi hoạt động bất thường đều có thể dẫn đến hạ huyết áp.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn: Tụt huyết áp có thể xảy ra với các loại thuốc điều trị suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm… 

Rượu hoặc chất kích thích: Nhữ ng thứ này có thể làm giảm huyết áp của bạn. Lưu ý, biểu hiện tụt huyết áp do rượu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể gây ra huyết áp cao. 

Tụt huyết áp do mang thai: Hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa thai kỳ. 

Nguyên nhân tụt huyết áp do các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng: Những tình trạng này bao gồm rối loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi, đau tim và xẹp phổi. Phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (phản vệ) hoặc phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng nặng cũng có thể gây hạ huyết áp.

4, Cách trị tụt huyết áp

Cách chữa tụt huyết áp tùy thuộc vào nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì. Nếu lối sống và những thói quen không lành mạnh khiến người bệnh bị tụt huyết áp, chỉ cần điều chỉnh theo hướng tích cực thì các dấu hiệu tụt huyết áp sẽ tự thuyên giảm.

Nếu không xác định được nguyên nhân gây tụt huyết áp để tìm cách điều trị phù hợp, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Trong trường hợp này, cách trị tụt huyết áp có thể bao gồm:

Tăng lưu lượng máu: Phương pháp này liên quan đến việc truyền chất lỏng (như dịch truyền tĩnh mạch (IV), huyết tương hoặc truyền máu) cho người bệnh. 

Làm co mạch máu: Cũng giống như có những loại thuốc làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu trong cơ thể, cũng có những loại thuốc có tác dụng ngược lại.

Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?

5, Các biến chứng của bệnh tụt huyết áp

Chức năng hoạt động của hệ thần kinh có thể suy giảm khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần. Đồng thời, tụt huyết áp khiến cơ thể không kịp thời cung cấp máu đến các cơ quan khác như tim, thận… Lâu dần gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan này.

Các biến chứng khác có thể xảy ra khi bị tụt huyết áp bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim gây choáng váng, ngất xỉu: Điều này làm tăng nguy cơ tai nạn khi người bệnh đang lái xe, đứng trên cao hoặc đi cầu thang…
  • Tăng nguy cơ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.

6, Cách phòng ngừa tụt huyết áp

Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?

Những biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa hoặc giảm triệu chứng tụt huyết áp, bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Nước làm tăng lượng máu trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Không uống rượu, bia và không dùng các chất kích thích: Rượu, bia và các chất kích thích có thể khiến cơ thể mất nước, rối loạn chức năng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carb. Để không bị tụt huyết áp sau bữa ăn, bạn hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mục tiêu chung là dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. 

7, Các câu hỏi thường gặp về tụt huyết áp

Tụt huyết áp uống nước đường khỏi không?

Các triệu chứng tụt huyết áp có thể được cải thiện tạm thời khi người bệnh bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, uống nước đường khi bị tụt huyết áp không hoàn toàn đúng về mặt y học. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tụt huyết áp. Cách xử lý khi bị tụt huyết áp cũng không giống nhau do tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, nếu người bệnh bị tụt huyết áp do hạ đường huyết, uống nước đường có thể là giải pháp hiệu quả. Nếu các biểu hiện tụt huyết áp xảy ra do những nguyên nhân khác, uống nước đường có thể không giúp ích cho người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Bị tụt huyết áp: Dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân là gì?

Tụt huyết áp không nên ăn gì?

Tình trạng tụt huyết áp thường xảy ra ở những người ăn rất ít, hay bỏ bữa hoặc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh. Trong chế độ ăn, người bị tụt huyết áp nên hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm gây giãn mạch, lợi tiểu. bao gồm:

  • Táo mèo
  • Sữa ong chúa
  • Cà chua
  • Củ cải đường
  • Khổ qua (mướp đắng)
  • Rượu, bia, thuốc lá

Tụt huyết áp cũng là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, cần được theo dõi và chăm sóc y tế kỹ lưỡng. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe này có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện khi người bệnh điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn hoặc tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21156-low-blood-pressure-hypotension#:~:text=Hypotension%2C%20also%20known%20as%20low,including%20dizziness%2C%20fainting%20and%20more.
  3. https://thaythuocvietnam.vn/huyet-ap-thap-nen-kieng-gi/

Từ khóa » Hiện Tượng Của Tụt Huyết áp