Bị Vô Kinh Có Con được Không? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Chuẩn bị mang thai
27/05/20223 phút đọc
Mục lục bài viết
Hiện tượng vô kinh ngày càng phổ biến ở các chị em phụ nữ. Bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ sinh sản cũng như cuộc sống sinh hoạt vợ chồng ở người bệnh. Vậy bị vô kinh có con được không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Vô kinh là gì?
Kinh nguyệt là dấu hiệu thay đổi hormone sinh lý ở phụ nữ trưởng thành và được lặp lại nhiều lần theo chu kỳ. Phái nữ nằm ở giữa tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh thường lặp lại kinh nguyệt đều đặn theo tháng.
Vô kinh là tình trạng nữ giới không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dài hoặc chưa từng có kinh nguyệt một lần trong đời. Trong trường hợp phụ nữ chưa đến tuổi dậy thì, mang thai và sau tuổi mãn kinh không xuất hiện kinh là hoàn toàn bình thường. Chị em nào không ở trong thời điểm trên mà kinh nguyệt không có thì cần đi khám sớm nhất có thể.
Theo chuyên gia, vô kinh được chia thành 2 loại là: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng phụ nữ đến tuổi dậy thì nhưng chưa từng xuất hiện hành kinh lần nào trong đời. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này chủ yếu xuất phát từ những vấn đề ở cơ quan sinh sản như: buồng trứng, hệ thần kinh trung ương, tuyến yên. Cụ thể:
-
Phái nữ không có buồng trứng bẩm sinh hoặc buồng trứng bị tổn thương do nạo, phá thai hoặc những tác động khác.
-
Không có tử cung bẩm sinh hoặc tử có vấn đề do các bệnh phụ khoa.
-
Cơ quan sinh dục có khuyết điểm.
-
Tuyến yên và những bộ phận sản sinh hormone sinh dục gặp vấn đề.
Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên thế giới cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp vô kinh nguyên phát nhưng không tìm được nguyên nhân. Vì vậy, gia đình cần quan tâm đến trẻ ở trong giai đoạn dậy thì, nếu quá thời gian này mà vẫn không có hành kinh thì cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức
Vô kinh thứ phát
Vô kinh thứ phát là tình trạng nữ giới có kinh nguyệt nhưng không thấy kinh xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Thông thường, phụ nữ bị bệnh vô kinh thứ phát thường không có kinh nguyệt trong 3 tháng, còn những người kinh nguyệt không đều là 6 tháng.
Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng vô sinh thứ phát ở phái nữ là:
-
Phụ nữ đến tuổi mãn kinh.
-
Phụ nữ đang trong gian cho con bú.
-
Chế độ sinh hoạt không tốt như thường xuyên thích khuya, hay stress, tăng hoặc giảm cân đột ngột không rõ lý do.
-
Tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh.
-
Người mắc các bệnh như: u buồng trứng, suy buồng trứng, suy giảm chức năng tuyến yên,...
-
Sử dụng các phương pháp tránh thai.
-
Phẫu thuật tử cung nhưng không may để lại sẹo.
Phụ nữ vô kinh có con được không?
Không phải tất cả phụ nữ bị vô kinh cũng mất khả năng làm mẹ. Để xác định người bệnh bị vô kinh có con được không, chúng ta căn cứ theo 2 loại bệnh:
Bị vô kinh mất khả năng làm mẹ
Thông thường, phụ nữ bị vô kinh nguyên phát có nguy cơ cao bị vô sinh. Lí do là hành kinh không xuất hiện sẽ dẫn đến tình trạng trứng không rụng để thụ tinh với tinh trùng, vì vậy nữ giới không thể mang thai.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng vì nếu bệnh được phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì vẫn có thể cải thiện tình trạng này. Để điều trị bệnh vô kinh nguyên phát, bác sĩ chuyên khoa sẽ tăng cường cung cấp hormone vào trong cơ thể để cân bằng nội tiết hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bệnh vô sinh nguyên phát thường xảy ra ở trẻ em trong tuổi dậy thì và phụ nữ trưởng thành. Vì vậy, các chị em phụ nữ và những bà mẹ có con gái ở tuổi thiếu niên cần đặc biệt quan tới chu kỳ kinh nguyệt.
Vô kinh vẫn có thể thụ thai
Những bệnh nhân bị vô kinh thứ phát thì hy vọng có thể mang thai vẫn rất cao. Điều này phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp vô kinh do chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt không điều độ có thể khắc phục bằng thuốc Tây y hoặc Đông y.
Riêng trường hợp vô kinh do một số bệnh lý như suy buồng trứng, buồng trứng đa nang thì bệnh nhân cần dùng trứng hiến tặng để thụ tinh nhân tạo.
Xem thêm:
- Tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
- Chuẩn bị mang thai nên uống vitamin gì? Những điều cần lưu ý khi uống
Nguyên nhân gây bệnh vô kinh ở nữ giới
Phụ nữ bị vô kinh thường xuất phát từ một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:
-
Do sức khỏe người bệnh: Phụ nữ quá bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, cơ thể nhiễm độc, hoặc có các bệnh về gan, thận và phải phụ thuộc thuốc sẽ gây vô kinh thứ phát. Ngoài ra, những thay đổi về môi trường sống và tâm sinh lý cũng ảnh hưởng đến hành kinh.
-
Do rối loạn nội tiết tố: Một số tuyến nội tiết thường xuyên bị rối loạn là tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng,...Khi các tuyến nội tiết này suy giảm chức năng hoạt động sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone sinh dục.
-
Do cơ thể khiếm khuyết: Rất nhiều phụ nữ sinh ra bị khuyết tật ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là cơ quan sinh sản như: buồng trứng, tử cung sẽ bị vô kinh nguyên phát dẫn tới mất khả năng làm mẹ.
Nhìn chung, dù bị vô kinh do nguyên nhân nào thì việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp các chị em có thêm cơ hội làm mẹ. Vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu bị vô kinh, chúng ta nên đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nhận biết triệu chứng bệnh vô kinh
Để bệnh vô kinh không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở nữ giới thì chị em cần phải phát bệnh kịp thời và thăm khám bác sĩ. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh vô kinh mà chị em phụ nữ nào cũng nên biết:
-
Phụ nữ trưởng thành liên tục không có kinh nguyệt từ 4-6 tháng hoặc trẻ đến tuổi dậy thì vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện kinh.
-
Bầu vú bị căng, hơi nhức và tiết sữa khi không mang thai.
-
Da khô, cơ thể mọc nhiều mụn hoặc có dấu hiệu rụng tóc.
-
Lông ở tay, chân, mặt mọc nhanh hơn.
-
Thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt.
-
Kinh nguyệt không trở lại sau khi phẫu thuật phá thai.
Điều trị bệnh vô kinh bằng cách nào?
Phương pháp điều trị bệnh vô kinh phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là những cách điều trị bệnh lý được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Các chị em phụ nữ thường giảm cân sai cách dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm cho kinh không ra đều. Chính vì vậy, thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Phụ nữ cần nạp đủ 5 nhóm chất vào trong bữa ăn, đặc biệt ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau củ quả. Loại chất này không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, mà còn hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da.
Ngoài ra, chị em nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ và đào thải những chất độc hại trong cơ thể. Người bệnh nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực của mình.
Chất lượng giấc ngủ và tâm sinh lý cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cho cơ thể nghỉ ngơi và sản sinh các hormone sinh dục, kích thích quá trình rụng trứng. Đồng thời, chị em cần duy trì cảm xúc vui vẻ, yêu đời.
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đối với những bệnh nhân không may mắc phải bệnh vô kinh nguyên phát thì cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu nữ giới được chẩn đoán là dị tật ở cơ quan sinh sản dẫn đến không thể ra kinh nguyệt, cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo trong tử cung hoặc loại bỏ khối u lành tính tuyến yên.
Với phụ nữ bị vô kinh mức độ nhẹ hơn có thể sử dụng thuốc giúp bổ sung hormone theo đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để biết được tình trạng bệnh và có kế hoạch kiểm soát kịp thời.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến câu hỏi bị vô kinh có con được không. Mong rằng, những kiến thức vừa được Monkey chia sẻ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về căn bệnh này, cũng như biết cách xử lý nếu cơ thể có hiện tượng lạ.
Tài liệu tham khảoAmenorrhea - Ngày truy câp: 27/05/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amenorrhea/symptoms-causes/syc-20369299
Can I Get Pregnant If I Have Amenorrhea? - Ngày truy câp: 27/05/2022
https://institutodefertilidad.es/en/can-i-get-pregnant-if-i-have-amenorrhea/
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Đào NhànTôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...
Bài viết liên quan- Tiêm phòng trước khi mang thai: “Tất tần tật” những điều mẹ cần biết
- Tinh trùng vón cục có con được không? Cách khắc phục tình trạng bệnh
- Tổng hợp những dấu hiệu có thai sau 5 ngày quan hệ
- Giải đáp: Phụ nữ bị polyp cổ tử cung có mang thai được không?
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể trước khi mang thai: Chìa khóa cho hành trình thai kỳ khỏe mạnh!
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Vô Kinh Có Con được Không
-
Vô Kinh Có Thụ Thai được Không? - VnExpress Sức Khỏe
-
Người Bị Vô Kinh Có Thể Có Thai Không? | Vinmec
-
Phân Biệt Vô Kinh Nguyên Phát Và Vô Kinh Thứ Phát - Cách Nhận Biết ...
-
Vô Kinh Có Thể Có Con Không? Chưa Từng Thấy Kinh Nguyệt
-
Không Có Kinh Nguyệt Có Thai được Không? [Giải Đáp Của BS CKI]
-
Ðiều Trị Vô Kinh Có Khó?
-
Phụ Nữ Gặp Rối Loạn Kinh Nguyệt Có Thể Có Thai được Không?
-
Vô Sinh Có Kinh Không, Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Vô Kinh
-
Vô Kinh Có Thể Sinh Con? - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh Vô Kinh
-
Bị Vô Kinh Từ Lúc Dậy Thì Là Bệnh Gì, Có Con được Không?
-
Quan Hệ Vào Ngày “đèn đỏ” Có Thai Không - Tâm Anh Hospital
-
Vô Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giải đáp Thắc Mắc Rối Loạn Kinh Nguyệt Có Thai được Không?