Bị Zona Thần Kinh Ở Môi: Cách Chữa Trị, Chăm Sóc - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Các giai đoạn của zona thần kinh và cách xử lý
11:35 | 09/08Cách chữa giời leo bằng đậu xanh nhanh khỏi
10:43 | 09/08Bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không?
8:34 | 04/07Chữa giời leo bằng mật ong có thực sự hiệu quả?
1:32 | 04/07Bệnh zona thần kinh liên sườn và thông tin cần biết
3:46 | 04/07Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?
1:26 | 04/07Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị
8:44 | 04/07Bệnh zona ở tay, chân: Triệu chứng và cách điều trị
9:12 | 04/07Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
5:01 | 04/07Bệnh giời leo là gì, tại sao bị? Dấu hiệu và cách trị
Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc Phạm Thị Trang 8:40 - 04/07/2023Đánh giá bài viết
4.6/5 - (11 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễu – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà NộiĐặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay suy giảm miễn dịch. Những tổn thương trên da có thể đi kèm với nhiều triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu… Nếu không can thiệp điều trị sớm thì tổn thương da có thể lan rộng và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Bệnh zona thần kinh ở môi – Nguyên nhân và triệu chứng
Zona thần kinh chính là một dạng tái hoạt động trở lại của varicella zoster (herpes zoster) virus (đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Thông thường, sau khi điều trị bệnh thủy đậu, virus sẽ không được tiêu diệt triệt để, chúng vẫn tồn tại và ẩn vào các dây thần kinh ở trong cơ thể. Khi có các yếu tố như mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược… tạo điều kiện thì chúng sẽ kích hoạt trở lại, gây bệnh zona thần kinh.
Hiện trạng bệnh thường khởi phát ở các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như sau lưng, sau tai, mắt, môi, cổ… Nếu bị zona thần kinh ở môi, bệnh không chỉ kích hoạt các triệu chứng thông thường mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.
Xem thêm: Triệu Chứng Bệnh Zona Ở Tay, Chân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
1. Nguyên nhân bị zona thần kinh ở môi
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát triệu chứng zona thần kinh ở môi là do varicella zoster virus tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi. Và cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ tác nhân nào trực tiếp khiến loại virus này hoạt động trở lại và làm bùng phát bệnh zona thần kinh.
Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi sau được cho là có liên quan:
- Stress, căng thẳng hay bị sang chấn về mặt tinh thần
- Cơ thể suy nhược
- Hệ miễn dịch suy giảm: Thường gặp ở phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường hay nhiễm HIV
- Gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Bị nhiễm trùng
- Điều trị ung thư bằng xạ trị
2. Các dấu hiệu nhận biết
Bệnh zona thần kinh ở môi có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Trước khi tổn thương da xuất hiện khoảng vài ba ngày, người bệnh thường thấy đau và nóng rát nhẹ ngay tại vùng da môi.
- Một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi hay sưng nhẹ các hạch lân cận.
- Da môi xuất hiện các mảng đỏ, có gờ rõ ràng và cao hơn hẳn những vùng da xung quanh do bị sưng nề nhẹ.
- Phát ban thường có hình tròn hoặc hình oval với kích thước nhỏ.
- Các nốt ban mọc rải rác hay khu trú thành dải và chạy dọc theo 2 viền môi.
- Chỉ sau đó khoảng một vài giờ, vùng da môi bị tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước mọc thành từng cụm.
- Trong mụn nước thường có chứa dịch lỏng trong suốt, căng và khó vỡ.
- Tổn thương da do zona thần kinh thường khiến môi bị ngứa ngáy và đau rát nhẹ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp tổn thương da do zona thần kinh không chỉ khu trú ở môi mà còn lan rộng ra các vùng da khác. Dễ lây lan nhất là vùng mắt, mặt và cổ.
Bị zona thần kinh ở môi có quan hệ tình dục bằng miệng được không?
Quan hệ bằng miệng hiện đang là hình thức được rất nhiều cặp đôi lựa chọn để thỏa mãn ham muốn tình dục. Chính vì thế mà rất nhiều người thắc mắc không biết bị zona ở môi thì có thực hiện được hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hay không?
Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, zona thần kinh ở môi là bệnh lý có thể lây truyền virus khi tiếp xúc da thông thường. Chính vì vậy tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng miệng khi đang mang trong mình mầm bệnh.
Bên cạnh đó, việc ôm hôn hay gần gũi bằng đường miệng cũng cần tránh, bởi đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh lây lan khó kiểm soát. Để chủ động phòng lây nhiễm bệnh cho người xung quanh, khi bị zona thần kinh bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chung, uống chung hay sử dụng đồ cá nhân chung với người khác.
Giải đáp thắc mắc: Bị zona thần kinh có nên quan hệ không?
Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các tổn thương da ở môi do varicella zoster virus gây ra thường sẽ có xu hướng thuyên giảm, đóng mài và lành hẳn sau khoảng 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp phát hiện muộn hay không nghiêm túc điều trị thì virus có thể lan nhanh và tấn công các tế bào thần kinh khác.
Dưới đây là một số biến chứng có thể phát sinh khi không kiểm soát tốt bệnh zona thần kinh ở môi:
- Tổn thương do bệnh gây ra có thể lan nhanh từ môi lên mắt và gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực cũng như ngoại hình.
- Nếu người bệnh thường xuyên cào gãi lên mụn nước thì có thể kích hoạt các tổn thương thứ phát, tăng nguy cơ phát sinh bội nhiễm.
- Một số trường hợp, varicella zoster virus còn chạy dọc theo các dây thần kinh lên tới não và có thể gây viêm não.
Ngoài các tổn thương trên bề mặt da thì bệnh zona thần kinh còn gây ra các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, tăng thân nhiệt. Từ đó tạo cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, hoạt động học tập, công việc và cuộc sống thường ngày.
Cách chữa trị và chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi
Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở môi thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng nếu sớm điều trị và chăm sóc đúng cách. Tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh cùng thể trạng của từng đối tượng mà có thể chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Dưới đây là cách điều trị cũng như chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi:
1. Thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác nhận bệnh.
Trường hợp zona kích hoạt ở môi sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục ở môi do herpes simplex virus gây ra. Chính vì vậy mà bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và chọc dịch tiết hay lấy mẫu da để đem đi xét nghiệm. Điều này có thể nhận định cụ thể sự hiện diện của virus gây bệnh.
Sau khi đã chẩn đoán và xác định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc điều trị. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu với varicella zoster virus. Thuốc được dùng sẽ giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường miễn dịch để hỗ trợ ức chế hoạt động của virus.
Sau đây là các thuốc có thể được chỉ định trong điều trị zona ở môi:
- Thuốc kháng virus: Một số loại thông dụng như Acyclovir, Famcilovir và Valacyclovir thường được chỉ định trong vòng 72 giờ ngay sau khi các triệu chứng kích hoạt. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của varicella zoster virus và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Thuốc kháng Histamine H1: Có thể đáp ứng tốt khi tổn thương da đi kèm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… là các loại được dùng phổ biến. Cần lưu ý nhóm thuốc này có thể gây khô miệng và buồn ngủ, mất tập trung trong thời gian sử dụng.
- Thuốc giảm đau: Đa phần các trường hợp bị zona ở môi đều gây viêm, đau rát và sốt nhẹ. Lúc này, dùng các thuốc như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen có thể giúp giảm đau và hạ thân nhiệt.
- Thuốc kháng sinh: Thường sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp có phát sinh bội nhiễm.
- Kem bôi Capsaicin: Capsaicin chính là hoạt chất được tổng hợp từ quả ớt với tác dụng làm giảm ngứa và giảm đau tại chỗ rất tốt. Loại kem bôi ngoài da này sẽ được chỉ định khi các nốt mụn nước ở môi đã vỡ và khô hoàn toàn. Nếu dùng khi mụn nước mới vỡ sẽ rất dễ gây xót da, đau rát và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ chỉ định dùng sau khi tổn thương da đã lành hẳn. Sử dụng thuốc bôi gây tê có thể giúp cải thiện tình trạng đau và giảm ngứa nhẹ.
Ngoài các loại thuốc được đề cập ở trên, nếu bệnh zona ở môi gây đau rát nhiều thì bác sĩ có thể kê toa một số thuốc khác. Có thể kể tới như thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật…
Zona ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với trường hợp bệnh kích hoạt ở các vùng da khác. Chính vì thế mà đa phần có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc.
2. Mẹo tự nhiên chữa zona thần kinh ở môi
Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các mẹo tự nhiên để chữa zona thần kinh ở môi. Các mẹo tự nhiên thường lành tính, dễ thực hiện, giúp kiểm soát triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.
Dưới đây là một số mẹo tự nhiên có thể tham khảo áp dụng khi bị zona ở môi:
- Giảm sưng viêm bằng cách chườm lạnh:
Nhiệt độ thấp có thể giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh để làm giảm viêm và sưng đau một cách hiệu quả. Chỉ cần lấy một miếng khăn sạch đem nhúng vào nước mát vô trùng và đắp trực tiếp lên vùng môi đang bị tổn thương.
Với cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày và mỗi lần chỉ nên đắp khoảng 20 – 25 phút. Tuy nhiên, tuyệt đối không chườm lạnh khi mụn nước đã bị vỡ bởi có thể lây nhiễm virus sang các vùng da khỏe mạnh khác.
- Dùng sữa chua trị zona ở môi:
Sữa chua là thực phẩm có hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp tăng đề kháng tự nhiên cho vùng da môi bị tổn thương do zona. Chỉ cần dùng bông gòn thấm vào sữa chua rồi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Lưu ý cần dùng sữa chua lạnh mới đem lại tác dụng tốt. Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Chữa bệnh zona ở môi bằng mật ong:
Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt cùng hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Dùng nguyên liệu này còn giúp làm mềm da, khiến các nốt mụn nước do zona chóng đóng mài. Đồng thời hỗ trợ làm tăng hàng rào bảo vệ da môi và cải thiện các khuyết điểm trên da.
Chỉ cần làm sạch vùng da môi đang bị tổn thương với nước muối sinh lý rồi thoa 1 lớp mật ong mỏng nhẹ lên. Để khô tự nhiên khoảng 25 – 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Với cách này có thể áp dụng mỗi ngày cho tới khi tổn thương trên da lành lại.
- Dùng nha đam trị zona ở môi:
Rất nhiều chị em phụ nữ tận dụng nha đam để chăm sóc sức khỏe cho làn da. Đây cũng chính là nguyên liệu có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh zona ở môi. Các tinh chất có trong nha đam không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm dịu da mà còn giúp giảm ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương trên da.
Dùng 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, bỏ vỏ và cạo lấy phần gel trong suốt. Vệ sinh vùng da môi cần điều trị rồi thoa gel nha đam lên. Để khô rồi thoa thêm lớp nữa và vệ sinh lại sau khoảng 20 phút. Cần lưu ý trước khi áp dụng thoa gel nha đam lên môi hãy thử với vùng da khỏe mạnh khác để dự phòng kích ứng.
Xem chi tiết: 4 Cách chữa zona thần kinh bằng cây lô hội ngay tại nhà
3. Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi
Việc chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh zona thần kinh ở môi. Chăm sóc tốt không chỉ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, đẩy lùi bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
Đối với bệnh zona ở môi, cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc như sau:
- Nên uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để nâng cao đề kháng. Từ đó có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ức chế hoạt động của virus.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế căng thẳng hay làm việc quá sức.
- Giữ cho vùng da môi luôn sạch sẽ, tuyệt đối không sử dụng son môi và các loại mỹ phẩm trang điểm khi đang bị bệnh zona ở môi.
- Tuyệt đối không cao gãi hay chà xát lên khu vực da đang bị tổn thương.
- Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo hay sử dụng đồ uống chứa cồn khi đang mắc bệnh.
- Tuyệt đối không hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng hay dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
Biện pháp phòng ngừa bệnh zona ở môi
Bệnh zona thần kinh ở môi thường có khả năng tái phát cao nếu có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. Chính vì thế sau khi điều trị cần chú ý đến công tác phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng tái hoạt động trở lại của virus gây bệnh.
Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona ở môi:
- Nên tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với vùng da nhiễm bệnh hay dùng chung các vật dụng cá nhân với những người đang bị bệnh thủy đậu hay zona thần kinh.
- Giữ cho tâm trạng luôn lạc quan, thoải mái và hạn chế căng thẳng thần kinh. Tránh để các tình trạng rối loạn tâm lý hay căng thẳng thần kinh kéo dài. Nên chỉ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách kiểm soát cũng như điều trị.
- Những người từ 50 trở lên nên chủ động đi tiêm vắc xin phòng ngứa zona. Vắc xin Shingrix hiện đang được sử dụng phổ biến và được nhận định là mang đến hiệu quả rất khả quan.
Bệnh zona thần kinh ở môi có thể khiến da môi bị thâm sẹo và gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống. Chính vì thế bạn cần sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị để tránh tổn thương da lan rộng. Bên cạnh việc dùng thuốc hãy thực hiện chăm sóc và dự phòng tốt ngay tại nhà.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào?
- Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị
Đánh giá bài viết
4.6/5 - (11 bình chọn)Cập nhật lúc: 11:20 AM , 06/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
Xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh giời leo mau được chữa lành. Đồng thời, nó còn ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái...Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?
Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị
Bị giời leo bôi kem đánh răng có khỏi không?
Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị
Bệnh zona thần kinh ở mặt thường có các biểu hiện như ngứa ran, nóng rát trước khi có các...
Nhóm thực phẩm mà người bị zona thần kinh nên ăn
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất...
Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh như thế nào đúng ?
Tiêm vacxin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên trước khi...
Bệnh giời leo là gì, tại sao bị? Dấu hiệu và cách trị
Giời leo là bệnh xảy ra phổ biến trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh hình thành và phát...
Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn
Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,... là một trong những loại thuốc bôi...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » điều Trị Zona ở Môi
-
Zona ở Môi (miệng): Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Biểu Hiện Và điều Trị Bệnh Zona ở Môi - BookingCare
-
Cách Xử Lý Khi Bị Zona ở Môi - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Vị Trí "ưa Thích" Của Zona Thần Kinh - Vinmec
-
Cách Chữa Giời Leo ở Môi, Miệng, Cổ Không để Lại Sẹo - Vinmec
-
Bị Zona Thần Kinh Ở Môi (Miệng) - Cách Trị Và Lưu ý - DRBACSI
-
Bệnh Zona
-
Bệnh Zona ở Môi - Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Zona Ở Môi (Miệng) Và Cách Xử Lý, Điều Trị Nhanh
-
Điều Trị Zona Như Thế Nào Cho đúng Cách
-
6 Cách điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh Tại Nhà, Bạn đã Thử Chưa?
-
Phương Pháp Chữa Zona Thần Kinh Hiệu Quả Và Cách Ngăn Ngừa Bệnh
-
Zona Thần Kinh Trên Miệng: Căn Bệnh Thường Gặp Khi Trời Hanh Khô ...
-
Bệnh Zona: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Thuốc điều Trị