Bia Corona - Hai Hãng Bia Lớn Nhất Thế Giới Sở Hữu Bia Budweiser ...
Có thể bạn quan tâm
Anheuser-Busch InBev công ty sở hữu bia Corona, Budweiser và Stella Artois vừa tuyên bố đã tiếp cận Hội đồng Quản trị SABMiller về khả năng “kết hợp hai công ty”.
Tuy nhiên, họ cũng cho biết chưa chắc chắn việc này sẽ dẫn đến một lời đề nghị chính thức hay một thỏa thuận nào cả. Sau tin tức trên, cổ phiếu cả hai công ty đều tăng vọt. SABMiller tăng 23%, nâng vốn hóa lên 93 tỷ USD. Cổ phiếu AB InBev tăng 12%.
AB InBev và SABMiller hiện là hai hãng bia lớn nhất thế giới. Các thương hiệu AB InBev hiện sở hữu là Budweiser, Stella Artois và bia Corona. Còn SABMiller có Peroni và Grolsch.
AB InBev có thể sẽ mua SABMiller. Ảnh: Bloomberg |
Trước đó, SABMiller từng cho biết AB InBev đã lên kế hoạch ra đề nghị chính thức, nhưng họ không được biết chi tiết. “Chúng tôi chưa nhận được lời đề nghị nào cả và HĐQT SABMiller cũng chưa có thêm chi tiết về các điều khoản”, công ty cho biết.
Nếu thương vụ này hoàn thành, đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử ngành bia thế giới. AB InBev được hình thành bởi một nhóm doanh nhân Brazil, đã thâu tóm nhiều thương hiệu, từ Stella Artois đến Budweiser.
Ngành công nghiệp bia đã sử dụng mua bán – sáp nhập (M&A) để hạn chế ảnh hưởng từ nhu cầu đi xuống tại các thị trường phát triển, như Mỹ hay châu Âu. Doanh thu AB InBev đã tăng gấp 5 trong 10 năm qua, nhờ các thương vụ mua lại trị giá gần 100 tỷ USD.
Đây cũng được coi là dấu chấm hết cho cuộc chơi M&A bia toàn cầu, do họ không thuộc quyền kiểm soát của các công ty có nền tảng gia đình, như Heineken của Hà Lan hay Carlsberg của Đan Mạch – 2 hãng bia lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới. Bên cạnh đó, các hãng này cũng ít trùng thị trường hoạt động.
Mua SabMiller sẽ giúp AB InBev tiếp cận hơn 7 tỷ USD doanh thu từ châu Phi và gần 4 tỷ USD từ châu Á. Từ đó, hãng có thể giảm phụ thuộc vào thị trường châu Mỹ và Brazil.
Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) – hãng sản xuất bia lớn nhất thế giới lên kế hoạch vào Việt Nam cuối năm sau sẽ khiến cuộc chiến giữa các hãng vốn đã nóng sẽ càng khốc liệt hơn.
Nhận xét về ý định đầu tư của AB Inbev vào Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, chính việc thu nhập người dân tăng lên và chính sách mở cửa sau khi gia nhập WTO đã khiến nhiều hãng bia ngoại thâm nhập và thị trường Việt Nam. Điều này tạo ra một thị trường cạnh tranh khá khốc liệt.
“Đương nhiên là sẽ cạnh tranh, hiện nay cũng đã quá “nóng” rồi nhưng bây giờ vẫn chưa biết được họ đầu tư như thế nào, phân khúc tập trung ra sao… nên chưa thể đo đếm”, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần bia rượu – nước giải khát Sài Gòn nói.
Một đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu bia ngoại đang có mặt ở Việt Nam cho rằng khi hãng bia lớn nhất vào thì các hãng sẽ lo ngại và không thể dửng dưng mà “ngủ yên” được.
“Tuy nhiên, cạnh tranh là tiền đề phát triển, có lo nhưng cũng có mừng. Rất có thể họ sẽ cạnh tranh ở phân khúc bia cao cấp bán với giá cao. Không những thế, dù bia ngoại hay bia nội cũng đều là đối thủ của AB Inbev”, đại diện đơn vị này phân tích.
Theo đó, chắc chắn trong thời gian tới các công ty bia tại Việt Nam buộc phải lên kế hoạch “đối phó” với hãng AB Inbev – đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma.
Thương hiệu bia lớn nhất thế giới sắp đến Việt Nam. Ảnh: CNN |
Tuy nhiên, Chủ tịch VBA lưu ý sẽ không dễ dàng để các hãng bia nước ngoài thành công ở Việt Nam. “Nhiều ông lớn đã tham gia thị trường bia Việt Nam nhưng nhiều người đã ra đi, hoặc không phát triển được”, ông Việt nói. Do vậy, ông nêu quan điểm rằng các hãng nước ngoài muốn thành công phải có chiến lược và tính toán thận trọng, bởi Việt Nam không phải là nơi dễ kiếm ra món lợi khổng lồ.
Liên quan đến thông tin AB Inbev – chủ thương hiệu Budweiser đã có giấy phép sử dụng đất tại Việt Nam được Reuters dẫn lời từ Tổng giám đốc của công ty này, một lãnh đạo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, việc cấp giấy chứng nhận được phân cấp cho địa phương, nhưng “chưa thấy địa phương nào báo cáo về dự án này lên Cục”.
Cũng theo ông, nhà đầu tư muốn có giấy phép sử dụng đất thì phải thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam và nhận được giấy chứng nhận đầu tư trước.
Tuy nhiên, thực tế, ông cho biết nhà đầu tư có cách rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án bằng cách song song với quá trình xin giấy chứng nhận đầu tư, có thể xin chủ trương về mặt cấp đất.
Việt Nam hiện là nước tiêu thụ bia lớn thứ ba ở châu Á, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Trong 10 năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam tăng hơn 200%, đến năm 2012 lên mức gần 3 tỷ lít.
Theo báo cáo của Euromonitor, khoảng 80% thị phần thị trường bia Việt Nam đang nằm trong 3 hãng là Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Bia Việt Nam (VBL) – chủ thương hiệu Heineken, Tiger.
Với tiềm năng phát triển lớn, ngành bia hiện nay chứng kiến những thương vụ mua bán sáp nhập, chủ yếu từ nhà đầu tư nước ngoài như hãng bia Carlsberg của Đan Mạch muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Habeco lên 30%, sau khi đã thâu tóm hoàn toàn bia Huế. Tập đoàn Masan – đơn vị mới được một quỹ của Mỹ rót 200 triệu USD cũng công bố đang tiến hành mua lại Công ty Bia & nước giải khát Phú Yên.
Anheuser-Busch InBev là tập đoàn bia đa quốc gia có trụ sở tại Bỉ. Hãng hiện là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới với 25% thị phần trên toàn cầu. Anheuser-Busch InBev có tới 14 trên tổng số 200 thương hiệu mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Nổi tiếng nhất là Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma.
Hà Thu (theo BBC/Bloomberg) Huyền Thư – Kiên Cường (trích vnexpress.net)
Tỷ phú sở hữu công ty bia lớn nhất thế giớiTỷ phú Jorge Lemann là người đàn ông quyền lực đằng sau các biểu tượng tiêu dùng nổi tiếng của Mỹ.
Từ phóng viên đến nhà đầu tư
Tốt nghiệp đại học Harvard, Lemann đã trải qua rất nhiều nghề từ phóng viên tới vận động viên quần vợt quốc gia, nhân viên ngân hàng. Hiện tại, ông là nhà đầu tư tỷ phú với mức tài sản ròng trên 24 tỷ USD, theo Bloomberg.
Lemann sinh năm 1939 tại Rio de Janeiro, Brazil trong một gia đình có truyền thống sản xuất pho mát 300 năm. Bố ông là doanh nhân người Thụy Sĩ, nhập cư Brazil năm 1920. Còn mẹ ông xuất thất từ gia đình thương gia ca cao ở Bahia, được cho là người khá tham vọng. Cuộc đời Lemann chịu ảnh hưởng rất lớn từ mẹ.
17 tuổi, Lemann rời Brazil đến Harvard học tập và nhận tấm bằng cử nhân kinh tế vào năm 1961. Ban đầu, ông không hề thích môi trường ở đây và không cố gắng hết sức. Lúc nào Lemann cũng nghĩ về những bãi biển thơ mộng ở Brazil. Tuy nhiên, ước mơ trở thành vận động viên lướt sóng hay quần vợt của ông bị mẹ ngăn cản.
Khi tốt nghiệp, Lemann mới chỉ 20 tuổi. Sau 3 năm học, ông được đề nghị nghỉ 1 năm trước khi tốt nghiệp vì không đủ trưởng thành để ra trường. Khi đó, Lemann đã dành hầu hết thời gian của mình tại trường để xem lại những bài thi trước đó.
Sau khi tốt nghiệp, Lemann trở thành phóng viên cho tờ báo lâu năm của Brazil có tên Jornal do Brasil, dù ông không giỏi viết báo. Sau đó, ông được đào tạo lại tại Credit Suisse ở Thụy Sĩ.
Lemann đã 5 lần vô địch giải quần vợt quốc gia Brazil và trở thành người đại diện cho cả Brazil và Thụy Sĩ tham dự giải Davis Cup và Wimbledon.
Trong một bài phỏng vấn đăng trên Youtube năm 2014, Lemann cho biết: “Tôi nghĩ trước hết bạn phải xây dựng được thứ gì đó và đặt chân đến nơi nào đó. Để thực hiện, chúng tôi luôn nỗ lực làm những điều tốt đẹp ngay xung quanh mình. Đó cũng chính là điều hướng tôi bước đi”.
Tỷ phú Jorge Lemann. Ảnh: Forbes. |
Hành trình thành tỷ phú bia
Năm 1971, 32 tuổi, Lemann đã mua lại công ty môi giới Banco de Investimentos Garantía SA với giá 800.000 USD. Đến những năm 1980, công ty này trở thành nơi nhiều người trẻ khao khát làm việc.
Năm 1989, Lemann và công ty của mình mua lại nhà sản xuất bia Cia Cervejaria Brahma với giá 50 triệu USD.
Năm 1993, ông và cộng sự lập nên GP Investimentos chuyên về lĩnh vực mua và bán các doanh nghiệp. “Biến” Garantía thành một nơi quyền lực nhưng cuối cùng ông cũng phải bán nó với giá 675 triệu USD vào năm 1998 cho Credit Suisse First Boston, do thua lỗ nặng nề từ khủng hoảng kinh tế.
Sau đó, Lemann được đề cử vào ban quản trị của Gillette và cũng chính nơi đây, ông có cơ hội hội Warren Buffett.
Tiếp tục sự nghiệp trong ngành bia, ông và các con hợp nhất Brahma&Antarctica để tạo nên AmBev với mục đích mở rộng thị trường quốc tế. Đồng thời, họ cũng kiểm soát 15,6% thị trường bia Trung Quốc. Năm ngoái, công ty này đã thâu tóm được công ty bia lớn nhất Argentina, có tên Quilmes nắm giữ 70% thị trường trong nước với giá 600 triệu USD.
5 năm sau, Ambev sáp nhập với Belgian Brewer InterBrew với giá 11 tỷ USD để trở thành công ty InBev. Cũng trong năm này, Lemann và cộng sự đã thành lập công ty quản lý 3G tại New York. Vào năm 2008, tập đoàn này đã tiếp tục hợp nhất với công ty sản xuất bia nước Mĩ tên Anheuser Busch với 52 tỷ USD để tạo nên gã khổng lồ Anheuser-Busch InBev.
Năm 2010, họ tiếp tục mua lại Burger King với giá 3,3 tỷ USD
Năm 2012, Lemann mua lại nhà sản xuất của các hãng Corona và Grupo Modelo với 20 tỷ USD sau thỏa thuận chống độc quyền ở các bang. Đó cũng là tiền đề cho bản hợp đồng trị giá 28 tỷ USD với Warren Buffett về việc mua lại Heinz chỉ sau 6 tuần.
Tuy nhiên việc đáng nói chính là việc mua lại SABMiller, công ty sản xuất bia lớn thứ 2 trên thế giới.
Theo Business Insider, tỷ phú người Brazil nắm giữ công ty quản lý quỹ 3G Capital (New York) đã mua lại Kraft, Heinz, Burger King và Anheuser Busch – những doanh nghiệp lớn ở Mỹ.
Hiện tại, Anheuser Busch InBev – nơi Lemann đang là một trong những cổ đông lớn nhất – đã ký thỏa thuận sáp nhập với công ty bia SABMiller. Điều này tạo nên bước ngoặt lớn khiến thị trường bia trên toàn thế giới nằm trong tay doanh nghiệp duy nhất.
Theo bản thỏa thuận, SABMiller sẽ bán cổ phiếu tại MillerCoors (Mỹ) và có quyền lợi toàn cầu cho thương hiệu Miller với nỗ lực để đạt được thỏa thuận chống độc quyền. (theo news.zing.vn)
Từ khóa » Các Công Ty Bia Lớn Nhất Thế Giới
-
Danh Sách 5 Công Ty Bia Lớn Nhất Thế Giới Hiện Nay
-
5 Công Ty Bia Lớn Nhất Thế Giới - Kinh Doanh - Zing
-
Top 5 Công Ty Sản Xuất Bia Lớn Nhất Trên Thế Giới
-
Hãng Bia Lớn Nhất Thế Giới Chính Thức Thâu Tóm Bia SAB Việt Nam
-
Top 10 Thương Hiệu Bia được ưa Chuộng Nhất Thế Giới
-
[Infographic] 5 Tập đoàn Lớn đang Sở Hữu Những Thương Hiệu Bia ...
-
Top 10 Loại Bia Doanh Số Lớn Nhất Trến Thế Giới - Đồ Uống Plaza
-
Hãng Bia Lớn Nhất Thế Giới Chính Thức Công Bố Thương Vụ 107 Tỷ USD
-
Hãng Bia Lớn Nhất Thế Giới Dừng Kế Hoạch IPO Gần 10 Tỷ USD
-
Nhà Sản Xuất Bia Lớn Nhất Thế Giới Muốn đưa Budweiser Chiếm Lĩnh ...
-
5 Công Ty Bia Lớn Nhất Thế Giới
-
Các Thương Hiệu Bia Nổi Tiếng Nhất Thế Giới Hiện Nay - Way
-
Hai Nhà Sản Xuất Bia Lớn Nhất Thế Giới Sắp Về Chung 1 Nhà? - Vinabeco