Biên Bản Bàn Giao Kế Toán (công Việc Kế Toán, Chứng Từ, Nghỉ Việc)

Có rất nhiều loại biên bản bàn giao trong kế toán. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà sử dụng loại biên bản bàn giao kế toán phù hợp. Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn những loại biên bản bàn giao kế toán phổ biến hiện nay như sau: 

2.1 Biên bản bàn giao chứng từ kế toán

Biên bản bàn giao chứng từ kế toán được sử dụng trong trường hợp dành riêng cho việc tổng hợp và bàn giao mọi chứng từ công tác kế toán như là: hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra, bảng kê, các phiếu nhập, phiếu xuất…

a) Đặc điểm và mục đích sử dụng

  • Biên bản bàn giao chứng từ kế toán được sử dụng trong 2 trường hợp:
  • Bàn giao chứng từ giữa các kế toán
  • Bàn giao chứng từ giữa kế toán và công ty dịch vụ kế toán

Khi bàn giao chứng từ kế toán, giữa hai bên cần kiểm tra kỹ thông tin chứng từ một cách chi tiết, rõ ràng. Phải có chữ ký và mẫu dấu (nếu có) để lưu lại để bảo vệ pháp lý hai bên phòng khi bị mất hoặc chỉnh sửa, thay đổi gì…

b) Mẫu biên bản bàn giao chứng từ kế toán

Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn mẫu biên bản bàn giao chứng từ kế toán sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần. 

2.2 Biên bản bàn giao công việc kế toán khi nghỉ việc

Biên bản bàn giao công việc kế toán khi nghỉ việc là loại biên bản tổng hợp bàn giao tất cả mọi công việc của kế toán bao gồm: Sổ sách, Chứng từ kế toán, Bàn giao về tài sản, tiền quỹ, Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, phải trả của từng đối tượng, Tình hình kinh phí hiện tại… 

a) Đặc điểm và mục đích sử dụng

Khối lượng công việc kế toán cực kỳ nhiều, do đó để đảm bảo cho cả hai bên thì biên bản bàn giao công việc kế toán cần phải chuẩn bị rõ ràng và đầy đủ. Kế toán cũ chịu trách nhiệm về những số liệu, công việc đã làm trước thời điểm bàn giao. 

Kế toán mới chỉ chịu trách nhiệm về công việc, hồ sơ sổ sách sau thời điểm bàn giao. Tại thời điểm bàn giao cần kiểm tra kỹ, kế toán cũ có thể hỗ trợ giải đáp, hướng dẫn thêm những thông tin, thắc mắc của người mới để đảm bảo tiếp nhận thông tin hữu ích, phục vụ công việc người mới tốt nhất. Biên bản bàn giao công việc kế toán khi nghỉ việc có giá trị pháp lý khi cả hai bên ký và đóng dấu.

b) Mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán khi nghỉ việc

Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn mẫu biên bản bàn giao công việc kế toán khi nghỉ việc sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần. 

2.3 Biên bản bàn giao kế toán trưởng

Biên bản bàn giao kế toán trưởng là biên bản được sử dụng để bàn giao công việc ủy quyền khi kế toán trưởng vắng mặt hoặc bàn giao tất cả mọi công việc nếu nghỉ làm. 

Biên bản bàn giao kế toán trưởng cực kỳ quan trọng vì công việc của một kế toán trưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động cũng như cơ cấu của từng công ty.

a) Đặc điểm và mục đích sử dụng

Biên bản bàn giao kế toán trưởng khong chỉ là bàn giao số liệu, chứng từ, số dư tài khoản mà còn là bản kiểm kê, kiểm quỹ, đối chiếc công nợ, những số sách chứng từ xuyên suốt các năm làm kế toán trưởng,biên bản kiểm tra quyết toán, tờ khai... Và cả những công việc tồn đọng cần giải quyết.

Biên bản bàn giao kế toán trưởng phải có cả giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng cũ và mới cùng tham gia và ký. Các tài liệu, hồ sơ bàn giao kế toán trưởng gồm có:

  • Điều lệ công ty
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu giữ)
  • Biên bản làm việc với cơ quan thuế
  • Danh sách lao động
  • Các sổ BHXH của nhân viên trong công ty

Biên bản bàn giao số liệu: Chọn thời điểm bàn giao nào đó mà số liệu đã chốt, đã có số dư các tài khoản. Kèm theo là các biên bản kiểm kê, kiểm quỹ, đối chiếu công nợ... Lưu ý rằng, tất cả các bảng này có chữ ký của các kế toán phần hành.

Những tồn đọng trong công việc và hướng giải quyết các vấn đề đó.

b) Mẫu biên bản bàn giao kế toán trưởng

Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn mẫu biên bản bàn giao kế toán trưởng sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

2.4 Lưu ý khi soạn thảo biên bản bàn giao công việc

Dù bất cứ biên bản bàn giao kế toán nào thì người thực hiện bàn giao cũng dành thời gian chuẩn bị đầy đủ mọi hồ sơ, chứng từ để giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất cho người tiếp nhận. Khi soạn thảo biên bản bàn giao cần lưu ý những thông tin quan trọng sau đây:

  • Tổng hợp, liệt kê chi tiết những nội dung cần bàn giao: nhiệm vụ, chức năng công việc.
  • Những công việc đang thực hiện cũng được tổng hợp lại với tiến độ cụ thể, hướng giải quyết...
  • Mọi biên bản bàn giao cần có chữ ký của các bên liên quan.
  • Cam kết tính xác thực thông tin, nhất là thông tin liên quan tới tài chính cần phải minh bạch.

Từ khóa » File Bàn Giao Chứng Từ Kế Toán