Biển Báo Giao Thông Là Gì? Tác Dụng Của Biển Báo Giao Thông

Biển báo giao thông là gì? Tác dụng của biển báo giao thông Biển báo giao thông là một trong những hiệu lệnh thuộc hệ thống báo hiệu giao thông. Vậy biển báo giao thông có tác dụng như thế nào?

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm và phân loại biển báo giao thông
  • 2. Đăc điểm của các loại biển báo giao thông
    1. 2.1 Thứ nhất, biển báo cấm
    2. 2.2 Thứ hai, biển báo nguy hiểm
    3. 2.3 Thứ ba, biển báo hiệu lệnh
    4. 2.4 Thứ tư, biển chỉ dẫn
    5. 2.5 Thứ năm, biển báo phụ
  • 3. Hiệu lực của biển báo giao thông
  • 4. Tác dụng của biển báo hiệu giao thông
    1. 4.1 Thứ nhất, giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng luật
    2. 4.2 Thứ hai, tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp
    3. 4.3 Thứ ba, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

1. Khái niệm và phân loại biển báo giao thông

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Có thể hiểu biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông nhằm mục đích để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, biển báo giao thông (biển báo hiệu đường bộ) được phân chia thành 05 nhóm: (i) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; (ii) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; (iii) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; (iv) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết và (v) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

2. Đăc điểm của các loại biển báo giao thông

Thứ nhất, biển báo cấm

Biển báo cấm là biểu thị cho các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Dấu hiệu chủ yếu nhận biết của biển báo cấm: loại biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

Theo quy định pháp luật, nhóm biển báo cấm được chia thành 39 loại, đánh số thứ tự từ 101 đến 139. Biển báo cấm có thể được áp dụng cho toàn bộ tuyến đường hoặc áp dụng cho một vài làn đường khác nhau tùy theo quy định.

Thứ hai, biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm được sử dụng để cung cấp thông tin, cảnh báo nguy hiểm phía trước cho người tham gia giao thông. Khi gặp biển báo nguy hiểm, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Dấu hiệu chủ yếu nhận biết biển bảo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng và hình vẽ màu đen phía trong để mô tả dấu hiệu của nguy hiểm.

Theo quy định pháp luật, nhóm biển báo nguy hiểm thì gồm có 47 biển báo, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

Một số biển báo nguy hiểm mà người dân cần chú ý như như W.201 (a,b) - Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 - Cầu hẹp; W.227 - Công trường; W.239 – biển báo đường cáp điện ở phía trên…

Thứ ba, biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Ví dụ, Phải đi thẳng, vòng sang trái, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiếu… Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Dấu hiệu chủ yếu nhận biết biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.

Theo quy định pháp luật, nhóm biển này gồm có 10 biển và được đánh số thứ tự từ 301 đến 310.

Thứ tư, biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn là loại biển biểu hiện hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm giúp người tham gia giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn hơn.

Dấu hiệu chủ yếu nhận biết biển chỉ dẫn: hình vuông/hình chữ nhật/hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Theo quy định pháp luật, nhóm biển chỉ dẫn này gồm có 48 biển, được đánh số thứ tự từ 401 đến biến số 448.

Thứ năm, biển báo phụ

Biển báo phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm nhằm thuyết minh, bổ sung để người tham gia giao thông hiểu rõ các ý nghĩa của biển báo chính. Ví dụ, Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…

Dấu hiệu chủ yếu nhận biết biển báo phụ: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.

3. Hiệu lực của biển báo giao thông

Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về thứ tự hiệu lực của hệ thống biển báo hiệu như sau:

“Điều 4: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu:

4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.

4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.”

Theo quy định trên, hiệu lực của người điều khiển giao thông là cao nhất, tiếp theo là đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu, sau đó là hiệu lệnh của biển báo hiệu. Người tham gia giao thông cần hiểu rõ thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiểu để tham gia giao thông một cách toàn toàn, đúng quy định của pháp luật.

4. Tác dụng của biển báo hiệu giao thông

Thứ nhất, giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng luật

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường… Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang

Thứ hai, tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp

Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.

Thứ ba, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

Từ khóa » Các Loại Biển Báo Giao Thông Thông Dụng