Biển Cả Và Vùng đáy đại Dương - Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Thứ Năm, 19/12/2024, 19:54 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
QPTD -Thứ Ba, 23/08/2011, 00:04 (GMT+7)Biển cả và vùng đáy đại dươngĐịnh nghĩa về Biển cả (còn gọi là Biển quốc tế hoặc Biển công)và quy định chế độ pháp lý đối với vùng biển này đã được nêu rõ trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Luật Biển 1982). Theo đó, Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia, cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Trong Biển cả (bề mặt biển và cột nước), tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do biển cả, gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được Luật Biển cho phép.
Luật Biển năm 1982 cũng dành dung lượng khá lớn (từ Điều 86 đến Điều 120) để cụ thể hóa các quyền tự do biển cả; các quy định pháp lý về treo cờ, đăng ký hàng hải; quyền miễn trừ của các loại tầu, thuyền; quyền tài phán hình sự về sự cố hàng hải; quy định hợp tác chống các loại tội phạm; quyền truy đuổi, khám xét, bắt giữ các phương tiện tầu, thuyền vi phạm Luật; quy định việc bảo tồn, quản lý và bảo vệ các tài nguyên sinh vật của biển cả... Luật cũng lưu ý, trong khi thực hiện các quyền tự do theo quy định của Luật, các nước phải chú ý một cách hợp lý đến lợi ích của các nước khác trong việc sử dụng các quyền tự do của họ trênBiển cả.
Vùng đáy đại dương (gọi là Vùng) gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm dưới Biển cả và nằm bên ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Luật Biển năm 1982 chỉ rõ, Vùng và tài nguyên của Vùng bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in siu (ở ngay tại chỗ), kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques), các di vật khảo cổ và lịch sử nằm ở đáy đại dương và trong lòng đất dưới đáy - là di sản chung của nhân loại. Luật cũng quy định: không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng. Không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền nào, cũng như không một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận. Luật Biển năm 1982 còn giải thích các khái niệm, phạm vi sử dụng, các chế độ pháp lý, các nguyên tắc quản lý, khai thác tài nguyên của Vùng... (từ Điều 133 đến Điều 158). Theo đó, việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng do một tổ chức quốc tế, gọi là Cơ quan quyền lực quốc tế phụ trách. Cơ quan này chịu trách nhiệm phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong Vùng thông qua bộ máy của mình. Cơ quan quyền lực có quyền quyết định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp cho việc sử dụng Vùng vào mục đích hòa bình, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; bảo vệ sự sống của con người, bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của Vùng, phòng ngừa những thiệt hại đối với hệ động vật và hệ thực vật... Theo các chuyên gia, chế độ pháp lý của Vùng hoàn toàn khác biệt so với quy chế của Biển cả. Mọi hoạt động trong Vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và các dân tộc chưa giành được một nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhận, theo đúng tinh thần Nghị quyết 1514 và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng. Đây là một thắng lợi quan trọng của lực lượng tiến bộ trên thế giới trong cuộc đấu tranh hơn nửa thế kỷ (từ năm 1930 đến năm 1982) vì sự công bằng về lợi ích trên biển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy, các chế độ pháp lý trên đang tiếp tục được hoàn thiện, nên chưa thể giải quyết hết những phức tạp trên Biển cả và Vùng. Do vậy, những vấn đề nảy sinh, mâu thuẫn, bất đồng trên vùng biển này cần được các bên liên quan giải quyết thông qua thương lượng trên tinh thần tôn trọng các quy tắc, quy định đã được Luật Biển năm 1982 nêu ra. Chỉ có như vậy, Luật Biển năm 1982 mới thực sự là cơ sở pháp lý quốc tế để nhân loại cùng chung sức xây dựng Biển cả và Vùng vì mục đích hòa bình, hợp tác và phát triển.
Trường Giang thực hiện
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Khái Niệm đáy Là Gì
-
Đáy (hình Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
đáy Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
đáy Là Gì Vậy? - Hoc24
-
Giải Thích Thuật Ngữ: Bắt đáy - 24HMoney
-
Bắt đáy Là Gì? Bản Chất, đặc Trưng Và Chiến Lược Bắt đáy
-
Mô Hình Ba đáy Là Gì? Nội Dung Và Ví Dụ Về Mô Hình Ba đáy?
-
Cách Xác định đỉnh Và đáy Của Cổ Phiếu để đánh đâu Trúng đó
-
Đáy Biển Là Gì ? Khái Niệm đáy Biển được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Bắt đáy Cổ Phiếu Và Tổng Hợp Các Phương Pháp Bắt đáy Hiệu Quả
-
Thế Nào Là Thềm Lục địa? Phạm Vi Và Chế độ Pháp Lý?
-
Đường Cao Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Nón Cụt, Diện Tích Toàn ...