Biển Cả, Vùng Là Gì? - UBND Tỉnh Cà Mau

Điều 86, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã định nghĩa biển cả là những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất kỳ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế. Luật Biển Việt Nam gọi biển cả là biển quốc tế.

Biển Phú Quốc. Ảnh: Ngọc Thu.

Vùng, theo định nghĩa của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, gồm đáy và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn ngoài của thềm lục địa của quốc gia ven biển. Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại.

Đối tượng điều chỉnh đầu tiên của Luật Biển là gì? Việc xác định phạm vi điều chỉnh, áp dụng của Luật Biển là nội dung quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nội dung này thì chưa đủ, thậm chí sẽ mất hết ý nghĩa thực tế nếu Luật Biển không xác định, điều chỉnh các mối quan hệ tồn tại thật đa dạng và phức tạp trong phạm vi không gian đó. Vì vậy, tiếp theo nội dung xác định phạm vi điều chỉnh nói trên là quy định về đối tượng điều chỉnh của Luật Biển. Đối tượng trước hết mà Luật Biển cần điều chỉnh nhằm bảo vệ, quản lý là nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển. Đây là đối tượng luôn luôn được quan tâm không những chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ khu vực và thế giới. Bởi vì, thật là vô nghĩa khi người ta chỉ quan tâm đến phạm vi không gian mà quên đi trong phạm vi đó có cái gì cần bảo vệ, gìn giữ, quản lý, tái tạo. Quản lý và bảo vệ tài nguyên biển (sinh vật và không sinh vật), môi trường, khoa học, kỹ thuật và dịch vụ biển trong lịch sử của các nền kinh tế là nguồn bổ sung quan trọng bậc nhất của kho báu. Việc khai thác như thế nào đối với di sản chung của nhân loại, bao gồm cả việc xây dựng hạ tầng cơ sở, có thể nuôi dưỡng tái tạo chúng có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Tài nguyên sinh vật và không sinh vật, môi trường biển là kho báu, mối quan tâm của toàn nhân loại; là bản chất của mọi quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...; đồng thời cũng là nguồn gốc của những tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia đã và đang diễn ra. Rõ ràng, để khai thác lâu bền không chỉ là khai thác hợp lý mà còn biết bảo vệ, tái tạo, duy trì tính ổn định, trong sạch của môi trường biển vì lợi ích sống còn của nhân loại.

Từ khóa » Co Biển Là Gì