Biển Cấm đổ Rác Như 'tàng Hình', Rác Chất đống Lòng đường, Vỉa Hè ...

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 1.

Hình ảnh trái ngược tại nơi có gắn biển cấm đổ rác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Hầu hết các bãi đất trống trong thành phố đều "nghiễm nhiên" trở thành bãi rác của người dân. Dọc các tuyến đường lớn như Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), Lương Ngọc Quyến (quận Gò Vấp), Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức), quốc lộ 1 (TP Thủ Đức và quận 12)… tình trạng đổ rác gây ô nhiễm diễn ra ngày càng trầm trọng.

Khu vực gần sát Trường quốc tế Việt - Úc (đường Lương Ngọc Quyến, quận Gò Vấp), bất chấp biển cấm, một bãi rác khổng lồ tồn tại hơn 3 năm qua, từ quần áo, cơm thừa canh cặn đến những tấm đệm cũ… Thậm chí có những hôm rác tràn quá nửa đường, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến người đi qua ai cũng lắc đầu ngao ngán.

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 2.

Bãi rác tồn tại nhiều năm qua trên đường Lương Ngọc Quyến (phường 5, quận Gò Vấp) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trong khi đó, người dân sống ở khu vực giao lộ Nguyên Hồng - Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh) phản ảnh tại đây có tới ba tấm biển cấm đổ rác và ghi kèm các mức phạt với người vi phạm nhưng đâu rồi cũng vào đó, rác vẫn chất thành đống sau mỗi đêm.

Một người bán hàng ở khu vực này chia sẻ: mỗi ngày đều có người đến dọn dẹp và trông chừng. Nhưng tối đến, người ta không trông nữa là lại có người đem rác tới xả. Dần dần, nơi đây biến thành một điểm tập kết rác.

Đổ trên đường chán chê, nhiều người tiện tay ném rác xuống kênh rạch. Trời nắng, nước cạn lộ đáy, thấy rõ đàn chuột bò lúc nhúc. Đến ngày nước lên thì trăm loại rác thi nhau đổ về, trôi nổi trên dòng nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 3.

Rác ngổn ngang dưới một cây cầu dân sinh tại phường 15, quận Bình Thạnh - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sống gần Rạch Dừa, chị Hoàng Mai Uyên (22 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) cho biết bản thân chứng kiến cảnh người dân hai bên rạch vứt rác xuống nước nhiều như cơm bữa.

"Tã bỉm, chai dầu ăn thừa, bồn cầu cũ… họ vứt tất cả những gì họ muốn xuống rạch. Phòng trọ của tôi rất nóng nhưng mở cửa ra toàn ngửi thấy mùi hôi nên đành đóng cửa suốt ngày. Chỗ này muỗi, chuột sinh sôi dữ lắm. Ở đây chắc người sợ chuột chứ không có chuyện ngược lại đâu", chị Uyên thở dài.

Trồng cây xanh ngăn xả rác

Vào tháng 3-2022, với mục đích tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và không xả rác thải sinh hoạt ra đường, cống, rãnh… TP Thủ Đức tổ chức lễ phát động các phường đồng loạt ra quân tổng vệ sinh và trồng cây xanh.

Trong đó, phường Hiệp Bình Chánh có khoảng 100 người tham gia ra quân trồng cây và tổng vệ sinh khu vực. Khoảng 50 cây chuông vàng đã được trồng dọc hành lang đường sắt trên tuyến song hành - Kha Vạn Cân. Dự kiến trong năm nay, phường sẽ tiếp tục vận động trồng 2.500 cây trên địa bàn theo hình thức xã hội hóa.

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 5.

Đủ loại rác thải người ta ném xuống kênh, rạch - Ảnh: CHÂU TUẤN

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 6.

Nhiều bãi rác mọc lên dọc các tuyến đường khang trang - Ảnh: CHÂU TUẤN

Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu - Ảnh 7.

Khu đất trống dọc quốc lộ 1 (quận 12) biến thành bãi rác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bãi rác 10 năm đã được dọn Bãi rác 10 năm đã được dọn

TTO - Tuổi Trẻ ngày 17-5 có bài "Ngang nhiên đổ trộm rác thải: Lẽ nào không có "thuốc" trị?" phản ánh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng nhiều nơi ở Hà Nội.

Từ khóa » Hình ảnh Không Vứt Rác Vào Bồn Cầu