Biến Chứng Do Bệnh Viêm, Loét Dạ Dày - Tá Tràng | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh minh họa viêm loét dạ dày - tá tràng.
Nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày tá tràng
Đã từ lâu, có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm, loét DD-TT, trong đó thuyết về thần kinh được chú trọng trong một thời gian dài (hàng chục thập niên). Song hành với giả thuyết thần kinh, một công trình nghiên cứu cho rằng đa số người bị viêm loét DD-TT là do một loại vì khuẩn gây ra. Nghiên cứu này đã được thế giới công nhận sau khi hai tác giả người Australia tìm ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) vào năm 1983, đó là hai bác sĩ Warren và Marshall. Hai nhà khoa học này đã được nhận giải Nobel về thành tựu này vào năm 2005. Và kể từ đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau liên quan đến vi khuẩn HP. Đây cũng là một bước ngoặt lớn giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm loét DD-TT có nhiều khả quan hơn. Vi khuẩn HP có thể lây theo đường ăn uống, vì vậy, trong một gia đình có một người mắc bệnh viêm DD-TT do vi khuẩn HP, có thể lây cho các thành viên khác trong gia đình.
Vi khuẩn HP trong dạ dày.
Bên cạnh nguyên nhân vi khuẩn HP gây viêm loét DD-TT, còn có một số yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn HP hoạt động hoặc trực tiếp gây viêm loét DD-TT như: uống nhiều rượu, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm (aspirin, corticoid…) hoặc thuốc giảm đau không steroid (mobic, meloxicam…).
Triệu chứng chính của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn) là triệu chứng thường gặp nhất, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Đôi lúc xuất hiện đau dữ dội, quằn quại, nhất là sau khi uống rượu hoặc ăn chua cay hoặc thời tiết thay đổi đột ngột (gió mùa, áp thấp nhiệt đới). Nhiều người bệnh đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ 1 - 2 tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa. Một số trường hợp cơn đau tái xuất hiện do căng thẳng thần kinh, lo lắng, mất ngủ, lao động mệt nhọc. Nếu bị viêm dạ dày, ăn vào sẽ bị đau bụng, nếu đã bị loét, sẽ đau nhiều lúc đói và dần dần no đói đều đau (vừa viêm, vừa loét).
Buồn nôn, nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh này.
Người bệnh rất dễ bị rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, chướng bụng, nôn, trung tiện nhiều, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê).
Biến chứng thường gặp khi mắc viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm, loét DD-TT nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến một số biến chứng. Đó là hẹp môn vị gây nên hiện tượng thức ăn khi xuống dạ dày rất khó tiêu hóa vì sự co bóp của dạ dày bị suy giảm, thêm vào đó là quá thừa dịch vị. Vì vậy, người bệnh ăn vào rất khó tiêu gây ậm ạch rất khó chịu, chỉ khi nào nôn ra hết thức ăn kèm dịch vị người bệnh mới thấy thoải mái (nhiều trường hợp phải móc họng để nôn). Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị suy kiệt (không hấp thu được thức ăn), da xanh, hốc hác do mất chất điện giải (nôn).
Dạ dày xung huyết.
Xuất huyết DD-TT là một biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo các thống kê, xuất huyết tá tràng xảy ra với tỉ lệ cao hơn xuất huyết dạ dày, nhưng viêm loét tá tràng cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Một biến chứng phải hết sức cảnh giác là thủng DD-TT. Đây là một cấp cứu ngoại khoa, nếu để muộn có thể gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Ung thư dạ dày là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, trong khi đó viêm loét tá tràng ít khi bị ung thư hóa hơn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, có thể chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang, nếu có điều kiện nên nội soi dạ dày vừa để quan sát thương tổn vừa để sinh thiết làm xét nghiệm tế bào, nhuộm gram quan sát hình thể và tính chất bắt màu, thử test ureaza (vi khuẩn HP sinh men ureaza) hoặc làm phản ứng sinh học phân tử PCR để xác định tác nhân gây bệnh có phải là HP hay không.
Nguyên tắc phòng và điều trị
Về điều trị, nếu viêm loét DD-TT nếu do vi khuẩn HP, cần dùng kháng sinh để tiêu diệt chúng. Cần dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế và nên tham khảo các phác đồ, khuyến cáo của các tác giả trên thế giới và trong nước nhằm giúp cho việc điều trị có hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày tá tràng, kiêng rượu bia và hạn chế ăn chua cay (nhất là viêm loét DD-TT do rượu, bia). Luôn thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Trong gia đình khi có người bị viêm, loét DD-TT, dụng cụ ăn, uống (bát, đũa, thìa, cốc, chén...) không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch.
Hạn chế rượu bia là biện pháp tốt nhất ngừa bệnh.
Cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào. Bởi vì, nếu bố, mẹ, ông, bà hoặc người giúp việc mà bị bệnh về dạ dày, mớm cơm rất dễ dàng làm lây bệnh cho trẻ (và còn lây các bệnh khác). Nếu viêm, loét DD-TT do thuốc kháng viêm, giảm đau cần sớm báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí thích hợp.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Từ khóa » Thống Kê Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng
-
Tỷ Lệ Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng – Thống Kê Mới Nhất - CumarGold
-
Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Phác đồ ...
-
Thực Trạng Tình Hình Lây Nhiễm Bệnh Viêm Loét Dạ Dày
-
Loét Dạ Dày Tá Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Loét Dạ Dày-tá Tràng | Vinmec
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Báo Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Luôn "rình Rập" Mọi Người ...
-
[PDF] Tỷ Lệ Nhiễm Helicobacter Pylori Trên Bệnh Nhân Nội Soi Dạ
-
Tỷ Lệ Người Mắc Bệnh Dạ Dày Tại Việt Nam
-
Chuyên Gia Tiêu Hóa Chỉ Ra Lý Do Khiến Bệnh Viêm Dạ Dày Tăng Cao
-
Loét Dạ Dày Tá Tràng - Gastimunhp
-
Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng - Triệu Chứng Và Cách điều Trị