Biện Chứng Là Gì? Phép Biện Chứng Là Gì? - Triết Học
Có thể bạn quan tâm
– Biện chứng là gì?
+ Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Khái niệm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
Biện chứng khách quan là chỉ biện chứng của các tồn tại vật chất; còn biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức.
Có sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Theo quan niệm duy tâm: biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan; còn theo quan điểm duy vật: biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan. Ph. Ăngghen khẳng định: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giói tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…”.
Sự đối lập nhau trong quan niệm đó là cơ sở phân chia phép biện chứng thành: phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
– Phép biện chứng là gì?
Phép biện chứng là học thuyết về biện chứng của thế giới.
Với tư cách là học thuyết triết học, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn.
– Các hình thức lịch sử của phép biện chứng
Phép biện chứng đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, với ba hình thức cơ bản (cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học):
+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết học Ân Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”… Tiêu biểu cho phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại là những quan điểm biện chứng của Heraclit.
+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I. Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen. Ph. Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên một trình độ mới – trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ, trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là phép biện chứng được xây dựng trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan) nên hệ thống lý luận này chưa phản ánh đúng đắn bức tranh hiện thực của các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo lý luận này, bản thân biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên và xã hội chỉ là sự tha hoá của bản chất biện chứng của “ý niệm tuyệt đối”.
+ Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng. Nó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là kế thừa những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng của Ph. Hêghen; đồng thời phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới, nhờ đó làm cho phép biện chứng đạt đến trình độ hoàn bị trên lập trường duy vật mới.
Từ khóa » Ví Dụ Phép Biện Chứng Chất Phác Thời Cổ đại
-
Ví Dụ Phép Biện Chứng Chất Phác Thời Cổ đại
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì?
-
Phép Biện Chứng Và Các Hình Thức Cơ Bản Của Phép Biện Chứng
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì? - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Các Hình Thức Của Phép Biện Chứng Trong Lịch Sử Triết Học
-
Câu 5: Khái Niệm Phép Biện Chứng, Các Hình Thức Cơ ... - C210DH01
-
Sự Khác Nhau Giữa Ba Hình Thức Của Chủ Nghĩa Duy Vật
-
Phép Biện Chứng Và Các Hình Thức Cơ Bản Của Phép Biên Chứng
-
Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Tích Lịch Sử Phát Triển Của Biện Chứng; Bàn Luận Về Siêu Hình ...
-
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Chất Phác - 123doc
-
[PDF] BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Topica
-
Biện Chứng Là Gì? Các Hình Thức Cơ Bản Của ... - BachkhoaWiki