Biến Chứng Tay Chân Miệng Có Thể Trở Nặng Sau Vài Giờ
Có thể bạn quan tâm
Phụ huynh không nên chủ quan với triệu chứng bệnh tay chân miệng như sốt bất thường, triệu chứng về thần kinh, kèm theo các dấu hiệu ngoài da, niêm mạc.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Phụ huynh cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em
ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, thông thường bệnh tay chân miệng sẽ trở nặng vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức cảnh giác.
Theo bác sĩ Kim Thoa, nhiều bố mẹ có con bị tay chân miệng lo lắng thái quá. Bé hết sốt, chơi bình thường, không có triệu chứng đến mức bác sĩ cho xuất viện rồi, con không còn sốt nữa, chơi bình thường, không có triệu chứng thần kinh gì, chỉ còn loét họng và sang thương da nhưng vẫn lo lắng không yên. Ngược lại, có bé loét họng rất ít, thậm chí không có sang thương da thì bố mẹ lại chủ quan, không để ý triệu chứng thần kinh của con, không để ý nhiệt độ, không theo dõi con thì nguy cơ bệnh trở nặng, có thể có biến chứng nặng.
Bé bị bệnh tay chân miệng thường sẽ có sang thương ở miệng và ngoài da. Có bé sang thương ngoài da hoặc loét miệng rất nhiều khiến phụ huynh lo sợ con trở nặng. Tuy nhiên, biểu hiện ở miệng và sang thương da nhiều hay ít thường không đi đôi với việc bé có nguy cơ diễn tiến nặng hay không. (1)
>>>Có thể bạn chưa biết: Tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?
Biến chứng tay chân miệng ở trẻ có thể trở nặng sau vài giờ
Tay chân miệng đặc biệt hơn các bệnh lý khác do biến chứng của bệnh có thể trở nặng chỉ sau vài giờ. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan, phải biết phát hiện các triệu chứng kèm theo các dấu hiệu ngoài da và niêm mạc để đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Khi bé bị bệnh tay chân miệng có biểu hiện sốt cao khó hạ, hay sốt trên 48 giờ, triệu chứng về thần kinh (giật mình chới với, hốt hoảng, run hoặc yếu chi, đi đứng loạng choạng, đảo mắt bất thường,…) là có khả năng bệnh có biến chứng và cần phải được thăm khám ngay. Riêng các triệu chứng về tim mạch, hô hấp thì thân nhân sẽ khó nhận biết, đặc biệt các triệu chứng như thở nhanh, nhịp tim nhanh, cao huyết áp chỉ có thể phát hiện được khi bé được bác sĩ thăm khám; khi bé có biểu hiện sắc da biến đổi, da nổi bông, thở mệt thì bé đã nặng, nguy cơ diễn tiến xấu, bác sĩ Kim Thoa nhấn mạnh.
Bác sĩ Kim Thoa cho biết, bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus EV71. Bệnh nhân nhiễm EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não gây biểu hiện rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp của bé, có thể đưa đến tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời.
Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết đường tiêu hóa. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh, tuy nhiên có thể kéo dài cả tháng sau khi bé khỏi bệnh. Điều này được lý giải do virus gây bệnh tay chân miệng tồn tại không lâu ở dịch nước bọt nhưng tồn tại trong phân rất lâu, có thể đến vài tuần và tiếp tục lây bệnh sau khi bé khỏi bệnh. Do đó, dù bé đã hết bệnh vẫn nên chú ý vệ sinh môi trường và vệ sinh tay, đặc biệt người chăm sóc bé cần chú ý vệ sinh tay cẩn thận trước và sau khi chăm sóc bé .
Ngoài ra, nhiều khi bố mẹ là người nhiễm virus gây bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, có nhiều trường hợp bé không đi học mẫu giáo, xung quanh không có bé nào mắc bệnh tay chân miệng, trong nhà cũng không ai bị bệnh nhưng em bé vẫn bị bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Thoa cũng khuyến cáo phụ huynh đề phòng bệnh có thể tái đi tái lại thậm chí là rất gần do có nhiều chủng siêu vi thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây bệnh và bé sau khi bị bệnh tay chân miệng sẽ không có kháng thể bền vững và kéo dài cũng như không có kháng thể chéo giữa những chủng siêu vi gây bệnh để bé được bảo vệ.
Theo bác sĩ Kim Thoa, triệu chứng bệnh tay chân miệng rất đa dạng, với các trường hợp điển hình thì cô giáo hay thậm chí bà mẹ đã từng có con bị tay chân miệng cũng có thể biết được bé đang bị bệnh tay chân miệng. Bé sẽ có biểu hiện loét họng, chảy nước miếng, không muốn ăn; bé có các sẩn hồng ban ở những vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể ở đầu gối, cùi chỏ và mông. Tuy nhiên vẫn có những bé có sang thương ít hoặc biểu hiện không điển hình, cần phải được bác sĩ thăm khám mới có thể có chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, cũng chưa có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, có phác đồ để kiểm soát bệnh, đảm bảo em bé được an toàn. “Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,… có điều kiện hơn nước ta nhưng vẫn có dịch tay chân miệng, thậm chí có những ca tử vong. Điều đó chứng minh, chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này vì hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh”, bác sĩ Kim Thoa lý giải.
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ
Theo bác sĩ Kim Thoa, bệnh tay chân miệng lây qua chất tiết đường tiêu hóa, do đó quan trọng nhất vẫn là tăng cường vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh. “Sạch sẽ ở đây có nghĩa là bạn phải rửa tay, giữ mọi thứ đều sạch. Ví dụ, khi bạn vào nhà vệ sinh công cộng, bạn đụng vào tay nắm cửa mà nhiều người khác cũng chạm vào. Dù bạn rửa tay và lau tay bằng khăn giấy, bạn cứ tưởng tay mình sạch sẽ rồi nhưng khi mở cửa vệ sinh bước ra thì lại chạm vào tay nắm cửa, vậy là tay không còn sạch nữa,… Khi về nhà, bạn vào nhà vệ sinh và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhưng khi bạn dùng tay ấn vòi nước trước và sau khi rửa tay, thì vô hình chung tay bẩn lại. Vì thế, nhiều phụ huynh nghĩ mình đã giữ vệ sinh cho mình, cho con, nhưng chưa chắc đã vệ sinh đúng cách”, bác sĩ Thoa nói.
Bác sĩ Kim Thoa khuyến cáo gia đình, cộng đồng cần tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Phụ huynh và người chăm sóc bé cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và bé em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho bé ăn, trước khi bế ẵm bé, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho bé. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phân, chất thải của bé phải được thu gom, xử lý kịp thời và tiêu hủy phù hợp trong nhà vệ sinh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh tay chân miệng và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng theo dõi cũng như điều trị. Đồng thời bé bệnh phải được cách ly tại nhà cho đến khi bác sĩ cho phép quay lại trường học để tránh lây bệnh cho các bé khác.
Từ khóa » Enterovirus Gây Bệnh Gì
-
Thông Tin Về Enterovirus Enterovirus Là Gì? Enterovirus Là Virut ...
-
Tổng Quan Về Nhiễm Enterovirus - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiễm Enterovirus: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị • Hello ...
-
Cẩm Nang Y Tế Về Bệnh Lây Nhiễm Enterovirus | Medlatec
-
Enterovirus D68: Những điều Cha Mẹ Cần Biết | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Nhiễm Virus Viêm đường Ruột ở Trẻ (Enterovirus)
-
Enterovirus - Health Việt Nam
-
Nhiễm Trùng Enterovirus: Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Bệnh Tay Chân Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
-
Viêm Não
-
Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc - Hapacol
-
[PDF] Enterovirus Và Enterovirus D68
-
Bệnh Tay Chân Miệng, Cách Chăm Sóc Và Phòng Ngừa