Biến Chứng Xơ Vữa động Mạch Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Xơ vữa động mạch khiến cho lưu lượng máu bị hạn chế hoặc chặn hoàn toàn. Nếu quá trình này xảy ra trong động mạch cung cấp máu cho tim, có thể gây đột quỵ tim. Vậy những biến chứng xơ vữa động mạch nguy hiểm và thường gặp nhất là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?
Động mạch là mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể; được lót bằng một lớp tế bào mỏng gọi là nội mô, cho phép máu chảy dễ dàng qua các động mạch. Khi lớp nội mô bị tổn thương do các yếu tố rủi ro như hút thuốc, lượng chất béo, cholesterol trong máu cao, sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. (1)
Theo thời gian, các mảng cứng lại, thu hẹp lỗ mở của các động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Khi các mảng xơ vữa này vỡ ra sẽ tạo thành cục máu đông, làm hạn chế hơn nữa hoặc thậm chí chặn dòng máu mang oxy đến các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.
Xơ vữa động mạch thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Lúc này, động mạch bị thu hẹp nghiêm trọng, dòng máu bị gián đoạn và không thể vận chuyển đến các cơ quan và mô. Nếu mảng xơ vữa động mạch bị vỡ và hình thành cục máu đông, có thể gây ra cơn đột quỵ tim hoặc đột quỵ não.
Ngoài ra, xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Hầu hết những người bị chứng phình động mạch không có triệu chứng, còn lại có thể bị đau và nhói ở vùng phình động mạch. Nếu phình động mạch vỡ, chảy máu bên trong sẽ đe dọa tính mạng người bệnh. Điều này thường xảy ra đột ngột nhưng có thể rò rỉ chậm. Nếu cục máu đông trong phình động mạch bị bong ra sẽ làm tắc nghẽn động mạch.
Ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch?
Vì không có lý do cụ thể tại sao các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa, nên bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch, như: (2)
- Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch hoặc các vấn đề tim mạch khác;
- Người bị thừa cân, béo phì;
- Có các tình trạng như cholesterol cao, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp (làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và tuần hoàn);
- Uống quá nhiều rượu;
- Tuổi cao, đặc biệt trên 65 tuổi;
- Không có các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên;
- Sử dụng các sản phẩm thuốc lá, hít phải khói thuốc thụ động;
- Không lành mạnh trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Biến chứng xơ vữa động mạch thường gặp
Xơ vữa động mạch thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhưng có thể bắt đầu phát triển trong thời niên thiếu. Tùy thuộc vào động mạch nào bị tắc, xơ vữa động mạch có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. (3)
1. Bệnh động mạch vành
Động mạch vành cung cấp máu cho tim. Khi các động mạch chính bị xơ vữa, điều này dẫn đến bệnh động mạch vành (CAD) hoặc đau thắt ngực. Một số biểu hiện có thể nhận diện, như: đau ngực, nôn mửa, lo lắng tột độ, ho, ngất xỉu. Bệnh động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim. Nếu một hoặc nhiều động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, dòng máu đến tim có thể chậm lại hoặc ngừng hẳn, người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nếu mảng bám hình thành trong các động mạch rất nhỏ của tim sẽ gây ra bệnh vi mạch vành. Đau thắt ngực vi mạch có thể gây đau ngực ngay cả khi các kiểm tra không cho thấy bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn nào ở các động mạch lớn hơn.
2. Bệnh động mạch cảnh
Động mạch cảnh (ở cổ) cung cấp máu cho não. Khi các động mạch ở cổ bị hẹp hoặc tắc nghẽn, máu lưu thông lên não chậm lại hoặc ngừng hẳn. Một mảnh mảng bám có thể vỡ ra, di chuyển qua các động mạch đến não, làm tắc nghẽn các mạch máu trong não và gây ra cơn đột quỵ hoặc cơn đột quỵ nhỏ (TIA). Các triệu chứng của đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm: khó thở, đau đầu, tê mặt, bại liệt. Nếu một người có dấu hiệu đột quỵ thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
3. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Những động mạch này cung cấp máu cho cánh tay, chân và xương chậu. Nếu các động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn, có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD), đau cơ do chuột rút khi đi bộ hoặc khi tập thể dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, mô chết và hoại tử có thể xảy ra. Bệnh động mạch ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Đau ở chân thường là dấu hiệu đầu tiên của PAD, nhưng PAD có thể xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các động mạch cung cấp máu cho thận hoặc dạ dày, làm tăng nguy cơ tổn thương nội tạng.
4. Bệnh thận mạn tính
Thận được cung cấp máu thông qua động mạch thận. Do đó, bệnh thận mạn tính có thể phát triển hơn nếu nguồn cung cấp máu bị hạn chế. Người bị tắc nghẽn động mạch thận nặng sẽ gây ra bệnh thận mạn tính. Một số triệu chứng như: ăn mất ngon, khó tập trung, sưng tay và phù chân.
5. Phình tách động mạch chủ
Xơ vữa động mạch có thể gây ra chứng phình động mạch (chỗ phình ra ở vùng bị suy yếu của thành động mạch). Người bệnh có nguy cơ tử vong cao khi phình động mạch lớn nhất (động mạch chủ) vỡ ra.
Cần làm gì để hạn chế biến chứng
Thay đổi lối sống sẽ làm giảm nguy cơ và hạn chế biến chứng xơ vữa động mạch. Những điều người bệnh có thể làm, bao gồm:
- Bỏ thuốc lá: Đây là thay đổi quan trọng nhất có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- Tránh thức ăn nhiều chất béo: Chọn bữa ăn cân bằng, ít chất béo và cholesterol; khẩu phần ăn có trái cây và rau quả hàng ngày. Thêm cá vào chế độ ăn uống ít nhất hai lần một tuần. Tuy nhiên, hạn chế ăn cá chiên.
- Hạn chế uống rượu: Giới hạn được khuyến nghị là một ly mỗi ngày đối với phụ nữ, hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục với cường độ vừa phải (như đi bộ nhanh) 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày nếu có cân nặng khỏe mạnh. Để giảm cân, hãy tập thể dục từ 60-90 phút/ngày.
Tham khảo: Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch
Phương pháp điều trị
- Các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch sẽ gồm thay đổi lối sống, áp dụng các thủ thuật, phẫu thuật mở.
- Chủ động kiểm soát tình trạng cholesterol, huyết áp và lượng đường trong máu;
- Cải thiện lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục và bỏ thuốc lá;
- Giảm nguy cơ bị tắc mạch máu
- Ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc vỡ phình động mạch
- Giảm các triệu chứng do các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch gây ra
- Làm chậm sự tích tụ mảng bám
Các thủ thuật, phẫu thuật bác sĩ có thể đề nghị cho các tình trạng liên quan đến xơ vữa động mạch bao gồm: (4)
- Phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh: Phẫu thuật này mở động mạch cảnh bị tắc và phục hồi lưu lượng máu lên não. Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành (CABG): Đây là một phẫu thuật mở sử dụng mạch máu từ một bộ phận khác của cơ thể để đưa máu đi vòng qua động mạch vành bị tắc. Các bác sĩ thực hiện ghép động mạch vành để cải thiện lưu lượng máu đến tim và cải thiện chức năng tim.
- Điều trị nội mạch: Điều này bao gồm một loạt các thủ thuật dựa trên ống thông xâm lấn tối thiểu. Ống thông là một ống mỏng mà bác sĩ sẽ luồn vào mạch máu ở bẹn hoặc cổ tay và luồn qua các động mạch đến vùng bị ảnh hưởng. Bác sĩ sử dụng các kỹ thuật hiện đại để loại bỏ tắc nghẽn, củng cố các khu vực yếu và chuyển hướng lưu lượng máu bằng các khung kim loại (stent).
- Bảo tồn chi: Bao gồm các bước nâng cao để tránh cắt cụt bàn chân hoặc cẳng chân ở những người mắc bệnh động mạch ngoại biên.
Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm tim và mạch máu 4D hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 – 3 Tesla, MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống máy DSA chụp can thiệp mạch cánh tay robot xoay 360 độ, hệ thống chụp cắt lớp quang học mạch vành…, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim, tăng huyết áp, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh…) cho người lớn và trẻ em.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Xơ vữa động mạch không thể đảo ngược. Tuy nhiên, thay đổi lối sống, điều trị và phòng ngừa các yếu cao có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Từ khóa » Xo Vua Dong Mach Vanh La Gi
-
Nguyên Nhân Gây Xơ Vữa động Mạch Vành | Vinmec
-
Xơ Vữa động Mạch Và Nguy Cơ Bệnh Mạch Vành | Vinmec
-
Xơ Vữa Mạch Vành: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Xơ Vữa động Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Những Triệu Chứng Xơ Vữa động Mạch Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Xơ Vữa động Mạch
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Xơ Vữa động Mạch Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Và TOP 6 điều Cần Biết - CarePlus
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu ... - Dược Phẩm Tâm Bình
-
️ Xơ Vữa Xơ Cứng động Mạch Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cách Nhìn Mới Về Xơ Vữa động Mạch
-
Bệnh Mạch Vành: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị