Biển đã đem Lại Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Gì đối Với Nền Kinh Tế ...

Mục lục bài viết

Toggle
  • Đặc điểm khái quát của Biển Đông
  • Những thuận lợi mà Biển Đông đã mang lại cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta
  • Biển cũng gây ra nhiều khó khăn đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta

Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam một vùng biển rộng và nhiều tài nguyên. Với các đặc điểm riêng biệt mà không nơi nào có được của Biển, Biển Đông đã mang lại nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của nhân dân. Những thuận lợi và khó khăn đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi trả lời cho câu hỏi Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Đặc điểm khái quát của Biển Đông

Trước khi đi vào nội dung trả lời cho câu hỏi: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Chúng tôi xin khái quát những nét cơ bản về đặc điểm của biển Đông:

– Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,447 triệu km2.

– Là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ: 23°C; độ mặn: 30 -> 33%; tốc độ gió: 3.2m/s) và sinh vật biển.

Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Những thuận lợi mà Biển Đông đã mang lại cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta

Thứ nhất: Các đặc trưng của Biển làm ảnh hưởng lớn tới khí hậu nước ta

– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biển động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn -> Lượng nước mưa lớn giúp người dân canh tác lúa nước được nhiều mùa vụ và thuận lợi hơn.

– Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết hanh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ -> Thời tiết không quá lạnh giá, hay nóng bức giúp phát triển đời sống tinh thần người dân

– Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. -> Là điều kiện phù hợp giúp cây cối phát triển xanh tốt.

Thứ hai: Đặc trưng của Biển tạo ra nhiều địa hình và các hệ sinh thái vùng biển đặc biệt, đa dạng

– Các dạng địa hình ven biển nước ta khá đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vụng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô, … -> Địa hình ven biển đa dạng tạo điều kiện để người dân phát triển nền kinh tế ven biển một cách đa dạng và phong phú.

– Các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mỹ -> Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú

Thứ ba: Tài nguyên trên biển cũng là một phần rất quan trọng giúp phát triển nền kinh tế đất nước. Bởi vùng biển Việt Nam rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

– Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu, khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Ngoài ra còn có nhiều vùng có thể chứa dầu, khí được thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông đổ ra biển.

– Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

Thứ tư: Về tài nguyên giao thông vận tải

Nước ta có nhiều vụng vịnh sâu, kín gió -> Thuận lợi để xây dựng các cảng biển, và phát triển giao thông vận tải trên biển.

Thứ năm: Về tài nguyên năng lượng

– Năng lượng gió.

– Năng lượng thủy triều.

– Tài nguyên du lịch: gồm nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Nha Trang, Cửa Lò, …), nhiều đảo và quần đảo (Cát Bà, Phú Quốc, …), nhiều hải sản và đặc sản giúp thu hút khách du lịch.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.

Biển cũng gây ra nhiều khó khăn đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta

– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.

Bão kèm theo mưa lớn, sóng lửng, nước dâng gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh, vẫn thường xảy ra hàng năm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư sống ở vùng ven biển nước ta.

– Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

– Ở vùng ven biển miền Trung cong chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Từ khóa » Thuận Lợi Của Biển Nước Ta đối Với