Biến Dạng Bàn Chân Lõm - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Bàn chân lõm là một biến dạng phức tạp, làm cho lòng bàn chân lõm vào và vòm dọc gan chân cao lên nhiều hơn so với bình thường. Tùy thuộc vào mức độ lõm của bàn chân mà tình trạng này có thể gây đau, khó chịu hoặc tổn thương cấu trúc bàn chân, biến dạng, vẹo gót... ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết lòng bàn chân lõm quá mức sẽ tăng áp lực lên gót chân và gan bàn chân khi đi đứng, di chuyển; mất thăng bằng sức cơ, yếu cơ cẳng chân trước; từ đó, gây nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Đau cổ chân khi đi đứng nhiều: Đây là hậu quả của viêm gan bàn chân, xảy ra khi khu vực này chịu áp lực lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Viêm cân gan chân: Là tình trạng dây chằng nối các ngón chân với gót chân bị viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là những cơn đau buốt gót chân, đặc biệt là khi vừa thức dậy, nhưng cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh đi bộ nhiều hơn, nhưng cũng có thể kéo dài suốt ngày.
Biến dạng ngón chân hình búa: Thường xuất hiện ở một trong ba ngón giữa. Lúc này, khớp giữa của ngón chân cong và nhô lên bất thường, gây đau và khó khăn trong việc mang giày dép hoặc di chuyển. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật điều trị.
Biến dạng ngón chân vuốt: Trong khi ở ngón chân hình búa, các ngón chân nhô lên thì ở ngón chân vuốt, ngón chân lại quặp xuống. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến cách đi đứng và tư thế khi di chuyển của người bệnh.
Bong gân: Khi lòng bàn chân lõm quá mức sẽ làm mắt cá chân mất ổn định, từ đó tăng nguy cơ bong gân ở vị trí này.
Bác sĩ Song Hà chia sẻ, không chỉ là một bệnh lý bẩm sinh và có khả năng di truyền mà bàn chân lõm còn có thể xảy ra do bất thường ở hệ thần kinh. Theo đó, những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm thoái hóa tủy, nứt đốt sống, u tủy, bại liệt, não úng thủy tiềm ẩn, bệnh thần kinh ngoại biên, chứng loạn dưỡng cơ...
Điều trị
Hai phương pháp chính trong điều trị bàn chân lõm là bảo tồn và phẫu thuật. Với phương pháp điều trị bảo tồn, người bệnh sẽ được mang giày chuyên dụng nhằm điều chỉnh lại hình dáng bàn chân; điều trị các vấn đề thoái hóa khớp cổ- bàn chân; thực hiện các bài tập để khôi phục sức mạnh và phân bố lực trên bàn chân... Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp biến dạng từ nhẹ đến trung bình.
Bác sĩ Song Hà cho biết, đối với biến dạng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm chỉnh hình các biến dạng, giảm đau, tăng độ ổn định, giải quyết tình trạng yếu chân và phục hồi hình dáng bàn chân. Tùy theo từng tình trạng biến dạng cụ thể mà các thủ thuật sẽ tác động đến:
Xương gót chân: Gót chân của người bệnh bàn chân lõm có xu hướng vẹo vào trong, do đó, thủ thuật này được thực hiện để đưa xương gót chân trở lại vị trí bình thường.
Ngón chân vuốt: Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nối gân, hợp nhất hoặc cắt bỏ một phần xương ngón chân để ngón chân trở lại hình dáng bình thường. Sau khi phẫu thuật, các ngón chân được giữ cố định tạm thời bằng ghim.
Phần mềm: Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng bàn chân lõm là do các cơ mắt cá chân bên kéo căng quá mức thì lúc này, bác sĩ sẽ kéo dài một phần cơ bắp chân hoặc gân Achilles.
Cắt bao khớp của khớp giữa cổ chân, khớp cổ chân, đốt bàn.
Chuyển gân: Ở thủ thuật này, gân ở mặt sau của mắt cá chân sẽ được chuyển lên đầu bàn chân để cải thiện sức mạnh, giúp bàn chân hoạt động tốt hơn. Sau chuyển gân, người bệnh sẽ được bó bột 6 tuần và mang các dụng cụ hỗ trợ trong 3 - 6 tháng tiếp theo.
Phẫu thuật xương: được chỉ định kết hợp với các thủ thuật tác động lên mô mềm. Lúc này, bác sĩ sẽ kết hợp một hoặc nhiều xương tạo thành khớp mới.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau và kháng viêm để kiểm soát tạm thời các triệu chứng bệnh.
Phi Hồng
Từ khóa » đau Lõm Bàn Chân
-
Đau Gót Chân, Ngón Chân, Gan Bàn Chân Và Mu Bàn Chân | Vinmec
-
Đau Lòng Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Phải Xử Lý Ra Sao? - Hello Bacsi
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra đau Lòng Bàn Chân? - Hello Doctor
-
Đau Lòng Bàn Chân Là Dấu Hiệu Của Căn Bệnh Nguy Hiểm Nào?
-
BÀI TẬP GIẢM ĐAU LÒNG BÀN CHÂN, GÓT CHÂN (BỆNH VIÊM ...
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Bị Đau Nhói Ở Lòng Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
10 Dấu Hiệu ở Bàn Chân Cảnh Báo Bạn đang Bị Bệnh | Medlatec
-
Viêm Cân Gan Bàn Chân: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Dấu Hiệu Từ Bàn Chân Cảnh Báo Bạn Có Thể đang Mang 'trọng Bệnh'
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Đau Lòng Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Happyrun
-
Bị đau Nhức ở Dưới Lòng Bàn Chân Là Biểu Hiện Bệnh Gì Có Nguy Hiểm
-
Đau Khớp Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Cụ Thể
-
Tổng Quan Các Bệnh Lý Bàn Chân Và Cổ Chân - MSD Manuals