Biển đảo Việt Nam Theo Pháp Luật Quốc Tế - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên về biển đảo Việt Nam mà sách địa lý thiếu vắng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của thạc sĩ Ngô Hữu Phước, Trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cung cấp kiến thức về biển đảo Việt Nam đã được pháp luật quốc tế quy định.
Theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982), biển và đại dương được chia thành 3 vùng có chế độ pháp lý khác nhau gồm: Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải); các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1. Nội thủy Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là nội thủy (NT- từ điểm A đến điểm B) và lãnh hải (LH- từ điểm B đến điểm C). Nội thủy là: “…các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia” (Công ước 1982). Như vậy, nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển, còn bên kia là đường cơ sở.
Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Trong vùng này, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào. Chủ quyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền quốc quốc gia trong nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003...
2. Lãnh hải
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển).
“Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. (Công ước 1982). “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. (Điều 3, Công ước 1982). Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”. Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định:“Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo”. Theo các văn bản pháp luật này, chiều rộng của lãnh hải Việt Nam đã tuyên bố hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước 1982. Theo đó:“Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1. Vùng tiếp giáp lãnh hải “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 33, Công ước 1982). Tuyên bố 1977 của Chính phủ Việt Nam:“Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
2. Vùng đặc quyền kinh tế
Tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 xảy ra ở vùng biển cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên 116 hải lý, nghĩa là nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam).
“Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam” (Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977). Theo Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”. Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời, khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế. 3. Thềm lục địa Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. (Công ước 1982). “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tuyên bố của Chính phủ VN 1977). Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mình xuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền. Mặt khác, các quyền chủ quyền này mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động đó. Trong nhiều năm qua, đặt biệt là từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là dầu khí, cũng như thành lập các cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ trên thềm lục địa Việt Nam, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm để chứng minh và khẳng định quyền chủ quyền đối với thềm lục địa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Ngô Hữu Phước - Trường ĐH Luật TP. HCM Nguồn: VietNamNet
Từ khóa » Khái Niệm Chủ Quyền Biển đảo Là Gì
-
Lưu ý Khi Viết Về Biển, đảo
-
Chủ Quyền, Quyền Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Quy định Của ...
-
Chủ Quyền Biển, đảo Của Việt Nam, Khẳng định Sức Mạnh Chính Nghĩa
-
[PDF] Những Kiến Thức Cơ Bản Về Biển, đảo Việt Nam
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, đảo Trong Tình Hình Mới
-
7 Khái Niệm Cần Hiểu Rõ để Bảo Vệ Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam
-
Tìm Hiểu Quy định Về Chủ Quyền Biển, đảo đất Nước
-
Chủ Quyền Biển, đảo Việt Nam (Kỳ 3): Khẳng định Chủ Quyền
-
Chủ Quyền Quốc Gia Và Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển Là Gì?
-
Đảo Là Gì ? Quy định Về Biển, đảo Theo Pháp Luật Hiện Nay
-
Chủ Quyền Biển đảo - TẠP CHÍ GIÁO DỤC
-
Quần đảo Và Biên Giới Biển, Vùng Chủ Quyền Quốc Gia Việt Nam Trên ...
-
Chủ Quyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, đảo Việt Nam Và Trách Nhiệm Của Thế Hệ Trẻ ...